Đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn ưu đãi
Đơn cử như gia đình ông Nguyễn Văn Phường, ở ấp 3, xã Bình Tấn thuộc diện hộ khó khăn, năm 2021, qua tổ tiết kiệm và vay vốn, hội đoàn thể địa phương giới thiệu, ông Phường được vay 40 triệu đồng từ NHCSXH huyện Thanh Bình, triển khai mô hình nuôi heo sinh sản. Đến nay, tổng đàn heo của gia đình ông có khoảng 100 con.
“Tôi tiếp cận nguồn vốn vay thuận tiện, Phòng giao dịch NHCSXH huyện làm hồ sơ xét vay vốn nhanh chóng, giải ngân nguồn vốn tại xã, giúp người dân không phải mất thời gian đi lại. Nguồn vốn này đã tạo điều kiện cho gia đình tôi chăn nuôi, phát triển kinh tế, vươn lên trong cuộc sống”, ông Phường tâm sự.
![]() |
NHCSXH huyện Thanh Bình giao dịch tại điểm giao dịch xã |
Thời gian qua, NHCSXH huyện Thanh Bình luôn bám sát các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện, điều hành hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn có hiệu quả, đảm bảo người nghèo, các đối tượng chính sách đủ điều kiện và có nhu cầu được vay vốn, góp phần thực hiện thành công Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững, phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống người dân.
Triển khai các chương trình tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, doanh số cho vay trong hơn 20 năm qua của NHCSXH huyện Thanh Bình đạt hơn 627,2 tỷ đồng, giúp cho 18.744 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn. Qua đó, giúp cho trên 16.802 lượt hộ thoát nghèo; tạo việc làm mới cho hơn 2.602 lao động, 562 lao động được vay vốn đi lao động có thời hạn ở nước ngoài; hỗ trợ cho 3.548 HSSV được vay vốn học tập; xây mới và cải tạo 22.386 công trình nước sạch vệ sinh môi trường ở nông thôn; hơn 6.170 hộ nghèo được vay vốn để xây dựng nhà ở…
Nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần nâng cao mức thu nhập bình quân đầu người từ 22,5 triệu đồng/người vào năm 2002 lên 50,2 triệu đồng/người vào năm 2022; giúp giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện cuối năm 2021 xuống còn 3,54% và phấn đấu cuối năm 2023 giảm còn 2,54%, đời sống của người dân, đặc biệt là đời sống người nghèo ngày càng được cải thiện.
Những kết quả đạt được trong triển khai thực hiện tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn huyện Thanh Bình đã khẳng định sự phù hợp giữa chủ trương chính sách tín dụng ưu đãi của Đảng, Chính phủ với thực tiễn tình hình kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của đông đảo các tầng lớp nhân dân, nhất là người nghèo và các đối tượng chính sách. Việc tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách có vai trò quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới, ổn định chính trị, trật tự xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Lãnh đạo NHCSXH huyện Thanh Bình cho biết, ngân hàng luôn tranh thủ sự quan tâm, ủng hộ của các cấp ủy, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội triển khai nhiều giải pháp phù hợp để huy động nguồn vốn từ nhiều kênh, nhiều đối tượng đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn, đầu tư phát triển sản xuất, cải thiện cuộc sống cho hàng nghìn hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Đồng thời chú trọng nâng cao vai trò lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, giám sát hiệu quả nguồn vốn vay, đảm bảo nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn. Thời gian tới, Phòng giao dịch tiếp tục bám sát các chỉ đạo của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện để đảm bảo nguồn vốn đúng đối tượng, đúng mục đích theo các mô hình phát triển kinh tế của huyện, giúp người dân sử dụng vốn vay hiệu quả, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Các tin khác

Hỗ trợ 3 tỷ đồng cho mỗi dự án liên kết theo chuỗi giá trị nông nghiệp

“Số hóa” tín dụng chính sách

An Giang: Hiệu quả nguồn vốn vay phục hồi phát triển kinh tế

Tín dụng chính sách: Động lực để Phú Yên thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Tiếp sức cho Tân Kỳ giảm nghèo bền vững

Hợp tác giúp hội viên nông dân tiếp cận, sử dụng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng

Quỹ tín dụng muốn xây dựng app trực tuyến

Tín dụng chính sách góp phần giảm nghèo bền vững ở Đắk Nông

Vốn chính sách giúp phụ nữ Quế Phong thoát nghèo

Quảng Ngãi: Dư nợ tín dụng chính sách đạt hơn 4.709 tỷ đồng

Agribank - 35 năm vững bước cùng “tam nông”

Đồng Tháp: Hệ thống quỹ tín dụng cho vay hơn 900 tỷ đồng

Bến Tre: Chỉ đạo tăng cường cho vay qua tổ vay vốn

Vốn ngân hàng thúc đẩy kinh tế biển phát triển bền vững

KonTum: Thoát nghèo từ nguồn vốn tín dụng chính sách

Việt Nam - Australia trao đổi nhiều văn kiện hợp tác quan trọng và khai trương 2 đường bay thẳng mới

Phó Thống đốc: Sức hấp thụ vốn của nền kinh tế đang yếu

Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử

3 lần giảm lãi suất thể hiện sự quyết liệt trong điều hành của NHNN
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Thống đốc lý giải nguyên nhân không giảm lãi suất từ cuối năm 2022
Tín dụng chính sách hỗ trợ người Khmer cải thiện đời sống
Cần Thơ: Phát triển Chợ 4.0 để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt
An Giang: Ngân hàng tích cực cho vay tam nông

Nhà máy và trang trại của Vinamilk được chứng nhận trung hòa carbon

Bàn giao ‘sổ đỏ” dự án The Mansion Hội An

Sức hút từ những công viên chủ đề

Chọn sữa mát vì điều tốt nhất cho con
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Cơ hội mua nhà với gói vay lãi suất từ 8,2%/năm tại HDBank

MoMoTravel lọt vào các thương hiệu đặt mua tour du lịch

Phê duyệt cấp hạn mức tín dụng trên BIZ MBBank cho doanh nghiệp

VietinBank - Ngân hàng tiêu biểu về cung ứng sản phẩm phái sinh tại Việt Nam năm 2022

Agribank E-Mobile Banking: Giải pháp hữu hiệu giảm tải cung ứng tiền mặt

SHB được vinh danh 2 giải thưởng quan trọng

Vietcombank được trao 3 giải thưởng quan trọng tại diễn đàn Ngân hàng bán lẻ Việt Nam 2023
