Trả lời kiến nghị về phương án trả nợ của Công ty BĐS Diệp Bạch Dương
Ảnh minh họa |
Văn phòng Chính phủ có Văn bản chuyển kiến nghị đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam để xem xét, xử lý và trả lời doanh nghiệp theo thẩm quyền.
Về việc này, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) chi nhánh TP.HCM cho biết:
Agribank chi nhánh TP.HCM nhận được Đơn kiến nghị, phương án trả nợ số 170427/PA-DBD của Công ty TNHH BĐS Diệp Bạch Dương (Công ty) đề ngày 27/04/2017 về việc đề nghị trả nợ gốc và miễn toàn bộ lãi vay. Trên cơ sở tình hình thực tế khoản vay và các quy định hiện hành, Agribank chi nhánh TP.HCM có ý kiến về 2 vấn đề, gồm nội dung Đơn kiến nghị và phương án trả nợ như sau:
1. Về một số nội dung Công ty trình bày trong Đơn kiến nghị phương án trả nợ số 170427/TA-DBD ngay 27/04/2017:
Agribank chi nhánh TP.HCM nhận thấy cần phải nói rõ, đúng thực tế tình hình vay vốn và quá trình phối hợp xử lý nợ đối với các khoản vay của Công ty tại Agribank, cụ thể như sau:
1.1. Về quá trình vay vốn:
Trước hết cần khẳng định, Agribank chi nhánh TP.HCM cấp tín dụng đối với Công ty là trên cơ sở Giấy đề nghị vay vốn và phương án, dự án kinh doanh của Công ty. Hợp đồng tín dụng và Hợp đồng bảo đảm tiền vay được ký kết trên cơ sở các Quy định của pháp luật; nội dung giao kết trong các Hợp đồng này là hoàn toàn tự nguyện, các bên hiểu và cam kết thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ trong Hợp đồng. Trong đó, bên vay vốn có trách nhiệm và nghĩa vụ thanh toán đầy đủ nợ gốc và lãi đúng thời hạn trong hợp đồng tín dụng là nguyên tắc phải tuân thủ đúng. Khi bên vay thanh toán đầy đủ nợ gốc, lãi, phí của Hợp đồng tín dụng nào thì Hợp đồng tín dụng đó được tự động thanh lý. Do vậy:
- Trong trình bày của Công ty cần tách bạch rõ từng khoản vay và tình hình trả nợ từng khoản vay, như vậy mới phản ảnh đúng thực tế vay vốn và trả nợ của công ty tại Agribank chi nhánh TP.HCM, cụ thể :
+ Khoản vay 14.000 lượng vàng SJC:
• HĐTD số 1700LAV200801947 ngày 28/10/2008.
• Mục đích vay: mua nhà 57 Cao Thắng, quận 3.
• Hạn trả nợ 31/10/2009.
Công ty không có khả năng trả nợ đúng hạn, có đơn đề nghị và được Agribank chi nhánh TP.HCM đồng ý cho gia hạn nợ đến 30/10/2010. Tuy nhiên, đến ngày 30/01/2011 Công ty mới trả nợ xong khoản vay - quá hạn 3 tháng.
Khoản vay này bằng vàng, đã trả hết nợ bằng vàng, các quyền và nghĩa vụ của các bên đã hoàn thành. Vì vậy việc cộng chung Hợp đồng này vào các Hợp đồng tín dụng đang còn dư nợ của Công ty để tính toán như trong đơn kiến nghị là không phù hợp, tạo ra sự nhìn nhận không đúng với diễn biến thực tế từng khoản vay.
+ Khoản vay 67.000 lượng vàng SJC gồm 03 HĐTD:
• HĐTD số 1700LAV200802616 ngày 31/12/2008: 21.860 lượng vàng;
• HĐTD số 1700LAV200802630 ngày 31/12/2008: 29.610 lượng vàng;
• HĐTD số 1700LAV200900018 ngày 02/01/2009: 15.530 lượng vàng.
Đối với khoản vay này, Công ty không trả nợ đúng theo thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng. Sau khi cơ cấu lại thời hạn trả nợ, Công ty cũng không trả nợ đúng theo lịch trả nợ đã cơ cấu.
