Chỉ số kinh tế:
Ngày 23/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 25.028 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.827/26.229 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Cổ phiếu châu Á tăng, đồng USD dao động sát đáy 6 tuần khi bất ổn thương mại gia tăng

Hà Vy
Hà Vy  - 
Cổ phiếu châu Á tăng nhẹ vào sáng thứ Tư và đồng USD dao động sát mức đáy 6 tuần khi các nhà giao dịch lo ngại Mỹ tăng gấp đôi thuế nhập khẩu thép và nhôm.
aa
Cổ phiếu châu Á tăng, đồng USD dao động sát đáy 6 tuần khi bất ổn thương mại gia tăng

Trên thị trường cổ phiếu châu Á - Thái Bình Dương: Cổ phiếu của Hàn Quốc tăng vọt sau chiến thắng của ông Lee Jae-myung trong cuộc bầu cử Tổng thống làm dấy lên hy vọng về các biện pháp kích thích kinh tế nhanh chóng, cải cách thị trường và giảm bớt sự bất ổn về chính sách.

Theo đó chỉ số KOSPI tăng 2,39% lên mức cao nhất kể từ tháng 8/2024 và chỉ số vốn hóa nhỏ Kosdaq tăng 1,35%.

Tại Úc, chỉ số S&P/ASX 200 cũng tăng 0,78%. Cổ phiếu Trung Quốc cũng tăng nhẹ với chỉ số blue chip CSI300 tăng 0,37%; còn chỉ số Shanghai tăng 0,29%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông cũng tăng 0,52%. Trong khi cổ phiếu Đài Loan tăng 1,6% sau khi gã khổng lồ về trí tuệ nhân tạo Nvidia thúc đẩy cổ phiếu Mỹ tăng trong phiên qua đêm.

Điều đó khiến chỉ số rộng nhất của MSCI về cổ phiếu Châu Á - Thái Bình Dương bên ngoài Nhật Bản tăng 0,6%.

Còn tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei cũng tăng 1,04% và chỉ số Topix tăng 0,72%.

Trong phiên giao dịch qua đêm, các chỉ số chứng khoán chính của Mỹ đều tăng điểm, với Dow Jones và S&P 500 đều tăng khoảng 0,5% và Nasdaq tăng 0,8%, sau khi báo cáo khảo sát việc làm JOLTS do Bộ lao động Mỹ công bố cho thấy, cơ hội việc làm tại Mỹ bất ngờ tăng vào tháng 4.

Trên thị trường tiền tệ, đồng USD quay đầu giảm trở lại trong sáng thứ Tư, giảm 0,07% so với đồng yên ở mức 143,91 JPY/USD và giảm 0,1% so với đồng franc Thụy Sĩ ở mức 0,8232 CHF/USD. Trong khi đó, đồng tiền chung euro tăng 0,04% lên 1,1376 USD, đồng bảng Anh cũng tăng 0,04% lên 1,3523 USD.

Chỉ số USD Index - thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với 6 đồng tiền chủ chốt – hiện đang xoay quanh ở mức 99,20, không xa mức thấp nhất trong 6 tuần là 98,58 thiết lập vào thứ Hai. Đồng tiền dự trữ số một thế giới đã để mất 8,5% giá trị kể từ đầu năm, chủ yếu do nỗi lo chính sách thuế quan của ông Trump có thể đẩy kinh tế Mỹ và toàn cầu rơi vào suy thoái.

Hiện các nhà đầu tư đang theo dõi sát báo cáo việc làm tháng 5 tại Mỹ sẽ được công bố vào thứ Sáu tới bởi nó có thể ảnh hưởng tới quyết định chính sách sắp tới của Fed.

Tuy nhiên tâm điểm chú ý của các nhà đầu tư đang đổ dồn vào cuộc gọi có thể xảy ra giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình, mà theo phát ngôn viên Nhà Trắng sẽ diễn ra trong tuần này, khi căng thẳng giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới đang âm ỉ.

