Cổ phiếu lớn bị bán mạnh, VN-Index mất 7,25 điểm
Cổ phiếu bất động sản nổi sóng, VN-Index tăng nhẹ 3 điểm Cổ phiếu ngân hàng giúp VN-Index tăng thêm 8,57 điểm Nâng cao quản trị rủi ro giúp doanh nghiệp niêm yết thúc đẩy hoạt động kinh doanh |
Cổ phiếu lớn bị bán mạnh, VN-Index mất 7,25 điểm |
Tuy nhiên sau đó, lực bán mạnh được đẩy vào thị trường trên diện rộng, trong đó có nhiều mã lớn thuộc VN30 như HPG, MWG, VNM, VRE, VHM và phần lớn cổ phiếu nhóm ngân hàng khiến điểm giảm liên tục.
Đà giảm kéo dài tới tận gần giờ giao dịch cuối phiên đưa VN-Index chạm xuống mức 1.256,3 điểm, mất hơn 21 điểm từ đỉnh. Sự phục hồi trong những phút cuối của MSN, SAB, GAS, BCM, TCB, NLG giúp chỉ số chung hồi phục nhẹ để đóng cửa tại 1.262,73 điểm, giảm 7,25 điểm so với tham chiếu. Trên HOSE, thanh khoản đạt 24.897,77 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng 160.81 tỷ đồng.
Về kỹ thuật, VN-Index giảm hơn 7 điểm sau khi tăng hơn 8 điểm trong phiên trước khiến chỉ số quay lại vùng cân bằng 1.255-1.265 điểm. Tuy volume tăng cao nhưng thị trường vẫn phản ứng tốt tại hỗ trợ 1.255 điểm cùng việc đóng cửa trên MA5 cho thấy bên mua vẫn rất chủ động tại vùng giá điều chỉnh và thị trường duy trì xu hướng tăng.
Dưới góc nhìn của mình, Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS) cho biết, VN-Index kết phiên hình thành nến Spinning stop, đồng thời ghi nhận phiên giao dịch biến động mạnh với biên độ hơn 21 điểm và thanh khoản bán chủ động gia tăng mạnh.
Ở khung đồ thị ngày, các chỉ báo về xu hướng như CMF, DI+ và ADX vẫn đang ở vùng cao, cùng với việc MACD mới chỉ tạo 1 đỉnh cho thấy VN-Index vẫn đang trong nhịp tăng điểm trung hạn và việc thị trường xảy ra điều chỉnh, rung lắc là cần thiết để VN-Index tiếp tục hướng lên các vùng đỉnh cao.
Ở khung đồ thị giờ, sau khi hình thành phân kỳ âm, MACD và RSI đều hướng xuống, cùng với việc ADX và DI+ đang có xu hướng xuống dưới 25 cho thấy xác suất VN-Index rung lắc mạnh trong ngắn hạn là hoàn toàn có thể xảy ra.