Tổng số tiền công ty trả nợ từ khi vay đến thời điểm trước chuyển đổi dư nợ sang VND là: 60.270 chỉ vàng, gồm: Trả nợ gốc 3.580 chỉ vàng, nợ lãi: 56.690 chỉ vàng. Toàn bộ Dư nợ gốc còn lại 66.642 lượng vàng được chuyển đổi sang VND là 2.928 tỷ đồng.
Sau khi chuyển đổi đến nay công ty chỉ trả được 15,9 tỷ đồng nợ gốc và 0,8 triệu đồng nợ lãi. Toàn bộ dư nợ của công ty hiện nay đã quá hạn thanh toán, nên khoản vay bị chuyển nợ xấu là đúng theo quy định hiện hành. Dư nợ gốc và lãi của công ty tại Agribank chi nhánh TP.HCM đến 30/04/2017: nợ gốc 2.912,8 tỷ đồng, nợ lãi 1.848 tỷ đồng.
- Về lãi suất vay Công ty trình bày tại phương án trả nợ: “Lãi suất vay vàng chúng tôi đã trả cho Agribank quá cao, gấp hơn 3 lần lãi suất vay vàng Nhà nước quy định cùng thời điếm": Việc Công ty cho rằng lãi suất vay vàng Công ty đã trả cho Agribank quá cao là không đúng thực tế. Vì, lãi suất cho vay được ghi trong Họp đồng tín dụng là trên cơ sở thỏa thuận đồng ý của hai bên theo đúng quy định của pháp luật và theo đề nghị của Công ty. Cụ thể, thỏa thuận trên HĐTD, lãi suất tiền vay theo quy định của bên A tại thời điểm giải ngân. Tại thời điểm giải ngân, lãi suất vay vàng là 7,8%/năm. Lãi suất được điều chỉnh 06 tháng/lần theo lãi suất cho vay vàng tại thời điểm điều chỉnh. Tuy nhiên, để hỗ trợ khách hàng, căn cứ đơn đề nghị điều chỉnh lãi suất của Công ty, Agribank chi nhánh TP.HCM đã chấp thuận lãi suất theo đề nghị của công ty là 6%/năm (thông báo điều chỉnh lãi suất số 374/NHNoTPHCM-TD ngày 01/07/2010).
Trong thực tế, từ thời điểm vay đến nay công ty chỉ mới trả được lãi vay đến ngày 05/01/2010. Thời gian chưa trả lãi tính đến ngày 30/4/2017 đã lên đến 7 năm 4 tháng, số nợ lãi còn tồn đọng công ty chưa trả tính đến nay là 91.345,44 chỉ vàng và 1.514 tỷ đồng, tổng cộng tương đương 1.848 tỷ đồng.
Trong khi đó, Agribank chi nhánh TP.HCM vẫn phải trả lãi liên tục hàng tháng cho người gửi tiền với số tiền lên tới hơn 1.554 tỷ đồng. Như vậy bên bị thiệt hại hiện nay chính là Agribank, Công ty phải có trách nhiệm thanh toán nợ theo đúng Hợp đồng tín dụng đã ký để giảm thiệt hại cho Agribank.
- Về chuyển đổi dư nợ từ vàng sang VND:
+ Văn bản số 3702/TTGSNH3 ngày 26/10/2015 của Cơ quan Thanh tra Giám sát ngân hàng (NHNN) gửi Công ty đã khẳng định “việc thực hiện chuyển đổi dư nợ từ vàng sang VND của Agribank là thực hiện đúng theo chỉ đạo của Chính phủ và quy định của NHNN”. Mặt khác, khi thực hiện chuyển đổi dư nợ từ vàng sang VND đối với các khoản nợ của Công ty có sự thỏa thuận giữa hai bên, Agribank chi nhánh TP.HCM và Công ty có các biên bản làm việc và đã ký kết các phụ lục Hợp đồng tín dụng để chuyển đổi dư nợ từ vàng sang VND.
