Săn dự án khởi nghiệp cho vay
Vốn cho khởi nghiệp: Quỹ đầu tư mạo hiểm-trợ thủ đắc lực | |
Cần cú huých từ vốn mạo hiểm | |
Câu chuyện khởi nghiệp |
Start-up gõ cửa NH
Sau một thời gian tìm hiểu thị trường, anh C.M.Đ ở quận 6, TP.HCM vừa được một NH cho vay 800 triệu đồng, nhờ ý tưởng “bào chế thực phẩm chức năng dành cho người bệnh tiểu đường” nguyên liệu từ trái khổ qua rừng và một số lá thuốc nam. Phần vốn còn lại anh dồn khoản tiền tiết kiệm của hai vợ chồng và vay mượn thêm người thân, để không phải thế chấp tài sản vay thêm vốn. Sản phẩm được bào chế tại Khu công nghệ cao TP.HCM theo tiêu chuẩn chất lượng Nhật Bản.
“Chi phí sản xuất thấp, giá thành sản phẩm bán ra cũng thấp hơn so với những sản phẩm chức năng cùng loại nhập ngoại. Trong khi đó, người bị bệnh tiểu đường tại Việt Nam ngày càng tăng nên nhu cầu đầu ra cũng cao”, anh Đ chia sẻ.
Không thể đi vay chỉ bằng uy tín DN |
Cũng mang ý tưởng kinh doanh đến NH để vay vốn, chị P. T. P. T ở quận 2, TP.HCM đã trình bày ý tưởng kinh doanh “chuỗi cửa hàng bán gạo mầm” dành cho người bệnh. Chị đã từng nghĩ đến việc cầm cố sổ đỏ hơn 200 m2 đất của gia đình ở dưới quê đi vay tiền, để theo đuổi ý tưởng kinh doanh đến cùng. Nhưng may mắn đã mỉm cười với chị khi một NH cho vay 300 triệu đồng dựa trên ý tưởng này. Tác giả ý tưởng chuỗi cửa hàng bán gạo mầm đúc kết, dự án khởi nghiệp mức độ rủi ro cao, tuy nhiên nó lại nằm trong danh mục ưu tiên của NH nên việc vay vốn thuận lợi hơn.
Nếu trước đây, những dự án khởi nghiệp bị NH coi là rủi ro, có khả năng mất vốn cao, lại không có tài sản thế chấp... thì nay người khởi nghiệp có thể vay vốn phát triển dự án theo sức chi trả từng phần. Hiện nay các NH cũng đang tìm kiếm những ý tưởng kinh doanh khả thi để rót vốn. Đặc biệt, các dự án theo chuỗi cung ứng, phụ trợ, hoặc lĩnh vực hàng tiêu dùng đang được các NH tìm kiếm cho vay.
Ý tưởng càng thực tế, lãi vay càng thấp
NH Phương Đông (OCB) đang trong giai đoạn cuối thẩm định một dự án khởi nghiệp trị giá 100.000 USD. Với dự án này có ý tưởng là nhượng quyền thương hiệu một chuỗi cà phê ở nước ngoài về Việt Nam, NH sẽ cho người nhận nhượng quyền kinh doanh này vay 100.000 USD.
Đổi lại, người vay sử dụng dịch vụ khép kín của NH, và NH sử dụng hình thức quản lý dòng tiền để quản lý khoản vay. Tiền vay được giải ngân theo từng giai đoạn đầu tư của dự án, vì NH không phải là những quỹ mạo hiểm và vẫn phải tuân thủ các quy định hiện hành. Lãi suất thỏa thuận đang được NH áp dụng cho vay các dự án khởi nghiệp.
Theo một lãnh đạo của ACB, đối với các DN khởi nghiệp, NH có những chính sách hỗ trợ vốn rất rõ ràng. Tuy nhiên, trước hết, các nhà khởi nghiệp phải có một phần vốn tự có, tiếp đến là có thể huy động vốn của những người sẵn sàng cùng mạo hiểm với dự án, cuối cùng mới là huy động vốn từ cổ đông mới cùng với đó là vốn vay NH. Điều này cũng giúp cho các NH cho vay khởi nghiệp có thể kiểm soát tốt hơn rủi ro mất vốn.
Từ đó, NH sẽ nghiên cứu DN đang ở giai đoạn sử dụng nguồn vốn nào, nếu đã đến được giai đoạn cần vốn NH thì ngay lập tức tham gia với tư cách là một nhà tư vấn cũng như cung cấp dịch vụ thanh toán. Lúc này, bên cạnh việc giải ngân, NH xây dựng cách quản trị thế nào cho phù hợp với sự phát triển của DN.
Như trường hợp cho vay một dự án chuỗi bán lẻ cafe nhượng quyền từ Mỹ vào Việt Nam, NH sẽ nghiên cứu một phần dự án bằng cách xem xét thương hiệu và cách thức quản lý của chuỗi cửa hàng đó tại Mỹ như thế nào, đầu ra có tốt không… Sau khi tìm hiểu đối tác nhượng quyền, NH sẽ xem xét người vay vốn có đúng mục đích hay không, vốn vay hiệu quả, nguồn thu rõ ràng không.
Qua hết các bước thẩm định, người vay bỏ ra 30% tổng số vốn, còn lại NH sẽ tham gia hỗ trợ vốn với lãi suất thỏa thuận. Để quản lý rủi ro, NH sẽ quản lý dòng tiền vay bằng cách buộc DN phải cho dòng tiền luân chuyển qua NH cho vay. Điểm đáng lưu ý là có tích luỹ số dư thường xuyên tại NH, DN đó sẽ được giảm lãi suất vay thấp hơn lãi suất vay ban đầu.
Theo các NH, người có ý tưởng khởi nghiệp nên mạnh dạn tìm đến NH để được hỗ trợ. Điều quan trọng là người thực hiện cần xác định rõ mình đang làm gì, ý tưởng có thiết thực hay không. Đối với các dự án khởi nghiệp, các NH thường giảm thiểu những yêu cầu tài sản thế chấp, thủ tục pháp lý đơn giản. Tác giả của các ý tưởng kinh doanh cần lưu ý, những ý tưởng chưa thành hình dự án thì khoản vay có thể rất ngắn để giảm áp lực trả nợ cho người đi vay.
Ưu tiên dự án thu hồi vốn nhanh Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc OCB cho biết, trước đây, các dự án khởi nghiệp khá vất vả để tiếp cận được nguồn vốn NH. Do các TCTD phải tuân thủ quy định, nên điều kiện xét duyệt cấp vốn cũng chặt chẽ. Khi tìm kiếm khách hàng, cán bộ tín dụng NH cũng luôn phải ưu tiên những trường hợp có khả năng thu hồi vốn nhanh. Thông thường, sau 2-3 năm, NH sẽ phải thu hồi vốn hoặc có giải pháp thoái vốn nếu dòng tiền đưa ra hiệu quả. Thế nhưng, ngay từ đầu năm 2016, OCB đã tách khối bán lẻ ra thành nhiều mảng, trong đó có phục vụ riêng cho DN khởi nghiệp, DN sản xuất nhỏ, hộ kinh doanh gia đình. Trong chuyển dịch cơ cấu tín dụng của NH có việc tách biệt mảng phục vụ các DN nhỏ, tập trung nhiều hơn vào các khoản vay ngắn hạn. |