Chỉ số kinh tế:
Ngày 25/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 25.055 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.853/26.257 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Dịch chuyển chuỗi cung ứng trong bối cảnh thương mại mới

Tuyết Anh
Tuyết Anh  - 
Ông Nguyễn Hữu Nam, Phó Giám đốc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh nhận định, trong những năm gần đây, nền kinh tế thế giới liên tục đối mặt với các biến động lớn, từ sự thay đổi chính sách thương mại đến tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu.
aa
Ngành FMCG chuyển mình trước thách thức Hội nghị Bộ trưởng Thương mại APEC lần thứ 31: Phát triển chuỗi cung ứng bền vững, kết nối bao trùm

Số liệu của Cục Thống kê cho thấy, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đến hết tháng 4/2025 của Việt Nam đạt 136,55 tỷ USD, tăng 18,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 13%; nhập khẩu tăng 18,6%, cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 3,79 tỷ USD. Việt Nam giữ vị thế là một nền kinh tế xuất khẩu chủ lực trong gần 10 năm qua, song đang chịu tác động mạnh mẽ từ địa chính trị thế giới.

“Trước những biến động này, đòi hỏi doanh nghiệp phải có chiến lược thích ứng linh hoạt. Trước tiên, sự thay đổi trong chính sách thương mại quốc tế từ các nền kinh tế lớn như Mỹ, EU và Trung Quốc đang tạo ra những thách thức đáng kể. Các biện pháp bảo hộ thương mại ngày càng gia tăng, khiến dòng chảy hàng hóa trở nên khó đoán và làm gia tăng rủi ro đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Bên cạnh đó, chi phí logistics gia tăng cũng là một rào cản lớn. Giá cước vận tải biển không ngừng leo thang, cùng với chi phí kho bãi và vận hành logistics ngày càng cao, tạo áp lực lên khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Điều này buộc các doanh nghiệp phải tối ưu hóa chuỗi cung ứng và tìm kiếm các giải pháp giảm thiểu chi phí” – ông Nam nhấn mạnh.

Theo ông Bùi Văn Quỳ, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn, dù đứng trước nhiều thách thức, nền kinh tế Việt Nam vẫn đang cho thấy sức bật mạnh mẽ nhờ vào sự chủ động thích ứng, đổi mới sáng tạo và những chiến lược phát triển bền vững. Sự dịch chuyển của chuỗi cung ứng toàn cầu, cùng với những nỗ lực tối ưu hóa logistics và nâng cao năng lực cạnh tranh, đang mở ra những cơ hội to lớn cho doanh nghiệp Việt Nam vươn ra thị trường quốc tế.

Trong bối cảnh đó, việc đầu tư vào hạ tầng logistics hiện đại, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số và thúc đẩy hợp tác chiến lược với các đối tác toàn cầu sẽ là chìa khóa giúp Việt Nam không chỉ duy trì vị thế trung tâm sản xuất và thương mại trong khu vực, mà còn vươn xa hơn trên bản đồ kinh tế thế giới.

Chuyên gia cho rằng, xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng đang tạo ra cơ hội để Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất và xuất khẩu quan trọng trong khu vực. Tuy nhiên, để tận dụng được lợi thế này, các doanh nghiệp cần đầu tư mạnh vào hạ tầng logistics, nâng cao hiệu quả vận hành và tối ưu hóa chuỗi cung ứng nhằm đáp ứng các yêu cầu ngày càng khắt khe từ đối tác quốc tế.

Cùng với đó, các hãng tàu lớn trên thế giới thực hiện tái cấu trúc cùng sự ra đời của các liên minh mới như Gemini, Premier Alliance, với sự điều chỉnh tuyến vận chuyển, sáp nhập hoặc cắt giảm số lượng chuyến, gây ảnh hưởng đến lịch trình xuất nhập khẩu và biến động giá cước vận tải. Không chỉ vậy, các tiêu chuẩn phát triển bền vững cũng đang đặt ra yêu cầu mới đối với hoạt động xuất nhập khẩu.