+ Về tỷ giá vàng chuyển đổi: Việc chuyển đổi dư nợ được thực hiện bằng 26 lần nhận nợ từ ngày 10/02/2012 đến ngày 29/11/2013 (trong gần 2 năm). Do vậy không thể nói Agribank lấy thời điểm giá vàng cao nhất để buộc công ty chuyển đổi. Dư nợ chuyển đổi sang VND được tính bằng số lượng dư nợ vàng chuyển đổi nhân (x) với giá vàng tại thời điểm chuyển đổi. Do vậy, số dư nợ sau chuyển đổi sang VND bằng 2,5 lần dư nợ vàng quy đổi VND theo giá vàng tại thời điểm nhận nợ vàng ban đầu không thể nói là nhận nợ khống mà là chênh lệch giá vàng giữa các thời điểm chuyển đổi dư nợ sang VND và giá vàng tại các thời điểm nhận nợ bằng vàng. Trong thực tế, Agribank chi nhánh TP.HCM cũng phải mua vàng theo giá tại các thời điểm chuyển đổi dư nợ để thanh toán cho khách hàng gửi vàng trước đó. Việc này cả Agribank và người vay tiền, người gửi tiền đều chịu tác động như nhau.
1.2. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:
- Về việc Công ty nêu “Kể từ khi quan hệ tín dụng với Agribank, chúng tôi bị cấm vận toàn bộ tín dụng với toàn bộ hệ thống Ngân hàng gần 08 năm qua": Nội dung này là hoàn toàn không có cơ sở, tạo hiểu lầm là Agribank chi nhánh TP.HCM gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đển uy tín của Agribank. Vì, Công ty được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, do vậy Công ty hoàn toàn có quyền đề nghị vay vốn tại các TCTD khác nếu được TCTD đó chấp thuận, Agribank không có bất kỳ biện pháp hay động thái can thiệp nào vào việc vay vốn của Công ty tại các TCTD. Nếu Công ty không được các TCTD đồng ý cấp tín dụng thì các TCTD đã có trả lời cho Công ty về lý do từ chối cho vay, đó là quyền tự chủ của TCTD, Agribank không có quyền và không thể can thiệp. Agribank đề nghị Công ty nhìn nhận đúng bản chất sự việc và có trách nhiệm cải chính lại nội dung này.
- Về ý kiến: “Agribank ngoài việc thu gốc và lãi, không hỗ trợ cho Công ty chúng tôi vay vốn để đầu tư, kinh doanh”: Theo kết luận số 41/KL-TTr2.m ngày 21/04/2009 của Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng yêu cầu Agribank chi nhánh TP.HCM: “Chấm dứt việc cho vay đồng thời xây dựng phương án thu hồi toàn bộ nợ trước hạn đối với Công ty TNHH BĐS Diệp Bạch Dương: Thu hồi ngay trong năm 2009 số nợ 377 tỷ đồng vay sai mục đích, sổ nợ còn lại, lập Phương án và thực hiện thu hồi dứt điểm trước 31/12/2010”. Như vậy, Agribank chi nhánh TP HCM không tiếp tục cho vay là thực hiện đúng theo Kết luận Thanh tra số 41/KL-TTr2.m. Đồng thời đã yêu cầu Công ty trả nợ theo Kết luận Thanh tra, tuy nhiên Công ty đã không thực hiện trả nợ theo kết luận.
- Về nợ xấu của Công ty tại Agribank: Do công ty không thực hiện đúng cam kết trả nợ theo HĐTD đã ký và lịch trả nợ đã được Agribank đồng ý cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo đề nghị của Công ty, dẫn đến nợ quá hạn và bị chuyển thành nợ xấu theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của NHNN về việc phân loại nợ trong hoạt động ngân hàng của TCTD. Công ty phải có trách nhiệm thu xếp các nguồn tài chính hoặc xử lý tài sản bảo đảm để trả nợ ngân hàng.
- Về việc bán nợ VAMC: Thực hiện Nghị định số 53/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/5/2014 về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các Tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC); Thông tư 19/2013/TT-NHNN ngày 06/9/2013 và các văn bản sửa đổi liên quan của NHNN quy định về mua, bán và xử lý nợ xấu của VAMC; Ngày 20/12/2013, Agribank đã bán toàn bộ khoản nợ xấu của Công ty cho VAMC theo hợp đồng mua, bán nợ số 215/2013/MBL. Ngày 31/12/2013 Agribank chi nhánh TP.HCM có thông báo số 1148/NHNo-TP.HCM gửi công ty TNHH BĐS Diệp Bạch Dương về việc bán nợ.
