Chỉ số kinh tế:
Ngày 20/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 25.031 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.830/26.232 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Đánh thuế bất động sản thứ hai: Cần cân nhắc kỹ

PV thực hiện
PV thực hiện  - 
Chính sách thuế tài sản đã được Bộ Tài chính đề xuất từ nhiều năm trước, bao gồm cả việc đánh thuế bất động sản thứ hai trở lên, nhưng có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh đề xuất này.
aa
danh thue bat dong san thu hai can can nhac ky Cần chính sách thích ứng nhanh với Quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu
danh thue bat dong san thu hai can can nhac ky Đề xuất bổ sung đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
danh thue bat dong san thu hai can can nhac ky Hướng dẫn giá tính thuế hoạt động chuyển nhượng bất động sản
danh thue bat dong san thu hai can can nhac ky
LS. Trần Đức Phượng

Đề xuất tăng thu thuế nhà, đất mà người sở hữu không trực tiếp sử dụng hoặc bất động sản thứ hai trở lên của UBND TP.HCM đang “vấp” phải nhiều ý kiến trái chiều. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cũng đều đề nghị chưa đánh thuế nhà, đất thứ hai tại TP.HCM vì chính sách này "không đảm bảo tính công bằng trong nhiều trường hợp".

Để có cái nhìn khách quan dưới góc độ luật pháp, Phóng viên Thời báo Ngân hàng phỏng vấn LS. Trần Đức Phượng, Đoàn Luật sư TP.HCM, về vấn đề này.

Theo ông, mục tiêu chính mà TP.HCM hướng đến là gì với đề xuất đánh thuế bất động sản thứ hai?

Góp ý vào dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù đối với TP.HCM (thay thế Nghị quyết số 54/2017/QH14), UBND TP.HCM xin ý kiến Bộ Kế hoạch và Đầu tư về cơ chế, chính sách thí điểm tạo động lực phát triển thành phố, trong đó có vấn đề đáng quan tâm là đề xuất đánh thuế bất động sản thứ hai, cụ thể là: Thí điểm thu thuế đối với nhà ở và đất ở thứ hai trở lên và tăng mức thu liên quan đến nhà đất thứ hai trở lên như lệ phí trước bạ, thuế chuyển nhượng với người mua nhà đất thứ hai trở lên...

Mục tiêu chính của đề xuất là về cơ chế tài chính - ngân sách, TP.HCM sẽ được quyết định chính sách thuế thu bổ sung đối với quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản trên đất đối với bất động sản thứ hai trở lên. Mục đích của quy định là thí điểm chính sách về bất động sản làm cơ sở thực tiễn để xây dựng chính sách chung về sau, đồng thời tăng nguồn thu ổn định, bền vững cho ngân sách địa phương, hạn chế tình trạng đầu cơ bỏ hoang nhà ở, đất ở như hiện nay.

Liệu việc đánh thuế bất động sản thứ hai có hạn chế đầu cơ nhà đất không, theo ông?

Thuế bất động sản là thuế trực thu, tức là áp dụng trực tiếp đối với người sở hữu bất động sản, từ đó phát sinh chi phí cho chủ sở hữu và chi phí này sẽ được phản ánh vào lợi nhuận của người đầu tư bất động sản. Chi phí thuế tăng sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư, nhưng đây không phải là khoản lớn như chi phí lãi vay, mức độ tăng chi phí cũng không lớn như mức độ tăng giá bất động sản thời gian qua, nên hiệu quả của mục tiêu hạn chế đầu cơ sẽ có tác động rất thấp.

Mặt khác, để giảm số thuế phải đóng, trên thị trường có nhiều hình thức “né” thuế như ghi giá giao dịch thấp hơn giá thực tế của bất động sản, giao dịch thông qua hình thức ủy quyền, nhờ người đứng tên để hưởng chính sách miễn thuế đối với nhà ở duy nhất… Do đó, không loại trừ khả năng khi chính sách thuế áp dụng đối với bất động sản thứ hai được ban hành sẽ xuất hiện thêm các hình thức “lách” thuế khác như thành lập công ty để đứng tên nhà đất nhưng giao dịch hai giá, thu theo tiền chênh lệch bên ngoài, giao dịch qua giấy tay, nhờ người đứng tên để không phát sinh bất động sản thứ hai…

danh thue bat dong san thu hai can can nhac ky

Nếu đề xuất được thông qua, nguồn thu từ đó nên được chi tiêu như thế nào cho hợp lý?

Quy định về áp dụng chính sách thuế tài sản (bao gồm cả bất động sản) được nhiều quốc gia ban hành và đã áp dụng từ lâu. Tuy nhiên, là nước đi sau chúng ta cần phải hiểu các văn bản luật này một cách đầy đủ, chính xác thì việc học hỏi kinh nghiệm xây dựng luật và áp dụng cho Việt Nam mới đạt hiệu quả, nếu không sẽ “lợi bất cập hại”.

