Đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Đức nhờ EVFTA
Đó là thông tin được trao đổi tại Hội thảo trực tuyến “Thúc đẩy thương mại Việt Nam - Đức thông qua Hiệp định EVFTA - Những điều doanh nghiệp cần biết” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp Với Viện FNF Việt Nam tổ chức sáng 14/12.
Hội thảo được tổ chức nhằm cung cấp thông tin cho doanh nghiệp về những cơ hội kinh doanh với thị trường Đức từ EVFTA, giới thiệu cuốn Sổ tay doanh nghiệp “Tận dụng EVFTA để xuất nhập khẩu hàng hoá giữa Việt Nam và Đức” và ra mắt Chuyên trang thông tin trực tuyến về xuất nhập khẩu Việt Nam - Đức do VCCI thực hiện.
![]() |
Toàn cảnh Hội thảo |
Phát biểu tại Hội thảo, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI nhận định, trong nhiều năm qua, Đức vẫn luôn là một trong những đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam. Từ góc độ xuất khẩu, Đức là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 tại EU, thứ 7 thế giới của Việt Nam năm 2020. Về nhập khẩu, Đức là nguồn cung hàng hóa lớn thứ 2 EU, thứ 14 thế giới của chúng ta. Việt Nam và Đức có cơ cấu sản phẩm bổ sung cho nhau là chủ yếu. Việt Nam có thế mạnh về các sản phẩm công nghiệp nhẹ, sản phẩm tiêu dùng và nông sản thực phẩm, và có nhu cầu cao với nhiều nguyên liệu và máy móc phục vụ sản xuất. Trong khi đó Đức là cường quốc công nghiệp nặng, xuất khẩu nhiều nguyên nhiên liệu và máy móc thiết bị và cũng nhập khẩu nhiều hàng tiêu dùng, nông sản thực phẩm.
Theo Phó Chủ tịch VCCI, là một FTA thế hệ mới với mức độ tự do hóa cao, EVFTA tiến tới xoá bỏ phần lớn hàng rào thuế quan và tiết giảm các rào cản phi thuế quan giữa Việt Nam với EU, trong đó có Đức. Từ đó mang tới kỳ vọng về một sự tăng trưởng đột phá trong quan hệ thương mại song phương Việt Nam - Đức.
Tại Hội thảo, bà Nguyễn Cẩm Trang, Phó Cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu, Bộ Công Thương đã cung cấp thông tin về những kết quả khả quan trong năm đầu thực thi EVFTA từ góc độ xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU nói chung, Việt Nam - Đức nói riêng. Đáng chú ý, nhiều sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đã tận dụng được các cơ hội từ EVFTA trong một năm qua để tăng mạnh xuất khẩu sang thị trường Đức như: Máy móc và thiết bị (tăng 83,6%); phương tiện vận tải và phụ tùng (tăng 71,6%); sắt thép (tăng 53,2%); máy tính và điện tử (tăng 34%); thủy sản (tăng 15,5%). Trong đó, với mặt hàng thuỷ sản chủ yếu từ nhóm được cắt giảm thuế quan ngay. Chứng tỏ doanh nghiệp đã có thể tận dụng Hiệp định ngay từ những ngày đầu tiên.
Bên cạnh đó, tỷ lệ sử dụng C/O EUR.1 có sự tăng dần theo thời gian cho thấy EVFTA ngày càng phát huy ảnh hưởng, góp phần thúc đẩy xuất khẩu. Một số mặt hàng có tỷ lệ kim ngạch sử dụng C/O trên tổng kim ngạch xuất khẩu sang EU cao có thể kể đến như giày dép, thuỷ sản… đều trên 70%.
Tuy nhiên, thống kê cũng cho thấy một số mặt hàng thế mạnh nhưng có tỷ lệ sử dụng C/O chưa đạt mức kỳ vọng, có thể kể đến như mặt hàng gỗ, dệt may. Nguyên nhân do các doanh nghiệp gỗ vẫn đang sử dụng ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) tại thị trường EU, còn với dệt may, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa đáp ứng được quy tắc xuất xứ. Do đó, doanh nghiệp cần lưu ý một số điểm để có thể tận dụng cơ hội xuất khẩu sang thị trường Đức trong thời gian tới.
Đơn cử như với mặt hàng dệt may, theo bà Trang, về lâu dài, doanh nghiệp phải có kế hoạch đầu tư máy móc thiết bị, công nghệ để nâng cao năng lực sản xuất vải nguyên liệu trong nước.
Đối với doanh nghiệp xuất khẩu gỗ, từ khi EVFTA có hiệu lực đến hết 31/12/2022, nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu có thể lựa chọn sử dụng GSP hoặc EVFTA và áp dụng quy tắc xuất xứ tương ứng với mỗi cơ chế đó. Trong 5 năm tiếp theo vẫn được lựa chọn một trong hai mức thuế ưu đãi từ GSP hoặc EVFTA nhưng dù áp dụng thuế quan ưu đãi theo cơ chế nào, hàng hoá phải đáp ứng quy tắc xuất xứ theo EVFTA.
![]() |
Hàng Việt đã tận dụng được ưu đãi từ EVFTA để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Đức. Ảnh: ST |
Trao đổi tại Hội thảo, bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, VCCI đã giới thiệu chi tiết các cơ hội từ EVFTA cho xuất nhập khẩu với thị trường Đức cũng như yêu cầu cụ thể về thủ tục xuất nhập khẩu để tận dụng các cơ hội này.
TS. Phạm Hùng Tiến, Phó Giám đốc Viện FNF Việt Nam cũng đưa ra 3 nguyên tắc mà doanh nghiệp Việt cần lưu ý khi muốn đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Đức thông qua EVFTA đó là: Khai thác cơ hội từ nâng cao năng lực sản xuất nội địa thay vì chỉ tăng năng lực xuất khẩu; hợp tác liên kết với doanh nghiệp vừa và nhỏ thay vì chỉ tìm kiếm “đại bàng” và công nhận tiêu chuẩn EU thay vì chỉ nâng cao chất lượng sản phẩm.
Nhận định tiềm năng để xuất khẩu hàng Việt sang thị trường Đức là rất lớn, ông Hoàng Quang Phòng cho rằng, doanh nghiệp cần tìm hiểu đầy đủ các nội dung cam kết của Việt Nam và Đức trong EVFTA. Cùng với đó, các doanh nghiệp cả xuất khẩu và nhập khẩu đều cần có hiểu biết kỹ càng về quy mô, nhu cầu, thị hiếu của thị trường và các quy định xuất nhập khẩu của hai bên.
Để hỗ trợ các doanh nghiệp làm điều này, VCCI đã tổ chức biên soạn Sổ tay doanh nghiệp “Tận dụng EVFTA để xuất nhập khẩu hàng hoá giữa Việt Nam với thị trường Đức”. Đồng thời, VCCI cũng xây dựng một Chuyên trang thông tin điện tử về thị trường Đức để giúp thông tin và tư vấn cho doanh nghiệp về các cơ hội từ EVFTA và làm thế nào để kinh doanh thành công với thị trường Đức.
Các tin khác