Sau khi mua khoản nợ, VAMC đã uỷ quyền cho Agribank tiếp tục quản lý, đòi, thu hồi nợ, khởi kiện, xử lý tài sản thế chấp... đối với khoản nợ của Công ty. Số tiền nợ và nghĩa vụ trả nợ của công ty là không thay đổi.
1.3. Về phần tính toán thiệt hại của công ty trong quá trình vay vốn:
- Như đã nói tại điểm 1.1, khoản vay 14.000 lượng vàng SJC theo hợp đồng tín dụng số 1700LAV200801947 ngày 28/10/2008 đã được trả nợ xong bằng vàng vào ngày 30/01/2011. Số tiền trả nợ gồm: nợ gốc 14.000 lượng vàng và nợ lãi 2.040,65 lượng vàng. Do vậy không liên quan đến 03 HĐTD thực hiện chuyển đổi dư nợ sang VND đến nay còn dư nợ.
- Khoản vay 67.000 lượng vàng gồm 3 HĐTD đã nêu tại điểm 1.1, số tiền trả nợ đến nay là rất nhỏ so với nghĩa vụ phải trả nợ, cụ thể:
+ Trả nợ vàng: trả nợ gốc 3.580 chỉ vàng, chỉ bằng 0,54% số vàng đã vay; trả nợ lãi 56.690 chỉ vàng, mới chỉ trả lãi đến 05/01/2010.
+ Trả nợ VND: trả nợ gốc 15,9 tỷ đồng, chỉ bằng 0,55% dư nợ chuyển đổi; trả nợ lãi 0.8 triệu đồng - rất nhỏ.
+ Dư nợ đến 30/4/2017: 2.912,8 tỷ đồng.
Việc Công ty cộng chung cả Hợp đồng vay 14.000 lượng vàụg đã tất toán vào các Hợp đồng tín dụng đang còn dư nợ xấu của Công ty để tính toán và kết luận “Sau khi trả được một phần nợ gốc và lãi cho Agribank, dư nợ của Công ty chúng tôi không giảm mà còn tăng lên cao hơn dư nợ ban đầu là: 2.928.751.400.000 đồng tương đương 81.763 lượng” như trong Đơn kiến nghị là không đúng, tạo ra sự nhìn nhận sai lệch với diễn biến thực tế từng khoản vay.
1.4. Về các phương án trả nợ công ty đã đề xuất:
- Về việc thẩm định giá đối với tài sản bảo đảm:
+ Việc định kỳ phải thực hiện đánh giá lại giá trị tài sản bảo đảm được quy định cụ thể trong Hợp đồng thế chấp.
+ Do các khoản vay của Công ty đã là nợ xấu, Agribank chi nhánh TP.HCM đã nhiều lần làm việc đề nghị công ty phối hợp để bán tài sản đảm bảo trả nợ vay ngân hàng. Tại buổi họp ngày 20/4/2016, hai bên thống nhất “tiến hành thẩm định giá toàn bộ các tài sản đảm bảo tại Công ty có chức năng thẩm định giá được Bộ Tài chính cấp phép, Agribank sẽ ký hợp đòng với Công ty thẩm định giá, phía Công ty Diệp Bạch Dương chịu trách nhiệm thanh toán chi phí thẩm định giá”.
Kết quả định giá của Công ty EXIM: Tổng giá trị toàn bộ tài sản của Công ty thế chấp tại Agribank là 1.267,8 tỷ đồng. Tại biên bản họp ngày 08/8/2016, công ty không đồng ý với kết quả thẩm định giá này và đề nghị tiếp tục thuê thẩm định giá. Do vậy, ngày 09/9/2016 Agribank chi nhánh TP.HCM tiếp tục ký hợp đồng với Công ty CP Thẩm định giá Đông A. Kêt quả thẩm định tổng giá trị tài sản thế chấp là 1.969 tỷ đồng. Ngày 14/09/2016 Agribank chi nhánh TP.HCM yêu cầu công ty phối hợp xử lý tài sản thông qua hình thức bán đấu giá trả nợ nhưng công ty không đồng ý.
