Xuất khẩu nông sản không dễ cán đích
Xuất khẩu gỗ sang thị trường Mỹ: Cần thận trọng để tránh rủi ro | |
Hướng dẫn tiếp cận thị trường Hoa Kỳ qua thương mại điện tử | |
Để khai thác tốt tiềm năng thị trường EU |
Theo số liệu mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), lũy kế 7 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 23,03 tỷ USD, chỉ tăng 2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, giá trị xuất khẩu nhóm nông sản chính giảm 8,2%. Những con số này cho thấy xuất khẩu nông sản đang đối diện rất nhiều khó khăn, và mục tiêu xuất khẩu 43 tỷ USD trong năm 2019 đang vô cùng mong manh.
Như mặt hàng gạo, khối lượng xuất khẩu 7 tháng đầu năm ước đạt 1,73 tỷ USD, tăng 2,1% về lượng nhưng giảm tới 14,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018. Giá gạo xuất khẩu bình quân 6 tháng đầu năm nay giảm 15% so với cùng kỳ năm 2018. Với mặt hàng hồ tiêu mức độ giảm giá còn khốc liệt hơn, tăng 32,5% về lượng nhưng lại giảm 0,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018. Giá tiêu xuất khẩu bình quân 6 tháng đầu năm giảm tới 25,5% so với cùng kỳ năm 2018. Xuất khẩu hạt điều cũng tăng 13,3% về lượng nhưng giảm 10% về giá trị, với giá xuất khẩu bình quân giảm 21,7%…
Tính đến thời điểm hiện tại, tất cả mặt hàng nông sản trên thế giới đều giảm giá ở mức ít nhất là 5-10% |
Ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng NN&PTNT cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, tất cả mặt hàng nông sản trên thế giới đều giảm giá ở mức ít nhất là 5-10%. Điều đó cho thấy tình thế hết sức khó khăn của nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế. Vì vậy mức tăng trưởng xuất khẩu 2% của nông sản so với cùng kỳ năm ngoái là cố gắng lớn. Tuy nhiên vẫn cần khai thác và khắc phục tốt các thị trường nếu không sẽ ảnh hưởng tới kết quả không chỉ các tháng cuối năm mà cả các năm tới.
Phân tích các nguyên nhân khiến xuất khẩu nông sản gặp khó, Bộ NN&PTNT cho biết, trước hết là tăng trưởng của kinh tế toàn cầu có xu hướng chậm lại, ảnh hưởng đến cầu của các loại nông sản. Bên cạnh đó, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đã tạo ra những biến động ở 2 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, gây ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu nông sản.
Ngoài ra, do thời gian qua nhóm nông sản chính trong ngành trồng trọt đã mở rộng diện tích, khiến sản lượng tăng mạnh, trong khi chất lượng chưa được cải thiện. Cùng với tình hình xuất khẩu sang các thị trường ngày càng khó cạnh tranh, dẫn đến giá xuất khẩu luôn luôn thấp.
Đó là chưa kể trong 7 tháng đầu năm còn xuất hiện nguy cơ gian lận thương mại đối với sản phẩm nông sản xuất khẩu. Chẳng hạn sản phẩm thuỷ sản, cụ thể là tôm nhập khẩu từ thị trường Nam Á vào Việt Nam rồi xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Bộ Công thương cho biết đã có đề án cụ thể phối hợp với Bộ Tài chính để đánh giá các sản phẩm nhập khẩu từ nước khác để phục vụ tiêu thụ nội địa hay xuất khẩu.
Trong bối cảnh đó, Thứ trưởng Bộ Công thương, Trần Quốc Khánh cho rằng cần tập trung vào những việc trong tầm tay trong khi chờ đợi nhu cầu từ thị trường quốc tế phục hồi trở lại. Đơn cử như đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Ông Khánh phân tích, trong 7 tháng đầu năm xuất khẩu rau quả sang thị trường này tuy giảm nhẹ, nhưng cần quan tâm để có ngay giải pháp hạn chế, bởi thực tế là vấn đề trên đã được cảnh báo từ rất lâu.
Bởi ngoài nguyên nhân nhu cầu thị trường Trung Quốc yếu đi, thì chính sách thương mại đã giảm từ tiểu ngạch chuyển sang chính ngạch khiến xuất khẩu vào thị trường này ngày càng khó. Hiện Việt Nam có 9 loại quả xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, bao gồm xoài, vải, nhãn, chuối, mít, thanh long, chôm chôm, dưa hấu, măng cụt. Còn những mặt hàng khác trước đây vẫn xuất khẩu được theo đường trao đổi cư dân như bưởi, na, chanh leo… đã không thể xuất tiểu ngạch được nữa. "Trước đây, trao đổi thương mại cư dân, không bị kiểm soát quá ngặt nghèo, nhưng nay chuyển sang chính ngạch thì phải tuân theo quy tắc thương mại", Thứ trưởng Khánh nói.
Ông Khánh lưu ý thêm, dù Bộ Công thương và NN&PTNT đã phát đi cảnh báo này từ giữa năm 2018, nhưng nhiều địa phương và DN không nắm bắt để thực hiện kịp thời các biện pháp như đăng ký vùng trồng, xuất xứ, đăng ký nhà xuất khẩu/nhập khẩu… Thời gian tới cần cải thiện về năng lực sản xuất, chất lượng để khơi thông xuất khẩu cho các mặt hàng này.
Ngoài ra, Bộ Công thương cũng khuyến nghị các bộ ngành, địa phương và DN cần đẩy nhanh phối hợp với phía Trung Quốc để cấp phép cho các DN Việt Nam trong xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc. Cùng với đó là đa dạng hoá các hoạt động xúc tiến thương mại để khôi phục và phát triển thị phần, đảm bảo tiêu thụ các ngành hàng.
Lũy kế 7 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 23,03 tỷ USD, chỉ tăng 2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, giá trị xuất khẩu nhóm nông sản chính giảm 8,2%. Những con số này cho thấy xuất khẩu nông sản đang đối diện rất nhiều khó khăn, và mục tiêu xuất khẩu 43 tỷ USD trong năm 2019 đang vô cùng mong manh. Như mặt hàng gạo, khối lượng xuất khẩu 7 tháng đầu năm ước đạt 1,73 tỷ USD, tăng 2,1% về lượng nhưng giảm tới 14,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018. Giá gạo xuất khẩu bình quân 6 tháng đầu năm nay giảm 15% so với cùng kỳ năm 2018. Với mặt hàng hồ tiêu mức độ giảm giá còn khốc liệt hơn, tăng 32,5% về lượng nhưng lại giảm 0,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018. Giá tiêu xuất khẩu bình quân 6 tháng đầu năm giảm tới 25,5% so với cùng kỳ năm 2018. Xuất khẩu hạt điều cũng tăng 13,3% về lượng nhưng giảm 10% về giá trị, với giá xuất khẩu bình quân giảm 21,7%… |