Hôm thứ Sáu tuần trước, ông Trump đã cáo buộc Trung Quốc vi phạm thỏa thuận Geneva về việc bãi bỏ thuế quan và các hạn chế thương mại. Trong khi Trung Quốc phủ nhận cáo buộc này là vô căn cứ và họ cũng đổ lỗi cho Mỹ vì đã không duy trì thỏa thuận.

“Các thị trường có thể trở nên vô cảm với các chủ đề thương mại, nhưng các cuộc đàm phán giữa ông Trump và ông Tập vẫn là tâm điểm chú ý. Một thỏa thuận lớn có vẻ không khả thi, nhưng bất kỳ sự leo thang nào vẫn có thể gây ra một đợt sợ rủi ro”, Charu Chanana - Chiến lược gia đầu tư trưởng tại Saxo ở Singapore cho biết.

Bên cạnh đó tốc độ đàm phán thương mại cũng đang được các nhà đầu tư chú ý bởi thứ Tư là hạn chót để các đối tác thương mại của Hoa Kỳ nộp đề xuất của họ về các thỏa thuận có thể giúp họ tránh được mức thuế quan đối ứng của ông Trump sẽ có hiệu lực trong năm tuần nữa.

Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp có hiệu lực từ 04:01 GMT vào thứ Tư là sẽ nâng thuế nhập khẩu đối với thép và nhôm nhập khẩu từ 25% đã được áp dụng từ tháng 3 lên 50%.

“Chúng tôi tin rằng thuế thép và nhôm là một ví dụ về các mức thuế chiến lược khác sắp áp dụng và có khả năng ‘duy trì’”, Thierry Wizman - Chiến lược gia ngoại hối và lãi suất toàn cầu tại Macquarie cho biết. “Với điều đó, vẫn còn ít động lực để đồng đôla Mỹ tăng giá”.

Trên thực tế, chính sách thuế quan thất thường của ông Trump đã khiến các nhà đầu tư rời bỏ tài sản của Mỹ để tìm kiếm nơi trú ẩn an toàn, bao gồm vàng và các loại tiền tệ khác, do lo ngại bất ổn về thương mại sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế cho biết nền kinh tế toàn cầu đang trên đà chậm lại từ 3,3% vào năm ngoái xuống còn 2,9% vào năm 2025 và 2026, cắt giảm ước tính của mình từ tháng 3, chủ yếu là do hậu quả từ cuộc chiến thương mại do chính quyền ông Trump phát động.

Trên thị trường hàng hóa, giá dầu giảmdo cán cân cung - cầu nới lỏng sau khi sản lượng của OPEC+ tăng và những lo ngại dai dẳng về triển vọng kinh tế toàn cầu do căng thẳng thuế quan. Cụ thể giá giá dầu Brent tương lai giảm 0,06% xuống còn 65,59 USD/thùng trong khi giá dầu thô ngọt nhẹ của Mỹ (WTI) giảm 0,09% ở mức 63,35 USD/thùng.

Sự suy yếu của đồng USD và tâm lý lo ngại rủi ro đã đẩy giúp giá vàng tăng 0,5% lên 3.369,59 USD/oz.

Hà Vy

Tin liên quan

Tin khác

Ông Trump khiến các cuộc thảo luận lãi suất của Fed thêm phức tạp

Ông Trump khiến các cuộc thảo luận lãi suất của Fed thêm phức tạp

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vốn đã phải đối mặt với nhiều bất định trong việc định hướng chính sách tiền tệ tương lai, và cuộc không kích cuối tuần của Tổng thống Trump nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran có khả năng khiến triển vọng chính sách trong ngắn hạn càng thêm mờ mịt.
BIDV: Lợi nhuận bị kìm hãm bởi NIM thu hẹp

BIDV: Lợi nhuận bị kìm hãm bởi NIM thu hẹp

Trong quý I/2025, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tiếp tục mở rộng quy mô nhưng bức tranh tăng trưởng và chất lượng tài sản cho thấy nhiều điểm cần lưu ý đối với nhà đầu tư lẫn nhà hoạch định chính sách. Dưới đây là phân tích chi tiết của một số chuyên gia ngân hàng về triển vọng, rủi ro và các yếu tố tác động chính tới kết quả kinh doanh của BIDV trong năm 2025.
3 chỉ dấu dữ liệu phác họa rủi ro kinh tế lớn nhất mà Fed đang đối mặt