Như vậy, việc thuê đơn vị thẩm định giá độc lập để định giá tài sản thế chấp của công ty là trên cơ sở thỏa thuận giữa Agribank chi nhánh TP.HCM và Công ty. Việc Công ty nêu “Agribank đã chỉ định” là không đúng sự thật, sai với nội dung Biên bản đã thống nhất. Hơn nữa, đây là các đơn vị có chức năng thẩm định giá độc lập, ngân hàng không thể can thiệp vào việc định giá của các tổ chức này. Tháng 4/2017 Công ty Diệp Bạch Dương cũng đã thuê thẩm định giá, tổng giá trị TSTC chỉ là 1.755 tỷ đồng. Do tất cả các lần thẩm định giá đều có kết quả giá trị tài sản thế chấp thấp hơn nghĩa vụ trả nợ của Công ty tại Agribank chi nhánh TP.HCM, nên việc Agribank đề nghị bán đấu giá công khai các tài sản này để thu hồi nợ là đúng và phù hợp với quy định pháp luật.
- Về các phương án trả nợ của công ty đề xuất:
+ Đề nghị trả nợ gốc bằng vàng: Sau khi nhận được kiến nghị của Công ty, Agribank chi nhánh TP.HCM đã tổ chức làm việc và giải thích với Công ty nhiều lần là khoản vay của Công ty đã nhận nợ quy đổi theo VND nên việc đề nghị trả nợ bằng vàng không có cơ sở thực hiện. Theo yêu cầu của Công ty, ngày 11/12/2015, Agribank chi nhánh TP.HCM tiếp tục tổ chức cuộc họp về việc trao đổi nội dung vay vàng được trả bằng vàng. Tham dự cuộc họp có đại diện của các cơ quan liên quan gồm: NHNN Chi nhánh TP.HCM, Cục II - Cục TTGSNH ТР.НСМ; VAMC; Agribank; Văn phòng đại diện Agribank KVMN; Chi nhánh TP.HCM và ban lãnh đạo Công ty Diệp Bạch Dương. Ngày 23/02/2016, Agribank có văn bản số 1278/NHNo-KHL trả lời công ty: Sau khi chuyển đổi, việc Công ty đề nghị trả nợ bằng vàng là không thể thực hiện được. Sau đó vào ngày 24/3/2016, Agribank chi nhánh TP.HCM làm việc với Công ty về việc xử lý tài sản đảm bảo (bán đấu giá tài sản), hoàn thiện tài sản hình thành trong tương lai nhưng công ty không thực hiện.
+ Đề nghị trả nợ gốc 2.000 tỷ đồng, giải chấp tài sản và miễn toàn bộ lãi vay: Ngày 08/8/2016 tại buổi làm việc với Công ty, Agribank chi nhánh TP.HCM đã giải thích rõ việc đề nghị trả nợ gốc 2.000 tỷ đồng của công ty vượt quá thẩm quyền của Chi nhánh, không thể giải quyết được, đồng thời đề nghị công ty phối hợp xử lý tài sản thông qua bán đấu giá để trả nợ vay trước 31/12/2016. Công ty đề nghị chỉ đồng ý phối hợp với ngân hàng nếu bán đấu giá khởi điểm tổng các tài sản thế chấp từ 2.000 tỷ đồng trở lên, nhưng chưa thống nhất thời gian và phương thức thực hiện.
Ngày 14/9/2016, Agribank chi nhánh TP.HCM tiếp tục làm việc với Công ty bàn biện pháp xử lý tài sản, xác định giá khởi điểm, đưa tài sản ra bán đấu giá công khai theo quy định để thu hồi nợ. Công ty chưa thống nhất và đề nghị Chi nhánh sắp xếp lịch làm việc với Agribank để công ty trình bày cụ thể phương án trả nợ và những đề xuất.
Ngày 27/9/2016, tại Agribank chi nhánh TP.HCM, Đoàn công tác của Agribank, VAMC, Văn phòng đại diện Agribank KVMN và Chi nhánh đã tiếp tục họp, làm việc với Ban Giám đốc Công ty. Tại cuộc họp, Công ty đề xuất trở lại phương án trả 2.000 tỷ đồng (là giá trị thẩm định giá TSBĐ), xin nhận lại tài sản và đề nghị miễn hết lãi vay. Agribank và VAMC đã không chấp nhận đề xuất này, vì việc trả nợ như đề nghị của Công ty là không đúng quy định của pháp luật và của Agribank, đồng thời đề nghị công ty bàn giao tài sản cho Agribank phát mại thu nợ theo quy định của pháp luật nhưng phía Công ty không đồng ý.