Một trong những mục đích của đề xuất này là nhằm tăng nguồn thu ổn định, bền vững cho ngân sách địa phương. Nhưng về phía chi, không khó thể nhận ra sự khác biệt so với chính sách thuế của nhiều nước đang áp dụng - thu thuế để chi cho mục đích chung của xã hội, còn chúng ta trong một số trường hợp thì mục đích, hiệu quả việc sử dụng nguồn thu lại không giống như họ, dẫn đến sai lệch mục tiêu của chính sách thuế.

Dưới góc độ luật pháp thì đề xuất này có phù hợp với quy định cũng như tình hình chung của thị trường hiện nay không, thưa ông?

Thực tế, chính sách thuế tài sản đã được Bộ Tài chính đề xuất từ nhiều năm trước, bao gồm cả việc đánh thuế bất động sản thứ hai trở lên, nhưng có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh đề xuất này.

Về thẩm quyền ban hành chính sách về thuế, Điều 47 Hiến pháp năm 2013 quy định rõ: “Mọi người có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định”. Điều này có nghĩa là chỉ văn bản pháp luật là luật thì mới được quy định áp dụng thuế đối với người dân. Trong khi đó, hiện chưa có chương trình xây dựng luật tại Quốc hội thể hiện việc xây dựng văn bản dự thảo luật liên quan đến đề xuất này. Nhưng dù có ban hành văn bản là luật thì chắc chắn quy trình soạn thảo, lấy ý kiến và thông qua không thể nhanh được.

Chưa kể, trong tình hình kinh tế, thị trường bất động sản không thuận lợi như hiện tại, không nên đưa ra một sắc thuế mới chưa được định danh, chưa được xây dựng với nội dung cơ bản. Trong khi việc thông qua và ban hành văn bản luật cần căn cứ vào chất lượng dự thảo luật được chuẩn bị tốt trong một thời gian nhất định.

Với kinh nghiệm trong ngành luật, ông có kiến nghị gì đối với chính sách thuế bất động sản, cần xây dựng như thế nào cho phù hợp với tình hình thực tiễn?

Về bản chất, thuế tài sản là nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước được áp dụng đối với người sở hữu tài sản ở mức nhất định (giá trị, số lượng). Thông thường, chính sách thuế này được xây dựng để đánh vào những người có tài sản lớn nhằm phân phối lại thu nhập và chính quyền sử dụng toàn bộ nguồn thu để cung cấp các dịch vụ, điều kiện, hạ tầng về an sinh chung cho xã hội tại địa phương đó mà không chuyển về Trung ương.

Tuy nhiên, nếu chỉ căn cứ áp dụng đối với bất động sản thứ hai trở đi thì chưa khoa học, bảo đảm sự công bằng và tính khả thi. Chẳng hạn, dự thảo Luật Đất đai 2022 sửa đổi đang được điều chỉnh theo hướng mở rộng hạn điền cho cá nhân, hộ gia đình thì đáng ra nên cần được quy định ở một mức độ hạn điền phù hợp, còn hạn điền dành cho tổ chức kinh tế thì nên cởi mở hơn vì Nhà nước quản lý theo dự án sẽ tốt hơn so với cá nhân sử dụng.

Tóm lại, với những thông tin ban đầu còn quá hạn chế đối với một chính sách thuế mới, đồng thời căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành, theo quan điểm cá nhân tôi, đề xuất của UBND TP.HCM về chính sách thuế tài sản đối với bất động sản thứ hai chưa nên đưa vào nghị quyết mới thay cho Nghị quyết 54/2017.

Xin cảm ơn ông!

PV thực hiện

Tin liên quan

Tin khác

Từ vùng đất yên ả đến đô thị lễ hội, Vinhomes Golden Avenue “đánh thức” thành phố vùng biên

Từ vùng đất yên ả đến đô thị lễ hội, Vinhomes Golden Avenue “đánh thức” thành phố vùng biên

Từ những con phố thưa vắng, khu vực phường Hải Hòa (TP. Móng Cái) đang chuyển mình mạnh mẽ khi cộng đồng cư dân mới tại Vinhomes Golden Avenue nhanh chóng hình thành. Những đêm nhạc hội rực rỡ, phố xá sáng đèn, công viên đầy ắp tiếng cười trẻ thơ… tạo nên một không gian sống hiện đại, năng động, một tâm điểm giải trí và tận hưởng thời thượng tại thành phố vùng biên.
Hạ tầng trở thành động lực then chốt cho sự phục hồi của thị trường bất động sản

