Cần đẩy nhanh tiến độ Chương trình phục hồi
![]() | Kinh tế số và tăng trưởng xanh: Định hướng tương lai |
![]() |
TS. Cấn Văn Lực |
Từ diễn biễn tình hình kinh tế 8 tháng, ông nhận định thế nào về triển vọng cả năm nay?
Về cơ bản số liệu kinh tế tháng 8 và 8 tháng cho thấy sự phục hồi vẫn đang diễn ra rất tích cực. Một số lĩnh vực đã trở về trạng thái trước dịch, thậm chí có những lĩnh vực còn cao hơn so với thời điểm trước dịch. Ví dụ như sản xuất công nghiệp đã trở lại trạng thái trước dịch; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 8 tháng năm 2022 có quy mô cũng như tốc độ tăng cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái (tăng trên 19%) và cũng cao hơn mức trước dịch (tăng gần 14% so với 8 tháng năm 2019).
Về xuất nhập khẩu cũng cơ bản duy trì đà tăng trưởng tích cực, trong bối cảnh quốc tế còn nhiều rủi ro khó khăn, bất định và nhất là xu hướng phục hồi chậm lại. Hay giải ngân FDI trong 8 tháng đầu năm cũng đạt 12,5 tỷ USD, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm trước, là mức cao nhất trong 5 năm trở lại đây. Trong khi đó, lạm phát, tỷ giá và lãi suất cơ bản ổn định, trong tầm kiểm soát và trong tiên lượng trước dù vẫn chịu áp lực tăng. DN cũng phục hồi tích cực, thể hiện qua số lượng DN thành lập mới và DN quay trở lại hoạt động tăng tương đối cao.
Về tổng thể, đây là những yếu tố được và với đà này, chúng tôi dự báo cả năm nay tốc độ tăng trưởng GDP có thể đạt khoảng 7%. Còn lạm phát mặc dù vẫn đang ở trong xu thế tăng nhưng bắt đầu tăng theo xu hướng nhẹ dần, chứng tỏ rằng áp lực vẫn còn nhưng đã bớt đi những áp lực rất lớn như trong những tháng vừa qua. Chúng tôi dự báo lạm phát cả năm nay cũng kiểm soát được ở khoảng 4%.
Vậy theo ông có những thách thức, áp lực gì đối với nền kinh tế trong những tháng còn lại của năm nay?
Tình hình về cơ bản là tích cực, tuy nhiên vẫn còn một số khó khăn thách thức. Liên quan đến xuất khẩu hàng hóa, trong bối cảnh thế giới còn nhiều rủi ro, bất định và kinh tế toàn cầu phục hồi chậm lại thì đương nhiên đà tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam từ nay đến cuối năm cũng sẽ có thể chậm lại. Cho nên cả năm nay chúng tôi dự báo tăng trưởng xuất khẩu trong khoảng 14 đến 16%.
Thách thức thứ hai là khả năng thu hút FDI giảm đi, vì thực tế đến nay vốn FDI đăng ký đã giảm khoảng 12% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi số dự án không giảm thì điều này chứng tỏ hai vấn đề: Một là quy mô của các dự án nhỏ đi; Hai là chiến lược Zero Covid của Trung Quốc cũng phần nào ảnh hưởng đến thu hút FDI của Việt Nam bởi vì rõ ràng các dự án đầu tư từ Trung Quốc vào Việt Nam cũng có xu hướng giảm.
Thách thức thứ ba là giải ngân đầu tư công dù có tiến triển, nhưng vẫn chưa có gì đột phá và vẫn còn tương đối chậm. Hết 8 tháng, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn NSNN mới hoàn thành được khoảng 51% theo kế hoạch chung.
Rủi ro thứ tư là áp lực lạm phát của Việt Nam rõ ràng vẫn gia tăng, nên chúng ta cũng không thể chủ quan và đặc biệt quan tâm tiếp tục kiểm soát tốt giá xăng dầu và giá lương thực thực phẩm, trong đó chủ yếu là giá thịt lợn.
Trong khi đó, với số lượng DN tạm ngừng kinh doanh có thời hạn vẫn cao hơn khoảng 38% so với 8 tháng cùng kỳ năm ngoái; DN ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể tăng 7,5%, hay bình quân một tháng có 13 nghìn DN rút lui khỏi thị trường… chứng tỏ rằng một bộ phận DN và một số lĩnh vực ngành nghề vẫn còn khó khăn, và cho thấy nền kinh tế phục hồi vẫn chưa đồng đều.
Bên ngoài rõ ràng vẫn còn nhiều thách thức. Dù tình hình giá cả lạm phát trên toàn cầu dù dường như đã đạt đỉnh và đang trên xu thế bắt đầu giảm dần nhưng vẫn còn ở mức cao và còn tương đối khó lường nhất là khi mùa đông đang sắp đến. Việc Trung Quốc đang tăng trưởng chậm lại cũng khiến cho đà phục hồi của kinh tế thế giới chịu ảnh hưởng, cộng hưởng với rủi ro lớn là liên quan đến chiến sự và các căng thẳng địa chính trị hiện nay càng khiến cho đà phục hồi của thế giới chậm lại và có tác động đến xuất khẩu, thu hút đầu tư của Việt Nam như đã nói ở trên.
![]() |
8 tháng 2022 sản xuất công nghiệp tăng 15,6% so với cùng kỳ năm trước |
Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát như ông kỳ vọng thì về giải pháp cần tập trung vào những vấn đề gì?
Theo tôi, về giải pháp có mấy nội dung quan trọng:
Một là vẫn không chủ quan với dịch bệnh vì Covid vẫn diễn biến phức tạp, còn tăng ở một số nước và khu vực, thậm chí ở ngay chính Việt Nam. Do đó với vấn đề dịch bệnh chúng ta dứt khoát phải đẩy nhanh tiến trình tiêm vắc xin, tiêm mũi tăng cường và khả năng thu dung, chữa trị…
Thứ hai là phải đẩy nhanh tiến độ Chương trình phục hồi.
Thứ ba là phải tiếp tục quan tâm phối hợp tốt chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và chính sách giá cả. Trong đó lưu ý bình ổn giá xăng dầu và giá thịt lợn để đảm bảo kiểm soát được lạm phát trong mục tiêu đề ra là khoảng 4%.
Thứ tư là tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp để ổn định KTVM, kiểm soát lạm phát, kiểm soát tốt tỷ giá và mặt bằng lãi suất để qua đó vừa giúp cho KTVM ổn định, vừa hỗ trợ phục hồi.
Thứ năm là sớm khơi thông dòng vốn cho DN; đặc biệt về thị trường trái phiếu doanh nghiệp, cần sớm ban hành Nghị định 153 sửa đổi, bởi vì hiện nay và sắp tới có khá nhiều dư nợ trái phiếu doanh nghiệp đến hạn. Chính yếu tố này làm được cũng sẽ giúp đảm bảo ổn định KTVM, ổn định thị trường tài chính.
Cuối cùng là phải có các giải pháp đột phá thực sự để đẩy nhanh giải ngân đầu tư công.
Xin cảm ơn ông!
Các tin khác