+ Đề nghị trả nợ gốc theo dư nợ chuyển đổi là 2.928 tỷ đồng và miễn toàn bộ lãi vay (nợ gốc trả làm 3 đợt : đợt 1 trả 2.103 tỷ đồng trong vòng 6 tháng kể từ khi có chấp thuận của ngân hàng và giải chấp tài sản là khu Hai Bà Trưng quận 3, 57 Cao Thắng quận 3 và 45 Lý Tự Trọng quận 1; đợt 2 trả 796 tỷ đồng trong vòng 3 năm đối với tài sản khu Lê Văn Hưu; đợt 3 trả số tiền còn lại 15 tỷ đồng bằng tiền cho thuê nhà hàng tháng).
Đối với phương án này, Agribank chi nhánh TP.HCM đã 2 lần làm việc với Công ty vào ngày 23/11/2016 và 12/12/2016 để làm rõ tính khả thi của phương án trả nợ theo đề nghị của Công ty. Tuy nhiên cả 2 lần làm việc Công ty đều không cung cáp được các hồ sơ liên quan đến đối tác để xác định tính khả thi của phương án trả nợ.
Ngày 16/12/2016, Công ty có văn bản số 1512/PA-DBD ký ngày 15/12/2016 về việc trả lời ý kiến của Agribank chi nhánh TP.HCM tại cuộc họp ngày 12/12/2016; theo đó Công ty khẳng định: “Theo yêu cẩu nguyên tắc bảo mật đã thỏa thuận giữa công ty và đối tác, tại thời điểm hiện tại Công ty chưa cung cấp được các thông tin liên quan đến đối tác theo yêu cầu của ngân hàng như : Hồ sơ pháp lý, báo cáo tài chính, tài khoản ngân hàng,...”. Do vậy, ngày 21/12/2016, Agribank chi nhánh TP.HCM có công văn số 1603/NHNoHCM-TD yêu cầu công ty thực hiện các nội dung sau: (i) Cung cấp hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài chính, tài khoản ngân hàng,... để chứng minh tính hợp pháp và năng lực tài chính của đối tác liên doanh; (ii) sắp xếp làm việc 3 bên giữa ngân hàng, Công ty và đối tác để làm rõ tiến độ thực hiện dự án, tiến độ huy động vốn để trả nợ ngân hàng và giải chấp tài sản, các cơ sở chứng minh tính khả thi của nguồn tài chính dùng trả nợ,... Tuy nhiên, Công ty vẫn không cung cấp được các hồ sơ, tài liệu nêu trên. Do đó chưa đáp ứng đủ hồ sơ và tài liệu, thủ tục theo quy định, nên Chi nhánh không có cơ sở để báo cáo các cấp có thẩm quyền xem xét theo đề nghị của Công ty.
Tóm lại, đối với các yêu cầu trả nợ của Công ty trong thời gian qua, Agribank chi nhánh TP.HCM đã tích cực làm việc, phối hợp, tạo điều kiện để Công ty làm việc với VAMC và NHNN trình bày nguyện vọng và phương án trả nợ xấu. Tuy nhiên, phương án vay vàng trả vàng và phương án trả nợ gốc 2.000 tỷ đồng miễn toàn bộ lãi vay đều không phù hợp theo quy định nên không được chấp thuận. Phương án trả nợ gốc đề nghị miễn toàn bô lãi, Công ty không có hồ sơ, tài liệu chứng minh được tính khả thi của phương án trả nợ nên Agribank chi nhánh TP.HCM không có cơ sở trình cấp thẩm quyền хеш xét.
- Về ý kiến của Công ty: “Agribank luôn luôn “động viên” chúng tôi trả đủ số tiền 2.928.751.400.000 đồng và hứa sẽ miễn toàn bộ lãi... Nhưng hôm nay Giám đốc Agribank chi nhánh TP.HCM mời chúng tôi lên làm việc thì trả lời rằng phương án trả nợ của chủng tôi Hội Sở không chấp thuận. Và Agribank đề nghị đưa toàn bộ tài sản của Công ty chủng tôi ra đấu giá?”. Trong suốt quá trình làm việc với Công ty về phương án trả nợ và đề nghị miễn lãi vay, Agribank chi nhánh TP.HCM yêu cầu Công ty cung cấp hồ sơ, chứng từ chứng minh tính khả thi của phương án trả nợ và sẽ đề xuất khi Công ty đáp ứng điều kiện miễn giảm lãi theo quy định của Agribank, VAMC và của NHNN, hoàn toàn không hứa sẽ miễn giảm lãi đối với Công ty, vì đây là vấn đề vượt thấm quyền của Chi nhánh, đồng thời phải có sự xem xét của nhiều cấp có thẩm quyền, không phải riêng Agribank quyết định được. Nội dung này đã được thể hiện trong các biên bản làm việc với Công ty.
