Thống đốc Kuroda: NHTW Nhật phải đối mặt với "thách thức" lạm phát thấp
NHTW Nhật hạ dự báo lạm phát và duy trì chính sách siêu nới lỏng | |
NHTW Nhật Bản vẫn giữ nguyên chính sách dù Fed tăng lãi suất | |
Vì sao tiền mặt được ưa chuộng ở Nhật? |
Thống đốc BOJ Haruhiko Kuroda trao đổi với báo giới tại Hội nghị thường niên của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Yokohama, Nhật Bản ngày 4/5/2017 |
Nền kinh tế Nhật Bản đã khởi sắc hơn nhờ sự gia tăng nhu cầu toàn cầu đã thúc đẩy xuất khẩu và sản lượng của nhà máy tại Nhật. Nhưng lạm phát vẫn còn ảm đạm mặc dù BOJ đã có 4 năm bơm tiền mạnh vào nền kinh tế kể từ khi ông Kuroda trở thành Thống đốc vào năm 2013. Nguyên nhân do tốc độ tăng lương chậm chạp đã làm giảm chi tiêu của hộ gia đình.
"Sau 4 năm ... tỷ lệ lạm phát của chúng tôi vẫn ở mức gần bằng 0. Đây chắc chắn là một tình huống rất thách thức đối với các thống đốc ngân hàng trung ương và các nhà ngân hàng trung ương tại Nhật Bản", Kuroda phát biểu tại một cuộc Hội thảo tổ chức bên lề Hội nghị thường niên của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tổ chức tại Yokohama, phía đông Nhật Bản.
Mặc dù tăng trưởng kinh tế và điều kiện giá cả đã "cải thiện rất nhiều", song với việc lạm phát vẫn còn thấp hơn mục tiêu, BOJ sẽ tiếp tục "nới lỏng tiền tệ" mạnh mẽ để neo kỳ vọng lạm phát khoảng 2%, Kuroda cho biết. "Tôi đang nỗ lực hết sức để đạt được mục tiêu lạm phát 2%", ông nói.
Kuroda cũng cho biết sự mất giá của đồng yên so với các loại tiền tệ khác đã không làm gia tăng xuất khẩu của Nhật trong những năm gần đây vì nhiều công ty hiện đang sản xuất hàng hoá ở nước ngoài. Thay vào đó, đồng yên yếu đã đẩy lợi nhuận của công ty, dẫn đến mức lương và chi tiêu vốn cao hơn.
"Sách giáo khoa nói rằng khi tỷ giá của bạn giảm, xuất khẩu của bạn sẽ tăng và cải thiện cán cân thương mại của bạn", Kuroda nói và thêm: "Trong trường hợp Nhật Bản, tỷ giá hối đoái không ảnh hưởng nhiều đến cán cân thương mại, nhưng tình hình lợi nhuận của công ty, qua đó nhu cầu trong nước sẽ thay đổi".
Sau hơn 3 năm mua sắm tài sản khổng lồ mà không đẩy được lạm phát, BOJ đã cải tổ khung chính sách vào tháng 9 năm ngoái với mục tiêu kiểm soát lãi suất dài hạn.
Nhưng BOJ vẫn giữ cam kết tiếp tục mua vào trái phiếu chính phủ với tốc độ khoảng 80 nghìn tỷ yên (710 tỷ USD) mỗi năm, như là một phần của nỗ lực để kiểm soát lãi suất dài hạn.
Hầu hết các nhà phân tích được Reuters phỏng vấn mong đợi hành động tiếp theo của BOJ sẽ là thắt chặt chính sách tiền tệ, mặc dù nhiều người không mong đợi điều đó xảy ra cho đến sớm nhất là năm sau.
Một quan chức cao cấp của Quỹ Tiền tệ quốc tế cho biết, nền kinh tế Nhật Bản vẫn cần được hỗ trợ bởi chính sách siêu nới lỏng mặc dù đã có dấu hiệu phục hồi, nhấn mạnh rằng vẫn còn qua sớm để ngân hàng thu hồi các gói kích cầu.