6 năm, startup Việt Nam nhận đầu tư 2 tỷ USD
Nhiều cơ hội rộng mở cho startup Việt hóa “kỳ lân” Startup công nghệ kỳ vọng bứt phá HSBC và Dat Bike hợp tác chiến lược, hỗ trợ startup Việt vươn mình ra thế giới |
Ông Võ Văn Hoan phát biểu tại sự kiện Vietnam Impact-Up Summit 2023. |
TP. Hồ Chí Minh đang đứng vị trí 111 vào năm 2022, tăng 68 bậc so với năm 2021 và tiến gần đến top 100 hệ sinh thái năng động nhất toàn cầu.
Vietnam Impact-Up Summit 2023 ra đời với mục tiêu tìm kiếm và ươm tạo các startup tạo tác động trong mọi lĩnh vực, như sức khỏe, tài chính, môi trường… Sự kiện là sân chơi dành cho các startup tạo tác động xã hội, cũng như phổ biến về tầm quan trọng của đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực này.
Ban tổ chức cũng đã giới thiệu 8 startup xuất sắc để tại sự kiện “Vietnam Impact-Up Summit 2023”, họ đã được tuyển chọn trong một cuộc thi đã được tổ chức trước. Cuộc thi kêu gọi sự tham gia của startup tạo tác động ở tất cả các giai đoạn trong mọi lĩnh vực và ngành nghề, có hoạt động chính tại Việt Nam và có mong muốn tăng sự hiện diện cũng như mở rộng mạng lưới tại Việt Nam và Hàn Quốc.
Kết quả, giải Nhất được trao cho startup GIMO với giải thưởng 5.000 USD và tham gia Impact-Up Demo Day tại Seoul, Hàn Quốc.
Theo ông David Koh - Chủ tịch Quỹ tác động Honghap Yalley Eoundation: “Tôi rất mong muốn có những cơ hội hoặc chương trình trao đổi giữa Việt Nam và Hàn Quốc, để những startup Việt Nam và cả các startup Hàn Quốc có cơ hội được trải nghiệm và cọ xát, nắm bắt được thị trường ở cả hai nước, có thể hai lần trong năm sẽ là điều tốt nhất. Đây cũng là điều mà chúng tôi đang cố gắng thực hiện trong thời gian sắp tới”.
Bà Chrystie Dao - Giám đốc điều hành Quỹ VSV Foundation, Venture Partner Quỹ VSV Capital cho biết, ở Đông Nam Á, Việt Nam đang đi đầu trong lĩnh vực khởi nghiệp vì Việt Nam là quốc gia được biết nhiều tới với kỹ năng và chuyên môn về công nghệ thông tin nên rất nhiều công ty đến đây để sử dụng dịch vụ IT.
Việt Nam đang phát triển cả về mặt số lượng các công ty, tuy nhiên người Việt Nam nói chung không giỏi tiếp thị và PR cho bản thân. Theo bà Chrystie Dao, VSV Foundation đã tiến hành rất nhiều hoạt động PR và giới thiệu Việt Nam với nhiều quỹ đầu tư, đưa lên bản đồ, không chỉ Đông Nam Á mà còn ở Châu Âu và Hoa Kỳ.
Nói về cơ hội cho startup Việt, bà Thạch Lê Anh - nhà sáng lập và chủ nhiệm Đề án Vietnam Sillicon Valley (VSV), Chủ tịch Quỹ tạo tác động VSV Foundation cho biết thêm: “Khó khăn trong quá trình startup là điều không thể tránh khỏi, thậm chí là rất nhiều khó khăn. Hai trong số đó mà tôi thấy hầu hết các bạn đều gặp đó là vốn và mô hình kinh doanh”.
Bà Lê Anh cho rằng, VSV và các đơn vị tương tự có nhiều cố vấn đề hiểu và tư vấn về mô hình kinh doanh của startup, cộng thêm mô hình kinh doanh phù hợp và vừa vặn với người sáng lập (founder), “chứ không thể chỉ có đọc sách và tư vấn là xong”, bà lê Anh nhấn mạnh.
Chia sẻ về lượng vốn lớn đầu tư mạo hiểm vào các startup TP. Hồ Chí Minh, ông Võ Văn Hoan cho biết, từ năm 2016, TP. Hồ Chí Minh đã ban hành hàng loạt các chương trình, đề án, kế hoạch trung vào 5 nhiệm vụ chính như đẩy mạnh hoạt động R&D và thương mại hóa kết quả nghiên cứu từ các trường đại học, viện nghiên cứu, tăng cường huấn luyện và nâng cao năng lực cho cộng đồng về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
TP. Hồ Chí Minh cũng tạo môi trường thuận lợi về cơ sở hạ tầng để kết nối các thành phần trong hệ sinh thái, truyền thông và tôn vinh các tổ chức, cá nhân đã có đóng góp cho sự phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của thành phố và đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khởi nghiệp sáng tạo.
Số lượng doanh nghiệp đang hoạt động tại thành phố hơn 538.000 doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (startup) gần 2.000 doanh nghiệp (chiếm 0,5% số lượng doanh nghiệp thành phố và chiếm 50% tổng số doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo - startup của cả nước).
Ông Võ Văn Hoan cho biết, thành phố đặc biệt quan tâm đến việc xem xét gia tăng tính bền vững trong phát triển các hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, vì đây đang là xu thế thu hút nhiều sự quan tâm của các quỹ đầu tư.
Số startup về tác động xã hội (social startup) chiếm khoảng 5-6% tổng số startup hiện có; đã có một số startup nổi bật ở các lĩnh vực như năng lượng tái tạo, xe điện, giao thông xanh... lượng vốn thu hút được của các startup trong lĩnh vực này gần 60 triệu USD trong năm 2022.
Thành phố tiếp tục có kế hoạch phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp xã hội nhằm khuyến khích tìm kiếm các giải pháp giải quyết các vấn đề của thành phố như ô nhiễm môi trường, chăm sóc sức khoẻ, giáo dục...
Để hiện thực hóa các mục tiêu dài hạn cho hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, thành phố đã trình và được Quốc hội phê chuẩn Nghị quyết số 98/2023/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh.
Theo Nghị quyết này, hàng loạt các chính sách ưu đãi về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo đã được phê duyệt như chính sách miễn thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp cho các thành phần chủ chốt trong hệ sinh thái (Startup, tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, cá nhân có hoạt động đổi mới sáng tạo)
Chính sách miễn thuế chuyển nhượng cho các tổ chức, cá nhân có đầu tư vào startup, chính sách thu hút chuyên gia nhà khoa học và chính sách về các khoản hỗ trợ kinh phí không hoàn lại cho các dự án khởi nghiệp sáng tạo.
"Điều này thể hiện sự cam kết của chính quyền thành phố trong việc nâng tầm chất lượng và hiệu quả cho hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của TP. Hồ Chí Minh trong những năm tới", ông Võ Văn Hoan chia sẻ.