Chuyên gia: Cần xem xét thành lập ngân hàng đầu tư xanh

Thúc đẩy thực hành ESG để nền kinh tế phát triển bền vững

Lãi suất và phục hồi tăng trưởng

Tăng vốn - vấn đề cấp thiết của ngân hàng

Thách thức chưa giảm, cần nỗ lực nhiều hơn

Kỳ vọng mảng bán lẻ

Tỷ giá sáng 5/4: Tỷ giá trung tâm đi ngang

Mọi khoản tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng được bảo toàn cả gốc lẫn lãi

Mua, bán ngoại tệ trên mạng là trái quy định pháp luật

Chuyên gia Standard Chartered: Cắt giảm lãi suất là động thái tích cực

Thu nhập lãi thuần của các nhà băng ngày càng thu hẹp

Vốn chảy vào bất động sản có chọn lọc

Nhân sự ngân hàng: Sẵn sàng để vượt khủng hoảng

Bất động sản: Phân khúc nào được ngân hàng quan tâm?

“Bến đỗ” nào hợp lý cho nhà đầu tư trong năm 2023?

Standard Chartered dự báo GDP quý 3 sẽ tiếp tục phục hồi, đạt 5,1%

Ông Phan Đình Điền được giao nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị SCB

Tiếp tục kéo dài triển khai Nghị quyết 42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD

NHNN là thành viên ngày càng tích cực và quan trọng của cộng đồng BIS
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Kết nối ngân hàng – doanh nghiệp: Khơi thông nguồn lực sản xuất kinh doanh
Quảng Nam: Dư nợ cho vay chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp đạt hơn 9,2 nghìn tỷ đồng
Hà Tĩnh: Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động tín dụng chính sách xã hội
Hòa Bình tổ chức Hội nghị khảo sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về các TCTD trên địa bàn

Hạ Long: Căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 đắt hàng

Sức hút từ villa sang trọng ven sông

Ra mắt bộ 3 siêu chính sách chào thuê tổ hợp nhà phố thương mại The Center Point - Vinhomes Ocean Park 2

Mô hình kinh doanh “tổ hợp trong tổ hợp” - xu hướng mới của ngành F&B
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

BAOVIET Bank cho vay tiêu dùng lãi suất ưu đãi chỉ từ 7,9%/năm

Quét QR Co-opBank là có quà

SHB là Ngân hàng Micro SME tốt nhất Việt Nam

Tiếp tục đồng hành, hỗ trợ khách hàng vượt khó

Giảm ngay 100.000 đồng khi thanh toán học phí qua cổng thanh toán bảo kim bằng thẻ NAPAS

MB ra mắt sản phẩm vay vốn tín chấp đồng hành cùng doanh nghiệp

Cho vay tiêu dùng có dễ?
