Triển khai các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp
VPBank giảm 1% lãi suất cho vay với doanh nghiệp SME | |
ABBANK cung cấp dịch vụ ngân hàng chuyên biệt cho SME | |
Cơ hội cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ |
Ông Trần Văn Tần |
DNNVV chiếm tỷ trọng khoảng 97% tổng số DN đang hoạt động tại Việt Nam, đóng góp khoảng 45% vào GDP, 31% vào tổng số thu ngân sách và thu hút hơn 5 triệu việc làm. DNNVV là một trong những lĩnh vực được ngành NH ưu tiên tập trung đầu tư vốn để phát triển sản xuất kinh doanh. Các TCTD đã triển khai nhiều giải pháp, chính sách nhằm hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho DNNVV trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng NH.
Trao đổi với phóng viên, ông Trần Văn Tần - Phó vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, NHNN cho biết, dư nợ tín dụng đối với DNNVV luôn có sự tăng trưởng đều qua các năm. Đến 31/8/2017, dư nợ tín dụng đối với DNNVV đạt 1.292.182 tỷ đồng, tăng 7,49% so với cuối năm 2016, cao hơn mức tăng của cùng kỳ năm 2016 và chiếm tỷ trọng 21,14% tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế.
NH luôn sẵn sàng hỗ trợ DN nhưng vẫn có DNNVV kêu khó tiếp cận vốn. Ở góc độ là cơ quan quản lý, ông có ý kiến như thế nào về vấn đề này?
Như nói ở trên, tổng dư nợ cho vay đối với DNNVV đã đạt gần 1,3 triệu tỷ đồng, chiếm trên 21% tổng dư nợ. Như vậy, cứ 100 đồng cho vay ra của hệ thống NH thì có hơn 21 đồng tập trung vào cho vay các DNNVV. Đây là một cố gắng không nhỏ của hệ thống các TCTD. Mặc dù đã đạt được những kết quả như vậy, nhưng đâu đó vẫn có ý kiến của DN cho rằng khó tiếp cận vốn NH. Còn NH cho rằng đã sẵn sàng nguồn vốn nhưng chưa giải ngân được. Tôi cho rằng đó chính là việc NH và DN chưa thực sự hiểu và tin tưởng lẫn nhau.
Chúng ta đã, đang triển khai chương trình kết nối NH- DN rất hiệu quả. Vậy cụ thể chưa hiểu nhau ở đây là như thế nào?
Đặc thù của DNNVV là vốn chủ sở hữu và năng lực tài chính hạn chế, trình độ quản trị kinh doanh còn bất cập và thiếu chiến lược kinh doanh dài hạn, phương án kinh doanh khả thi. Các DNNVV chưa coi trọng việc cập nhật thông tin hoạt động, báo cáo tài chính cho NH chậm, số liệu thiếu chính xác, chưa có kiểm toán độc lập nên ảnh hưởng đến quá trình xem xét và thẩm định hồ sơ vay vốn.
Một số DNNVV thiếu các tài sản để bảo đảm cho khoản vay theo quy định hoặc tài sản đảm bảo có giá trị thấp, quyền sở hữu tài sản đảm bảo không minh bạch. Nhiều tài sản có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất nhưng chưa được chứng nhận tài sản gắn liền với đất hoặc chưa chuyển đổi mục đích sử dụng gây khó khăn trong quá trình định giá của NH. Cũng có DNNVV chưa có sự hợp tác chặt chẽ với NH khi vay vốn nên TCTD gặp khó khăn trong việc kiểm soát dòng tiền của các DNNVV.
Một nguyên nhân nữa là các DNNVV thiếu tài sản đảm bảo. Đối với TCTD, tôi cho rằng họ chưa có kinh nghiệm trong việc thẩm định dự án của các DNNVV, nhất là các DN hoạt động trong lĩnh vực mới, đặc thù nên nhiều khi họ quan tâm nhiều hơn về tài sản đảm bảo cho khoản vay đảm bảo an toàn vốn chứ chưa quan tâm nhiều đến ý tưởng của DN.
NHNN sẽ có những biện pháp như thế nào để NH và DN có thể hiểu nhau hơn?
NHNN sẽ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương để tích cực triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ DNNVV tại Luật Hỗ trợ DNNVV có hiệu lực từ 1/1/2018. Đối với TCTD cần xây dựng phương pháp thu thập đánh giá thông tin về DNNVV để làm cơ sở thẩm định và tăng cường cho vay tín chấp.
NHNN khuyến khích các TCTD phát triển đa dạng các sản phẩm tín dụng, trong đó xây dựng các sản phẩm tín dụng đặc thù dành cho đối tượng này có tính đến lãi suất phù hợp để có thể tiếp cận được. Các TCTD tiếp tục đổi mới quy trình cho vay theo hướng đơn giản hóa thủ tục vay vốn nhưng vẫn đảm bảo an toàn vốn vay.
Về phía DNNVV thì chủ động cung cấp thông tin, trung thực minh bạch để TCTD có cơ sở thẩm định. Nhất là đẩy mạnh tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị, tạo điều kiện cho các TCTD kiểm soát dòng tiền và tình hình tài chính của DN trong quá trình vay vốn.
Xin cảm ơn ông!