Diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế sáng 11/6
Diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế sáng 9/6 Diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế sáng 10/6 |
![]() |
Thị trường ngoại hối
Đồng USD giữ giá so với các đồng tiền chủ chốt khác vào phiên giao dịch ngày thứ Tư (11/6) sau khi Mỹ và Trung Quốc thống nhất về khuôn khổ cho thỏa thuận thương mại. Các nhà đầu tư kỳ vọng điều này có khả năng sẽ mở đường cho việc giải quyết cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Vào đầu phiên giao dịch châu Á, tỷ giá USD/JPY giảm 0,14% xuống 144,77. Tỷ giá USD/CHF giảm 0,13%, giao dịch gần nhất ở mức 0,8218.
Tỷ giá EUR/USD dao động ở mức 1,1427, trong khi đồng nhân dân tệ của Trung Quốc trên thị trường quốc tế (CNH) ít thay đổi, giao dịch ở mức 7,1881 USD/CNH.
Chỉ số đô la Mỹ (DXY), đo lường sức mạnh của đồng bạc xanh so với 6 đồng tiền chủ chốt khác, ít thay đổi và giữ ở mức 99,068 điểm.
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick cho biết các quan chức Mỹ và Trung Quốc đã kết thúc các cuộc đàm phán kéo dài hai ngày tại London và đồng ý đưa thỏa thuận thương mại đạt được vào tháng trước tại Geneva trở lại đúng hướng.
Khuôn khổ này bao gồm việc giải quyết các hạn chế xuất khẩu của Trung Quốc đối với khoáng sản đất hiếm và nam châm, đồng thời cũng sẽ dỡ bỏ một số hạn chế xuất khẩu của Mỹ mới được áp dụng gần đây.
"Vấn đề nằm ở chi tiết của thỏa thuận và quan trọng liệu điều này có thể giúp tái lập niềm tin giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump đang bị rạn nứt kể từ khi Thỏa thuận Geneva được công bố", ông Ray Attrill, Trưởng bộ phận chiến lược ngoại hối tại Ngân hàng National Australia Bank (NAB), nhận định và cho rằng: "Tuy nhiên vẫn còn sớm để khẳng định chúng ta đang thiết lập một thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung mới, vững chắc".
Phần lớn diễn biến thị trường tài chính trong năm nay bị chi phối bởi tâm lý lo lắng của các nhà đầu tư về khả năng nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái trước các chính sách khó đoán của Tổng thống Mỹ Donald Trump và gây ra các tổn hại tới tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Sự xói mòn niềm tin của nhà đầu tư vào các tài sản Mỹ đã làm suy yếu đồng USD, vốn đã giảm hơn 8% từ đầu năm đến nay.
Vào cuối ngày, các nhà đầu tư sẽ phân tích báo cáo lạm phát tiêu dùng của Mỹ nhằm xem xét các tác động của thuế quan đối với giá cả và dự kiến quyết định chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong phần còn lại của năm.
Thị trường dự đoán Fed sẽ giữ nguyên lãi suất vào tuần tới, tuy nhiên nhiều khả năng sẽ thực hiện 2 đợt cắt giảm 25 điểm cơ bản trong năm 2025.
Bảng Anh (GBP) tăng nhẹ lên 1,35 GBP/USD khi thị trường chờ đợi kế hoạch chi tiêu công của Bộ trưởng Tài chính Anh Rachel Reeves. Đồng tiền này đã chịu áp lực giảm giá sau khi số liệu cho thấy thị trường lao động yếu kém.
Thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán Nhật Bản tiếp tục tăng phiên thứ tư liên tiếp trong ngày thứ Tư, sau khi các quan chức Mỹ và Trung Quốc đạt được một khuôn khổ nhằm khôi phục lệnh đình chiến thương mại và dỡ bỏ các hạn chế của Trung Quốc đối với đất hiếm - yếu tố nhu cầu mua tài sản rủi ro trên thị trường.
Các cổ phiếu lớn trong ngành bán dẫn dẫn dắt đà tăng, trong đó Sumco tăng 7% và Tokyo Electron tăng 3,6%. Mazda Motor cũng tăng 1,2% nhờ đồng yên suy yếu, hỗ trợ nhóm cổ phiếu xuất khẩu.
Chỉ số Nikkei 225 tăng 0,5%, hướng tới chuỗi tăng dài nhất trong gần một tháng. Tuy nhiên, tính từ đầu năm đến nay, chỉ số này vẫn giảm 4,2%. Trong khi đó, chỉ số Topix gần như đi ngang.
Ông Tatsunori Kawai, chiến lược gia trưởng tại Mitsubishi UFJ eSmart Securities, nhận định rằng chính sách thuế bất ổn của Tổng thống Mỹ Donald Trump phần lớn đã được phản ánh vào giá cổ phiếu toàn cầu. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán Nhật vẫn chưa hồi phục về mức cao như đầu năm.
Ông Kawai cho biết, sau cuộc họp chính sách của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào tuần tới, các yếu tố như lương thưởng chi trả trong các tháng hè và cổ tức doanh nghiệp có thể là động lực thúc đẩy thị trường nội địa tăng điểm và dòng vốn sẽ tiếp tục đổ vào thị trường Nhật Bản”
Sumco là mã tăng mạnh nhất, theo sau là Isetan Mitsukoshi với mức tăng 6,2%.
Ngược lại, cổ phiếu giảm mạnh nhất là Hino Motors giảm 17%, sau khi hãng xe tải này - một đơn vị thành viên của Toyota Motor - thông báo sẽ phát hành cổ phiếu mới như một phần trong thỏa thuận sáp nhập với Mitsubishi Fuso.
Thị trường vàng
Giá vàng tăng nhẹ 0,1%, giao dịch ổn định quanh mức 3.328 USD. Giá phục hồi từ mức giảm đầu phiên do kỳ vọng vào những tiến triển đàm phán thương mại Mỹ - Trung. Nhà đầu tư đang chờ dữ liệu CPI tháng Năm của Mỹ, dự kiến lạm phát tăng nhẹ, để đánh giá tác động đến chính sách của Fed và hướng đi của giá vàng.
Tin liên quan
Tin khác

Nhu cầu trú ẩn an toàn đẩy đồng USD tăng giá

BIDV: Lợi nhuận bị kìm hãm bởi NIM thu hẹp

3 chỉ dấu dữ liệu phác họa rủi ro kinh tế lớn nhất mà Fed đang đối mặt

Nội bộ Fed chia rẽ giữa việc phòng ngừa lạm phát hay sớm hạ lãi suất

Ba lần cắt giảm lãi suất trong 24 giờ cho thấy thách thức thuế quan tại châu Âu

Trung Quốc giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản trong tháng 6

Diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế sáng 20/6

MB, HDBank, Sacombank dẫn đầu làn sóng tăng trưởng

Nhật Bản: Lạm phát lõi đạt đỉnh 2 năm, kỳ vọng tăng lãi suất tiếp tục được duy trì