+ Về việc Công ty trình bày “Nhưng hôm nay Giám đốc Agribank chi nhánh TP.HCM mời chúng tôi lên làm việc thì trả lời rằng phương án trả nợ của chúng tôi Hội Sở không chấp thuận”. Agribank chi nhánh TP.HCM khẳng định không có buổi làm việc nào với Công ty ngày 27/4/2017 và Agribank chi nhánh TP.HCM không trả lời về việc phương án trả nợ của Công ty không được Hội sở Agribank chấp thuận. Vì, Công ty không cung cấp được hồ sơ tài liệu chứng minh tính khả thi về tài chính để thực hiện phương án trả nợ như đã nêu trên, nên Agribank chi nhánh TP.HCM không có đủ cơ sở để trình Agribank và các cấp thẩm quyền về đề nghị miễn giảm lãi, do vậy Agribank Việt Nam chưa có hồ sơ này nên không thể nói là Hội sở không chấp thuận.
+ Về việc Agribank đề nghị bán đấu giá tài sản: Do khoản vay của Công ty đã là nợ xấu, về nguyên tắc Công ty phải nhanh chóng thanh toán dứt điểm, Công ty không trả được nợ thì phải xử lý tài sản thế chấp để trả nợ là đúng theo quy định của pháp luật và các nội đung đã ký kết trong Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng bảo đảm tiền vay. Tất cả các lần thẩm định giá, giá trị tài sản thế chấp đều thấp hơn nghĩa vụ trả nợ của Công ty tại Agribank chi nhánh TP HCM, nên việc Agribank đề nghị bán đấu giá công khai các tài sản thế chấp để thu hồi nợ là đúng và phù hợp với quy định pháp luật. Việc Công ty nhiều lần không hợp tác bán đấu giá tài sản là không thực hiện đúng nội dung đã ký kết trong Hợp đồng thế chấp.
2. Ý kiến của Agribank chi nhánh TP.HCM về Phương án trả nợ đề ngày 27/4/2017 của Công ty:
Như đã nêu tại điểm 1.2, theo Kết luận số 41/KL-TTr2.m ngày 21/4/2009 của Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng yêu cầu Agribank chi nhánh TP.HCM: “Chấm dứt việc cho vay đồng thời xây dựng phương án thu hồi toàn bộ nợ trước hạn đối với Công ty TNHH BĐS Diệp Bạch Dương: Thu hồi ngay trong năm 2009 số nợ 377 tỷ đồng vay sai mục đích, số nợ còn lại, lập phương án và thực hiện thu hồi dứt điểm trước 31/12/2010”. Đến nay đã quá thời hạn hơn 6 năm, Công ty chưa thực hiện trả nợ theo kết luận. Hơn nữa, ngày 24/3/2017 Văn phòng Chính phủ đã có văn bản thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình, yêu cầu: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ của Công ty TNHH Bất động sản Diệp Bạch Dương. Do vậy Agribank chi nhánh TP.HCM đề nghị Công ty TNHH Bất động sản Diệp Bạch Dương:
2.1. Thanh toán dứt điểm khoản nợ xấu tại Agribank chi nhánh TP.HCM.
2.2. Nếu không thanh toán ngay được các khoản nợ xấu, đề nghị Công ty bàn giao tài sản thế chấp và phối hợp chặt chẽ với Agribank chi nhánh TP.HCM và Công ty VAMC để xử lý, thu hồi nợ.
Trường hợp công ty không hợp tác, Agribank chi nhánh TP.HCM sẽ đề nghị xử lý theo quy định của pháp luật.
