Đầu tư công đang là “điểm nghẽn” do nhiều “điểm nghẽn”
![]() | Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế |
![]() | Tháo gỡ vướng mắc để đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công |
![]() | Thường vụ Quốc hội “sốt ruột” vì… “tắc” vốn đầu tư công |
![]() |
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương |
Từ đầu năm đến 31/7/2022 mới giải ngân được 34,47% kế hoạch đầu tư công, tỷ lệ này thấp hơn cùng kỳ năm trước. Thứ trưởng đánh giá thế nào về con số này?
Tỷ lệ phản ánh xu hướng và đặc thù giải ngân vốn đầu tư công, đó là những tháng đầu năm chậm, tăng tốc vào cuối năm. Tuy nhiên, với tốc độ này giải ngân vốn đầu tư công vẫn tiếp tục là điểm nghẽn, vẫn đang gặp nhiều khó khăn do vướng từ thủ tục đến thể chế và cả việc triển khai thực hiện.
Qua làm việc với các bộ, cơ quan trung ương và địa phương, chúng tôi thấy có khoảng 21 loại tồn tại, khó khăn vướng mắc trong đầu tư công khác nhau, có thể phân thành 3 nhóm chính: Nhóm nội dung liên quan đến thể chế, chính sách (trong các lĩnh vực đất đai, tài nguyên, môi trường, ngân sách nhà nước và công sản, xây dựng, đấu thầu và đầu tư công); Nhóm nội dung liên quan đến tổ chức triển khai thực hiện và Nhóm khó khăn mang tính đặc thù của kế hoạch năm 2022.
Liên quan đến thể chế, chính sách, có những vướng mắc chủ yếu về các lĩnh vực như đất đai, tài nguyên - môi trường xây dựng, đấu thầu… Trong đó, việc xác định phân loại đất, nguyên tắc sử dụng đất giữa các luật không thống nhất dẫn tới khó khăn trong thu hồi và sử dụng đất của dự án. Ví dụ đất của trạm dừng nghỉ của đường cao tốc, trạm làm logistics thì quyết định phân loại đất nào, nguyên tắc sử dụng theo quy định nào cũng chưa rõ… Hay như xác định giá đất phải theo nguyên tắc: phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường. Nhưng thế nào là phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường...
Các quy định về trường hợp chỉ định thầu, lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc, chưa giải quyết được trong một số trường hợp cấp bách. Ví dụ như trong các chương trình phòng, chống dịch bệnh, xây dựng các công trình có quy mô lớn cần đẩy nhanh tiến độ.
Một yếu tố làm tỷ lệ giải ngân vừa rồi thấp, đó là ở nhiều dự án trọng điểm, quy mô lớn với tiến độ yêu cầu nhanh dẫn đến nhu cầu về đất san lấp, vật liệu xây dựng là rất lớn, nhưng nguồn cung không thể đáp ứng dẫn đến tiến độ thi công bị kéo dài và tiến độ giải ngân vốn không đạt quy định.
Hay như trong quá trình thực hiện, người đứng đầu các cấp, các ngành chưa thực sự vào cuộc; cán bộ, công chức còn lúng túng, chưa quyết liệt khi gặp vấn đề vướng mắc...
Những khó khăn đặc thù của năm 2022 khiến tỷ lệ giải ngân thấp là gì, thưa Thứ trưởng?
Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 mới được Quốc hội thông qua vào tháng 7/2021, vì thế năm 2022 mới là năm đầu tiên triển khai Kế hoạch đầu tư công trung hạn. Sang năm 2022 này các bộ, địa phương bắt đầu khởi công mới nhiều dự án. Các dự án khởi công mới được bố trí vốn đầu năm phải mất thời gian triển khai các thủ tục lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế - dự toán công trình mới đủ điều kiện để tổ chức đấu thầu thi công. Thời gian này thường mất khoảng từ 6 đến 8 tháng.
Ngoài ra, giá nguyên, nhiên vật liệu, xăng dầu trong những tháng đầu năm 2022 tăng cao, có tình trạng khan hiếm nguồn cung về cát, đất để san lấp mặt bằng... dẫn đến nhà thầu trúng thầu, ký hợp đồng trọn gói thi công cầm chừng, chờ chính sách điều chỉnh giá hợp đồng và giá vật liệu xây dựng.
Vậy hướng xử lý các khó khăn vướng mắc, tháo gỡ các điểm nghẽn như thế nào?
Chúng tôi có đề nghị 3 nhóm giải pháp. Thứ nhất là tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách. Trong đó đề nghị Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương có liên quan nghiên cứu sửa tổng thể các luật có liên quan đến thực hiện dự án đầu tư công (một luật sửa nhiều luật).
Thứ hai là tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong triển khai dự án đầu tư công. Theo đó, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương phải chủ động, thực sự vào cuộc và trả lời, hướng dẫn xử lý, tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn một cách kịp thời, hiệu quả. Người đứng đầu phải trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm giải trình về kết quả giải ngân cũng như hiệu quả đầu tư. Đồng thời, nâng cao chất lượng chuẩn bị đầu tư dự án từ sớm để hạn chế tối đa việc thay đổi, điều chỉnh dự án và tuân thủ đúng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt. Bên cạnh đó, nên tăng cường tần suất kiểm tra hiện trường để kịp thời chấn chỉnh các tồn tại, bất cập trong đầu tư công.
Thứ ba là đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính. Bộ Tài nguyên môi trường, Bộ Xây dựng cần đẩy nhanh tiến độ giải quyết các thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn về nguồn vật liệu, và nguồn cung cấp vật liệu san lấp. Đồng thời tháo gỡ khó khăn cho các nhà thầu ký hợp đồng trọn gói trong bối cảnh giá nguyên nhiên vật liệu tăng cao. Bộ Xây dựng khẩn trương có hướng dẫn các địa phương kịp thời điều chỉnh, công bố giá và chỉ số giá vật liệu xây dựng, chỉ số giá xây dựng theo tháng phù hợp diễn biến giá thị trường.
Ngoài vốn đầu tư trung hạn còn nhiệm vụ giải ngân vốn từ chương trình phục hồi và phát triển. Vậy Thứ trưởng đánh giá thế nào về tiến độ giải ngân năm nay?
Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ then chốt để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tỷ lệ giải ngân thấp làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, gây lãng phí nguồn lực, ảnh hưởng đến động lực và tốc độ tăng trưởng kinh tế chung.
Theo tôi, cần nhận diện đúng và xử lý kịp thời các điểm nghẽn trực tiếp và gián tiếp, khách quan và chủ quan đã tồn tại lâu nay đang và sẽ ảnh hưởng đến đẩy mạnh giải ngân, đi đôi với bảo đảm chất lượng công trình và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công… Đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, cấp thiết để đảm bảo thực hiện thành công mục tiêu phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, góp phần kích thích tổng cầu, tạo thêm việc làm, thu nhập, nâng cao đời sống cho người lao động.
Khi chúng ta tập trung chỉ đạo, thực hiện các giải pháp, khắc phục những tồn tại, hạn chế, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm thì sẽ đạt được kế hoạch của năm nay.
Xin cảm ơn Thứ trưởng!
Về các dự án quan trọng quốc gia, theo báo cáo của Bộ Tài chính, Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành đã giải ngân được 69,03% kế hoạch; Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020 ước giải ngân được 35% kế hoạch năm 2022. Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 ước giải ngân được 72% kế hoạch. |
Các tin khác