Việt Nam duy trì vai trò xuất khẩu chủ lực gần 10 năm qua, nhưng đang chịu ảnh hưởng lớn từ bất ổn địa chính trị toàn cầu
Việt Nam duy trì vai trò xuất khẩu chủ lực gần 10 năm qua, nhưng đang chịu ảnh hưởng lớn từ bất ổn địa chính trị toàn cầu

Các thị trường nhập khẩu lớn như EU và Mỹ đang siết chặt các quy định liên quan đến chuỗi cung ứng xanh, giảm phát thải carbon và áp dụng các tiêu chuẩn ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị). Điều này đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam phải nhanh chóng thích nghi bằng cách chuyển đổi sang mô hình logistics bền vững, tối ưu hóa năng lượng trong vận tải và sử dụng công nghệ thân thiện với môi trường.

Bàn về vấn đề này, PGS. TS. Hồ Thị Thu Hoà - Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Logistics Việt Nam cho rằng, việc tối ưu hóa hệ thống logistics bằng những kết nối khu vực sẽ giảm thời gian chờ, giảm chi phí và tăng hiệu quả kết nối, lưu thông hàng hóa, bao gồm mở rộng cảng biển, nâng cấp kho bãi và tăng cường kết nối giữa các trung tâm logistics trong nước. Sự phối hợp hiệu quả giữa các doanh nghiệp logistics, hiệp hội ngành nghề và cơ quan quản lý nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Các chính sách hỗ trợ về thuế, ưu đãi tài chính và đơn giản hóa thủ tục hải quan cần được đẩy mạnh để giúp doanh nghiệp giảm chi phí, tăng tính linh hoạt trong hoạt động kinh doanh. Việc xây dựng hành lang pháp lý minh bạch và thống nhất cũng giúp thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành logistics.

Bên cạnh đó, việc tận dụng các FTA và chính sách điều hành kinh tế trong nước để thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường xuất nhập khẩu thế giới sẽ là công cụ quan trọng để Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu, giảm thiểu tác động từ chính sách thuế mới của Hoa Kì và giữ vững đà tăng trưởng thương mại.

“Logistics luôn là yếu tố then chốt quyết định sự phát triển của thị trường xuất nhập khẩu. Do đó, các doanh nghiệp cần hiểu rõ chuỗi cung ứng của mình, đa dạng hóa nguồn cung, xây dựng chiến lược logistics dài hạn và tìm kiếm những giải pháp sáng kiến để cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Giải pháp tối ưu hóa kết nối và việc hình thành các tuyến vận chuyển nhanh hoặc đặc biệt là những giải pháp mới mang tính sáng kiến của ngành vận tải biển, nhất là với các đơn hàng cần đảm bảo độ chính xác về thời gian giao hàng, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh của thị trường xuất nhập khẩu Việt Nam với các thị trường khác cùng phân khúc”, bà Hòa đưa ra khuyến nghị.

Tuyết Anh

Tin liên quan

Tin khác

Sun Group và ACV ký kết hợp tác chiến lược, mở đường cho hệ sinh thái hàng không - du lịch đẳng cấp cất cánh

Sun Group và ACV ký kết hợp tác chiến lược, mở đường cho hệ sinh thái hàng không - du lịch đẳng cấp cất cánh

Sự kiện Tập đoàn Sun Group và Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) chính thức ký kết hợp tác chiến lược toàn diện đã đánh dấu một cột mốc quan trọng, mở ra kỷ nguyên mới cho ngành hàng không và du lịch Việt Nam.
Doanh nghiệp Việt vẫn lạ lẫm với CBAM

Doanh nghiệp Việt vẫn lạ lẫm với CBAM

Dù cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) của EU đã chính thức bước vào giai đoạn chuyển tiếp từ tháng 10/2023, nhưng hiện nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang trong trạng thái "mơ hồ", thiếu thông tin và chưa có bước chuẩn bị cần thiết để thích ứng. Thực tế này đặt ra những rủi ro lớn cho xuất khẩu, đặc biệt là với các ngành có lượng phát thải carbon cao như thép, xi măng, nhôm và phân bón.
Hà Nội phê duyệt đề cương Đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực

Hà Nội phê duyệt đề cương Đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực

Ngày 23/6, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 3140/QĐ-UBND phê duyệt đề cương nhiệm vụ “Đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội giai đoạn 2026-2030, định hướng đến năm 2045”.
Xuất khẩu rau quả khó đạt mục tiêu 8 tỷ USD

Xuất khẩu rau quả khó đạt mục tiêu 8 tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam đang cho thấy dấu hiệu chững lại rõ rệt trong những tháng đầu năm 2025. Trong bối cảnh thị trường Trung Quốc siết chặt kiểm soát, đặc biệt với mặt hàng chủ lực là sầu riêng, giới chuyên gia nhận định mục tiêu 8 tỷ USD năm nay sẽ rất khó đạt được nếu không có những thay đổi quyết liệt.
Cùng VIB gỡ rối từng nút thắt, bật mở cơ hội cho hộ kinh doanh và SMEs