Ý kiến của NHNN:
1. Về việc chuyển đổi dư nợ cho vay từ vàng sang Việt Nam đồng giữa Công ty Diệp Bạch Dương và Agribank
Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng đã có văn bản số 3702/TTGSNH3 ngày 26/10/2015 trả lời Công ty Diệp Bạch Dương có nội dung: “việc chuyển đổi khoản vay bằng vàng giữa Công ty Diệp Bạch Dương và Agribank sang VND là phù hợp với chủ trương, chỉ đạo của Chính phủ và quy định của NHNN. Khoản vay giữa Công ty Diệp Bạch Duơng và Agribank sử dụng nguồn vốn của Agribank nên việc quyết định hình thức nhận nợ bằng vàng hay VND và lãi suất áp dụng thuộc thẩm quyền của Agribank trên cơ sở tuân thủ quy định của Luật TCTD và các quy định có liên quan. Do đó, đề nghị bà Dương Thị Bạch Diệp liên hệ với Agribank đế xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.
Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng thông bảo đế bà Dương Thị Bạch Diệp biết (chỉ thông báo 01 lần)”.
2. Về thẩm quyền xử lý khoản nợ của Công ty Diệp Bạch Dương vay vốn tại Agribank và Agribank (Bên B) đã bán cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (Bên A)
Ngày 20/12/2013, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (sau đây viết tắt là VAMC) có Hợp đồng ủy quyền số 215/2013/UQ1 ngày 20/12/2013 ủy quyền cho Agribank (sau đó có hợp đồng sửa đổi, bổ sung hợp đồng ủy quyền số 17122/2015/UQ1.VAMC1-Agribank) có nội dung:
“Điều I. Phạm vi và nội dung ủy quyền
1. Bên A ủy quyển cho Bên B thay mặt Bên A thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của Bên A liên quan đến khách hàng và (các) khoản nợ tại hợp đồng mua, bán nợ số 215/2013/MB1 ngày 20/12/2013 đối với các hoạt động sau đây:
a) Thu hồi nợ, đòi nợ;
b) Quản lý (các) khoản nợ xấu đã mua và kiểm tra, giám sát tài sản bảo đảm có liên quan đến (các khoản nợ xấu, bao gồm cả tài liệu, hô sơ liên quan đến (các) khoản nợ xấu và bảo đảm tiền vay.
c) Cơ cấu lại nợ...
d) Xử lý tài sản bảo đảm: Bao gồm nhưng không giới hạn việc xác định phương thức xử lý, xác định giá trị tài sản bảo đảm theo đúng quy định cùa pháp luật, Ngân hàng Nhà nước và chịu trách nhiệm vê việc xử lý tài sản bảo đảm.
e) Khởi kiện, tham gia tố tụng tại Tòa án nhân dân các cấp; làm việc với cơ quan thi hành án và các cơ quan, tổ chức khác đế giải quyết vụ việc khởi kiện đòi nợ khách hàng vay và các bên liên quan...
2. Bên B được quyền thay mặt bên A ký các văn bản, liên hệ và làm việc với Cơ quan Nhà nước có thẩm quyển và tố chức, cá nhân có liên quan đế thực hiện các nội dung đã được bên A ủy quyền,
Điều 4. Quyền và trách nhiệm của Bên B
1. Báo cáo, cung cấp thông tin, tài liệu trung thực, đầy đủ, kịp thời ngay khi có phát sinh liên quan đến hoạt động được ủy quyền hoặc theo yêu cầu của Bên A về thực hiện nội dung ủy quyền..."
Do đó, việc quản lý, thu hồi nợ đối với Công ty Diệp Bạch Dương đã được VAMC ủy quyền cho Agribank và Agribank có trách nhiệm báo cáo cho VAMC.
3. Về Phương án xử lý nợ
Theo văn bản số 3702/TTGSNH3 ngày 26/10/2015 nêu tại mục 1 văn bản này, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng đã trả lời Công ty Diệp Bạch Dương có nội dung: Khoản vay giữa công ty Diệp Bạch Dương và Agribank sử dụng nguồn vốn của Agribank nên việc quyết định hình thức nhận nợ bằng vàng hay VND và lãi suất áp dụng thuộc thẩm quyền của Agribank trên cơ sở tuân thủ quy định của Luật TCTD và các quy định có liên quan. Do đó, đề nghị bà Dương Thị Bạch Diệp liên hệ với Agribank để xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật. Do vậy, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đề nghị Quý Công ty phối hợp chặt chẽ với Agribank để thống nhất phương án xử lý nợ.