Doanh nghiệp bán lẻ, tiêu dùng ứng phó với khó khăn

Doanh nghiệp sẽ tự tin hơn với “tấm hộ chiếu xanh”

Cơ hội hợp tác đầu tư nông nghiệp công nghệ cao

Dự kiến giảm tới 50% nhiều khoản thu phí, lệ phí

Nông sản Việt có nguy cơ bị hạn chế xuất khẩu vào châu Âu

Xuất khẩu thuỷ sản: Chọn phân khúc để mở rộng thị trường

PMI xuống 45,3 điểm: Số lượng đơn hàng giảm mạnh nhất 20 tháng

Thị trường blockchain Việt Nam có nhiều điểm sáng

Doanh nghiệp vững vàng hơn nhờ sản xuất xanh

Vietjet dẫn đầu dịch vụ bay của hàng không chi phí thấp toàn cầu 2023

SeABank cùng lúc đón nhận 3 giải thưởng, danh hiệu tiêu biểu

Doanh nghiệp có cường tráng, đất nước mới cường thịnh

Chuyển đổi số thúc đẩy hoạt động quản trị công ty

Ra mắt sách đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài và tại Myanmar

Khởi nghiệp xanh tạo ra nhiều doanh nông trẻ và sản phẩm bản địa

Phó Thống đốc: Sức hấp thụ vốn của nền kinh tế đang yếu

Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử

3 lần giảm lãi suất thể hiện sự quyết liệt trong điều hành của NHNN

Sức hút của ngành tài chính - ngân hàng trước mùa tuyển sinh 2023
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Thống đốc lý giải nguyên nhân không giảm lãi suất từ cuối năm 2022
Tín dụng chính sách hỗ trợ người Khmer cải thiện đời sống
Cần Thơ: Phát triển Chợ 4.0 để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt
An Giang: Ngân hàng tích cực cho vay tam nông

Nhà máy và trang trại của Vinamilk được chứng nhận trung hòa carbon

Bàn giao ‘sổ đỏ” dự án The Mansion Hội An

Sức hút từ những công viên chủ đề

Chọn sữa mát vì điều tốt nhất cho con
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Cơ hội mua nhà với gói vay lãi suất từ 8,2%/năm tại HDBank

MoMoTravel lọt vào các thương hiệu đặt mua tour du lịch

Phê duyệt cấp hạn mức tín dụng trên BIZ MBBank cho doanh nghiệp

VietinBank - Ngân hàng tiêu biểu về cung ứng sản phẩm phái sinh tại Việt Nam năm 2022

Agribank E-Mobile Banking: Giải pháp hữu hiệu giảm tải cung ứng tiền mặt

SHB được vinh danh 2 giải thưởng quan trọng

Vietcombank được trao 3 giải thưởng quan trọng tại diễn đàn Ngân hàng bán lẻ Việt Nam 2023