Chuyên gia: Cần xem xét thành lập ngân hàng đầu tư xanh

Thúc đẩy thực hành ESG để nền kinh tế phát triển bền vững

Lãi suất và phục hồi tăng trưởng

Tăng vốn - vấn đề cấp thiết của ngân hàng

Thách thức chưa giảm, cần nỗ lực nhiều hơn

Kỳ vọng mảng bán lẻ

Tỷ giá sáng 5/4: Tỷ giá trung tâm đi ngang

Mọi khoản tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng được bảo toàn cả gốc lẫn lãi

Mua, bán ngoại tệ trên mạng là trái quy định pháp luật

Chuyên gia Standard Chartered: Cắt giảm lãi suất là động thái tích cực

Thu nhập lãi thuần của các nhà băng ngày càng thu hẹp

Vốn chảy vào bất động sản có chọn lọc

Nhân sự ngân hàng: Sẵn sàng để vượt khủng hoảng

Bất động sản: Phân khúc nào được ngân hàng quan tâm?

“Bến đỗ” nào hợp lý cho nhà đầu tư trong năm 2023?

Standard Chartered dự báo GDP quý 3 sẽ tiếp tục phục hồi, đạt 5,1%

Ông Phan Đình Điền được giao nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị SCB

Tiếp tục kéo dài triển khai Nghị quyết 42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD

NHNN là thành viên ngày càng tích cực và quan trọng của cộng đồng BIS
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Kết nối ngân hàng – doanh nghiệp: Khơi thông nguồn lực sản xuất kinh doanh
Quảng Nam: Dư nợ cho vay chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp đạt hơn 9,2 nghìn tỷ đồng
Hà Tĩnh: Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động tín dụng chính sách xã hội
Hòa Bình tổ chức Hội nghị khảo sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về các TCTD trên địa bàn

Hạ Long: Căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 đắt hàng

Sức hút từ villa sang trọng ven sông

Ra mắt bộ 3 siêu chính sách chào thuê tổ hợp nhà phố thương mại The Center Point - Vinhomes Ocean Park 2

Mô hình kinh doanh “tổ hợp trong tổ hợp” - xu hướng mới của ngành F&B
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

BAOVIET Bank cho vay tiêu dùng lãi suất ưu đãi chỉ từ 7,9%/năm

Quét QR Co-opBank là có quà

SHB là Ngân hàng Micro SME tốt nhất Việt Nam

Tiếp tục đồng hành, hỗ trợ khách hàng vượt khó

Giảm ngay 100.000 đồng khi thanh toán học phí qua cổng thanh toán bảo kim bằng thẻ NAPAS

MB ra mắt sản phẩm vay vốn tín chấp đồng hành cùng doanh nghiệp

Cho vay tiêu dùng có dễ?