3 chỉ dấu dữ liệu phác họa rủi ro kinh tế lớn nhất mà Fed đang đối mặt

Cuộc họp tháng 6 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) khép lại mà không mang đến nhiều bất ngờ.
Nội bộ Fed chia rẽ giữa việc phòng ngừa lạm phát hay sớm hạ lãi suất

Nội bộ Fed chia rẽ giữa việc phòng ngừa lạm phát hay sớm hạ lãi suất

Sự chia rẽ rõ rệt trong nội bộ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) về việc nên tiếp tục phòng ngừa rủi ro lạm phát hay tiến hành cắt giảm lãi suất đã lộ rõ vào thứ Sáu, qua các phát biểu công khai đầu tiên của các quan chức Fed kể từ sau quyết định giữ nguyên lãi suất trong tuần này.
Ba lần cắt giảm lãi suất trong 24 giờ cho thấy thách thức thuế quan tại châu Âu

Ba lần cắt giảm lãi suất trong 24 giờ cho thấy thách thức thuế quan tại châu Âu

Ba ngân hàng trung ương ở châu Âu đã đồng loạt cắt giảm lãi suất chỉ trong vòng hơn 24 giờ, cho thấy sự dịch chuyển chính sách khi các nhà hoạch định tiền tệ tìm cách ứng phó với những tác động từ chính sách thương mại khó lường của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Trung Quốc giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản trong tháng 6

Trung Quốc giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản trong tháng 6

Trung Quốc đã quyết định giữ nguyên các mức lãi suất cho vay cơ bản (LPR) trong tháng 6, đúng như dự báo, sau khi Bắc Kinh vừa triển khai một loạt biện pháp nới lỏng tiền tệ quy mô lớn vào tháng trước nhằm hỗ trợ nền kinh tế.
Diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế sáng 20/6

Diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế sáng 20/6

Đồng USD có khả năng sẽ ghi nhận tuần tăng giá mạnh nhất trong hơn một tháng, chỉ số Nikkei của Nhật Bản giảm điểm hay giá vàng tiếp tục phục hồi trở lại và giao dịch quanh mốc 3.370 USD/oz... là một số diễn biến tài chính tiền tệ quốc tế sáng 20/6.
MB, HDBank, Sacombank dẫn đầu làn sóng tăng trưởng

MB, HDBank, Sacombank dẫn đầu làn sóng tăng trưởng

Quý II/2025 đang khép lại với những tín hiệu khởi sắc rõ rệt trong bức tranh lợi nhuận ngân hàng. Báo cáo cập nhật của Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho thấy cả 11 ngân hàng đều ghi nhận lợi nhuận trước thuế (LNTT) tăng so với cùng kỳ, trong đó có tới 7 nhà băng đạt mức hai chữ số. Những con số này có thể phản ánh đà phục hồi của tín dụng, sự cải thiện biên lãi ròng (NIM) và việc cắt giảm chi phí dự phòng nhờ kiểm soát nợ xấu tốt hơn.
Nhật Bản: Lạm phát lõi đạt đỉnh 2 năm, kỳ vọng tăng lãi suất tiếp tục được duy trì

Nhật Bản: Lạm phát lõi đạt đỉnh 2 năm, kỳ vọng tăng lãi suất tiếp tục được duy trì

Lạm phát lõi của Nhật Bản trong tháng 5 đã tăng lên 3,7%, tốc độ cao nhất trong hơn hai năm, làm gia tăng áp lực lên Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) trong việc nối lại lộ trình tăng lãi suất.
BoE giữ nguyên lãi suất đúng như kỳ vọng

BoE giữ nguyên lãi suất đúng như kỳ vọng

Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) đã quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 4,25% trong cuộc họp ngày thứ Năm, đúng như kỳ vọng, nhưng cho biết đang tập trung theo dõi các rủi ro từ thị trường lao động yếu đi và giá năng lượng tăng do xung đột Trung Đông leo thang.