Trung Quốc siết chặt kiểm soát sản phẩm quản lý tài sản nhằm giảm rủi ro
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc - PBoC |
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PboC) cho biết trong một tuyên bố chung với các nhà quản lý tài chính khác vào hôm thứ Sáu rằng, các tổ chức tài chính phải đưa ra mức lợi tức dựa trên giá trị tài sản ròng của các sản phẩm mà họ phát hành để phản ánh rủi ro và lợi nhuận của các tài sản cơ sở, thay vì đưa ra một đảm bảo trả nợ gốc hoặc tỷ lệ hoàn vốn. PBoC cũng nói rằng các công ty không tuân thủ quy tắc đó sẽ bị xử phạt bằng các biện pháp như các yêu cầu dự trữ bổ sung.
Kể từ tháng 4, các nhà quản lý tài chính Trung Quốc đã tăng cường các nỗ lực nhằm hạn chế mối đe dọa rằng đòn bẩy quá mức trong hệ thống tài chính đặt ra cho tăng trưởng kinh tế.
“Ở mức tối thiểu, bước đi này tái khẳng định các tín hiệu rõ ràng được phát đi tại Đại hội Đảng (Trung Quốc) lần thứ 19 rằng việc giảm nhẹ đòn bẩy tài chính dưới dạng các quy định là một ưu tiên chính sách và sẽ được tăng cường”, Yao Wei - chuyên gia kinh tế Trung Quốc tại Societe Generale SA ở Paris nói.
Bản dự thảo các quy định này đã được được công bố để lấy ý kiến đóng góp rộng rãi và các công ty sẽ được cấp một thời gian ân hạn cho tới tận ngày 30/6/2019 mới phải tuân thủ.
Các quy định mới sẽ được áp dụng cho các sản phẩm quản lý tài sản trị giá tới 29 nghìn tỷ nhân dân tệ (4,4 nghìn tỷ USD) của các ngân hàng; 17,5 nghìn tỷ nhân dân tệ các sản phẩm tín thác, cũng như các kế hoạch quản lý tài sản được bán bởi các công ty bảo hiểm, nhà quản lý quỹ và môi giới, theo tuyên bố của các nhà quản lý. Các cơ quan này sẽ phải trích lập các khoản dự phòng rủi ro bằng 10% phí quản lý.
Li Wei - Chuyên gia kinh tế cao cấp của Standard Chartered Bank Ltd ở Thượng Hải cho biết, các quy định này áp dụng cho tất cả các loại sản phẩm quản lý tài sản đang chịu sự quản lý của các cơ quan quản lý khác nhau, một dấu hiệu cho thấy sự phối hợp đang được cải thiện sau khi ủy ban ổn định và phát triển tài chính quốc gia được thành lập.
“Thông điệp chủ chốt là để tránh những rủi ro bằng cách phá vỡ bảo lãnh thanh toán với các yêu cầu và định nghĩa rõ ràng”, ông nói.
Một số các quy định khác được đề xuất: - Các sản phẩm quản lý tài sản đóng phải có thời hạn thanh toán dài hơn 90 ngày và các sản phẩm có thời gian dài hơn sẽ được hưởng phí quản lý thấp hơn; - Đòn bẩy - tổng tài sản chia cho tài sản ròng - đối với các quỹ công chúng và các quỹ tư nhân lần lượt bị giới hạn ở mức 140% và 200%; - Các sản phẩm quản lý tài sản chỉ có thể đầu tư vào một lớp của các sản phẩm đầu tư khác; - Các tổ chức tài chính không được phép là các kênh cho các sản phẩm quản lý tài sản của nhau để tránh các quy định về phạm vi đầu tư và giới hạn đòn bẩy; |
Giá trị của các sản phẩm quản lý tài sản đã tăng lên rất nhanh trong những năm gần đây vì các hộ gia đình và các công ty tìm kiếm lợi nhuận cao hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng. Mặt khác, các ngân hàng có thể đưa ra ngoại bảng với các dịch vụ như vậy, sau đó chuyển tiền cho những người đi vay có mức độ rủi ro hơn, những người phải trả lãi suất cao hơn. Đặc biệt gần đây, các tổ chức tài chính đã đầu tư vào các sản phẩm của nhau, dẫn đến nguy cơ đổ vỡ mang tính dây chuyền.
Một nền công nghiệp quản lý tài sản có giá trị lớn hơn tổng sản phẩm quốc nội 11 nghìn tỷ USD của Trung Quốc đã bùng nổ, được củng cố bởi các giả định của tất cả các bên là Chính phủ sẽ ngăn ngừa đổ vỡ. Thay đổi cách suy nghĩ đó được coi là chìa khóa để kiềm chế những rủi ro tài chính và kiềm chế tăng trưởng tín dụng quá mức.
“Đây là một bước ngoặt quan trọng của các quy định về tài chính”, Zhou Hao - một nhà kinh tế tại Commerzbank AG ở Singapore đã viết trong một ghi chú.