Cùng VIB gỡ rối từng nút thắt, bật mở cơ hội cho hộ kinh doanh và SMEs

Trong bối cảnh các hộ kinh doanh và doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) đang đối diện với áp lực thích ứng với những thay đổi trong chính sách thuế, bài toán dòng tiền và yêu cầu cấp thiết về số hóa, việc tìm kiếm một giải pháp toàn diện trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Cần đầu tư và tận dụng nguồn năng lượng xanh

Cần đầu tư và tận dụng nguồn năng lượng xanh

Trong bối cảnh các chính sách mới về năng lượng tái tạo mở ra nhiều cơ hội, nhiều doanh nghiệp đã triển khai các giải pháp năng lượng xanh trong các khu công nghiệp để tận dụng tối đa tiềm năng này, giảm phụ thuộc vào nguồn điện truyền thống; hướng tới hoạt động sản xuất sạch, xanh và nâng cao tính cạnh tranh.
Vinhomes Royal Island nhận giải Vàng VUPA: Đô thị đảo kiểu mẫu cho cộng đồng tinh hoa toàn cầu

Vinhomes Royal Island nhận giải Vàng VUPA: Đô thị đảo kiểu mẫu cho cộng đồng tinh hoa toàn cầu

Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng) vừa được vinh danh với Giải Vàng tại Giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia lần thứ IV - cột mốc quan trọng tiếp theo khẳng định tầm vóc của dự án và tầm nhìn chiến lược của Vinhomes. Giải thưởng góp phần gia tăng sức hút của Đô thị đảo nghỉ dưỡng với giới đầu tư và cộng đồng quốc tế giữa thời điểm Hải Phòng đang trên hành trình vươn mình trở thành siêu đô thị hàng đầu khu vực.
“Kỳ lân” fintech góp sức kiến tạo hệ sinh thái AI mang bản sắc Việt

“Kỳ lân” fintech góp sức kiến tạo hệ sinh thái AI mang bản sắc Việt

Hợp lực cùng hơn 20 đơn vị công nghệ và giáo dục hàng đầu, MoMo chính thức góp mặt trong Liên minh AI Âu Lạc, hướng tới kiến tạo hệ sinh thái AI mang bản sắc Việt. Sự tham gia của "kỳ lân" Fintech này không chỉ cụ thể hóa mục tiêu xây dựng các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) thuần Việt mà còn khẳng định cam kết của MoMo trong việc đưa AI vào giải quyết các bài toán thực tiễn trong đời sống người Việt, từ tài chính đến tiêu dùng.
Nghệ thuật phản hồi và ghi nhận: Chìa khoá tạo động lực và gắn kết nhân viên

Nghệ thuật phản hồi và ghi nhận: Chìa khoá tạo động lực và gắn kết nhân viên

Thời điểm hiện nay, môi trường làm việc ngày càng biến động, các doanh nghiệp đang tìm mọi cách để giữ chân và truyền cảm hứng cho đội ngũ. Tuy nhiên, không phải lúc nào tăng lương hay các chính sách phúc lợi cũng là câu trả lời. Một yếu tố vô hình nhưng có sức mạnh to lớn, chính là nghệ thuật phản hồi (feedback) và ghi nhận (recognition) - hai kỹ năng mà nhà quản lý hiện đại cần thành thạo để tạo động lực và sự gắn kết bền vững với nhân viên.
Ngành dệt may khó có thể đi xa nếu mãi “đi làm thuê”

Ngành dệt may khó có thể đi xa nếu mãi “đi làm thuê”

Sau giai đoạn trầm lắng do suy thoái toàn cầu, ngành dệt may Việt Nam đang có những tín hiệu phục hồi rõ rệt trong quý II/2025. Xuất khẩu tháng 5 đạt tới 3,71 tỷ USD, tăng gần 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 5 tháng đầu năm, toàn ngành đạt hơn 17,5 tỷ USD kim ngạch, tăng 9% so với cùng kỳ, điều này cho thấy đà tăng trưởng mạnh trở lại. Mục tiêu cán mốc 48 tỷ USD xuất khẩu của ngành trong năm nay đang dần trở nên khả thi.