Thống đốc NHTW Trung Quốc cảnh báo rủi ro tài chính “đột ngột và nguy hiểm”
Thống đốc PBoC Chu Tiểu Xuyên |
Những rủi ro tiềm ẩn đang tích tụ, trong đó có một số rủi ro “tiềm ẩn, phức tạp, đột ngột, lây lan và nguy hiểm”, Chu viết trong một bài báo dài trên đăng trang web của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PboC) vào cuối ngày thứ Bảy.
Theo Chu, Trung Quốc cần tăng cường các quy định và để cho thị trường phục vụ nền kinh tế thực tốt hơn. Chính phủ cũng nên mở cửa thị trường bằng cách nới lỏng việc kiểm soát vốn và giảm bớt các hạn chế đối với các định chế tài chính pbhi Trung Quốc muốn hoạt động tại thị trường đại lục.
“Đòn bẩy cao là nguồn gốc cuối cùng của sự bất ổn về tài chính vĩ mô”, Chu, 69 tuổi, người được kỳ vọng sẽ nghỉ hưu sau một nhiệm kỳ kéo dài kỷ lục 15 năm. “Trong các lĩnh vực của nền kinh tế thực, điều này được phản ánh như nợ quá mức, và trong hệ thống tài chính, điều này được phản ánh như tín dụng đã được mở rộng quá nhanh”.
Đó là những phát biểu mới nhất trong một chuỗi những lời hùng biện bảo vệ việc giảm tỷ lệ đòn bẩy từ PBOC, ý kiến của Chu được dự đoán là góp phần gây ra sự bán tháo trên thị trường cổ phần của Hồng Kông. Chúng phát đi tín hiệu rằng các nhà hoạch định chính sách vẫn cam kết chiến dịch giảm mức độ vay mượn trên toàn nền kinh tế Trung Quốc. Quan ngại rằng các nhà quản lý có thể tăng cường động lực này sau Đậi hội Đảng Cộng sản Trung Quốc đã giúp đẩy lợi suất trái phiếu chính phủ 10 năm lên mức cao nhất trong 3 năm.
Tuy nhiên, Trái phiếu Trung Quốc dường như không mấy chịu ảnh hưởng bởi bài viết của Chu vào đầu ngày thứ hai, với lợi suất trái phiếu 10 năm giảm 1 điểm cơ bản xuống còn 3,88% vào lúc 11h14 sáng ở Thượng Hải, trong khi lợi suất trái phiếu 5 năm tăng 1 điểm cơ bản lên 3,95%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm mạnh nhất trong hai tuần và Chỉ số Shanghai Composite giảm tngày thứ 3 liên tiếp.
“Các nhà đầu tư rất nhạy cảm với bất kỳ tin tức tiêu cực nào kể từ khi thị trường đứng ở mức cao”, Ben Kwong - Giám đốc điều hành của KGI Asia Ltd. tại Hồng Kông nói, đề cập đến diễn biến thị trường. “Nhận xét của Chu về rủi ro tài chính đang làm ảnh hưởng đến tình cảm của thị trường”.
Theo các nhà kinh tế học của Bloomberg, Tom Orlik và Fielding Chen, bài viết của PBOC là một lời giải thích về các ưu tiên hiện tại hơn là một dấu hiệu cho thấy họ đang thay đổi hướng đi hay tốc độ. Trung Quốc có thể thay đổi một chút về lập trường thắt chặt hơn, nhưng chính sách vĩ mô thận trọng hơn là chính sách tiền tệ sẽ hạn chế các rủi ro về tài chính.
Mặc dù những tuyên bố cứng rắn về việc giảm tỷ lệ đòn bẩy ở Trung Quốc, tín dụng tiếp tục cho thấy sự mở rộng, với tổng tài trợ tăng lên 1.82 nghìn tỷ nhân dân tệ (274 tỷ USD) trong tháng 9, mức cao nhất trong 6 tháng qua. Nợ công ty tăng lên 159% của nền kinh tế vào năm 2016, so với mức 104% cách đây 10 năm, trong khi tổng dư nợ của cả nền kinh tế tăng lên đến 260%.
Theo Tân Hoa Xã chính thức và thông tin trên trang web của PBoC, bài báo của Chu đã được đưa vào một cuốn sách được xuất bản gần đây để giúp các người dân và đảng viên hiểu rõ hơn tinh thần của Đại hội Đảng lần thứ 19.
Dưới đây là một số điểm khác mà Chu đã thực hiện:
Về rủi ro và quy định
- Hệ thống tài chính của Trung Quốc phải đối mặt với áp lực trong và ngoài nước; sự mất cân bằng cơ cấu là một vấn đề nghiêm trọng và các quy định thường bị vi phạm.
- Một số doanh nghiệp nhà nước phải đối mặt với rủi ro nợ nghiêm trọng, vấn đề “công ty xác sống” được giải quyết chậm và một số chính quyền địa phương đang tăng cường đòn bẩy;
- Các thể chế tài chính không cạnh tranh và định giá rủi ro là yếu; hệ thống tài chính không thể làm dịu vấn đề bong bóng tài sản và rủi ro của chính nó;
- Một số hoạt động có nguy cơ cao đang tạo ra bong bóng thị trường dưới hình thức “đổi mới tài chính”;
- Nhiều công ty đã bị vỡ nợ trái phiếu, và việc phát hành đã chậm lại; rủi ro tín dụng đang ảnh hưởng đến niềm tin của công chúng và cả các nhà đầu tư nước ngoài đối với sức khoẻ tài chính của Trung Quốc;
- Một số công ty Internet bị khiếu nại khi khi khuyến khích mọi người tiếp cận tài chính thực sự là các kế hoạch Ponzi; và một số nhà quản lý quan hệ quá gần với các công ty và những người mà họ phải giám sát;
- Quy chế tài chính của Trung Quốc bị tụt hậu theo tiêu chuẩn quốc tế và tập trung quá nhiều vào việc thúc đẩy các ngành công nghiệp nhất định; thiếu sự rõ ràng về trách nhiệm của chính quyền Trung ương và địa phương, vì vậy một số hoạt động không được quy định rõ ràng;
- Trung Quốc nên tăng nguồn tài chính trực tiếp cũng như mở rộng thị trường trái phiếu; giảm sự can thiệp vào thị trường chứng khoán và cải cách hệ thống chào bán công khai ban đầu; theo đuổi việc quốc tế hóa nhân dân tệ và tự do chuyển đổi tài khoản vốn;
- Trung Quốc nên để thị trường đóng vai trò quyết định trong việc phân bổ các nguồn tài chính và giảm tác động méo mó của bất kỳ sự can thiệp nào;
- Trung Quốc cần cải thiện sự phối hợp giữa các nhà quản lý tài chính.