Hạ tầng trở thành động lực then chốt cho sự phục hồi của thị trường bất động sản

Năm 2025 đang mở ra một chương mới cho thị trường bất động sản Việt Nam, nơi hạ tầng không chỉ là nền tảng, mà đã trở thành động lực then chốt cho sự phục hồi và tăng trưởng. Với gần 800.000 tỷ đồng được Chính phủ chi cho các dự án giao thông trọng điểm, từ cao tốc Bắc - Nam, sân bay Long Thành đến các tuyến vành đai và đường sắt đô thị, thị trường đang đón nhận một "cú hích" lịch sử.
Bất động sản tháng 5: Chung cư bứt phá, đất nền chững lại

Bất động sản tháng 5: Chung cư bứt phá, đất nền chững lại

Thị trường bất động sản tháng 5 chứng kiến một sự dịch chuyển đáng chú ý: Chung cư bất ngờ lên ngôi, trở thành tâm điểm quan tâm của cả người mua lẫn nhà đầu tư tại hai đô thị lớn Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, cũng như các tỉnh thành lân cận.
Ninh Thuận dồn lực giải phóng mặt bằng cho hai nhà máy điện hạt nhân

Ninh Thuận dồn lực giải phóng mặt bằng cho hai nhà máy điện hạt nhân

Sau gần một thập kỷ tạm dừng, hai dự án Nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận chính thức tái khởi động với mục tiêu hoàn thành trong 5 năm. Chính quyền và người dân địa phương đang chung sức, đồng lòng tháo gỡ các “nút thắt” về mặt bằng, quy hoạch, sẵn sàng cho bước chuyển mình lịch sử trong lĩnh vực năng lượng quốc gia.
Nhà ở xã hội: Không chỉ thiếu “đất sạch” mà cần cả hạ tầng đồng bộ

Nhà ở xã hội: Không chỉ thiếu “đất sạch” mà cần cả hạ tầng đồng bộ

Việc thiếu “đất sạch” và vướng mắc thủ tục hành chính vẫn là rào cản khiến mục tiêu 100.000 căn hộ vào năm 2025 có nguy cơ không đạt được.
Bộ Xây dựng hướng dẫn Tập đoàn Vingroup về chuyển nhượng nhà ở hình thành trong tương lai

Bộ Xây dựng hướng dẫn Tập đoàn Vingroup về chuyển nhượng nhà ở hình thành trong tương lai

Theo Bộ Xây dựng, các hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai đã được ký kết giữa chủ đầu tư và khách hàng, chưa nộp hồ sơ đề nghị cấp sổ đỏ thì được mua bán theo quy định.
Bất động sản phía Nam 2025: Dòng tiền dịch chuyển về Bình Dương, Long An

Bất động sản phía Nam 2025: Dòng tiền dịch chuyển về Bình Dương, Long An

Nguồn cung lại khan hiếm, đặc biệt là căn hộ bình dân, khiến giá nhà tại TP.Hồ Chí Minh tiếp tục neo cao, đẩy sức mua thực dịch chuyển mạnh sang các tỉnh Bình Dương và Long An.
Khơi dậy tiềm năng kinh tế to lớn của các bãi nổi sông Hà Nội

Khơi dậy tiềm năng kinh tế to lớn của các bãi nổi sông Hà Nội

Hàng loạt vướng mắc trong việc sử dụng đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi ở Hà Nội sẽ được tháo gỡ khi hai dự thảo Nghị quyết mới của HĐND thành phố được ban hành. Các quy định chặt chẽ về mục đích sử dụng, thời hạn tồn tại của công trình và chế tài xử lý nghiêm minh được kỳ vọng sẽ tăng cường nguồn lực đất đai, góp phần xây dựng Hà Nội trở thành một đô thị xanh.
Rủi ro biến đổi khí hậu và bài toán thích ứng cho bất động sản TP. Hồ Chí Minh

Rủi ro biến đổi khí hậu và bài toán thích ứng cho bất động sản TP. Hồ Chí Minh

Biến đổi khí hậu không còn là một cảnh báo xa vời, mà đã trở thành hiện thực hữu hình tác động trực tiếp đến mọi mặt của đời sống đô thị, đặc biệt là thị trường bất động sản. Do đó, việc thích ứng khí hậu không chỉ là yêu cầu bắt buộc, mà còn mở ra cơ hội tái định hình thị trường.
Chiến lược đầu tư mới: Lấy cộng đồng làm trọng tâm

Chiến lược đầu tư mới: Lấy cộng đồng làm trọng tâm

Sau nhiều biến động toàn cầu và những thay đổi sâu sắc trong bối cảnh kinh tế xã hội, thị trường bất động sản toàn cầu đang bước vào một chu kỳ mới, đòi hỏi nhà đầu tư phải tái định vị chiến lược.