Chỉ số kinh tế:
Ngày 176/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 24.998 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.799/26.197 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế sáng 14/5

CDT
CDT  - 
Bạc xanh giữ giá ổn định, thị trường chứng khoán Nhật Bản đã đảo chiều giảm điểm hay giá vàng giảm nhẹ xuống quanh mức 3.245 USD/oz... là một số diễn biến đáng chú ý trên thị trường tài chính - tiền tệ thế giới sáng 14/5.
aa
Diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế sáng 12/5 Diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế sáng 13/4
Diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế
Diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế

Thị trường ngoại tệ

Bạc xanh giữ giá ổn định trong phiên giao dịch ngày thứ Tư sau khi ghi nhận mức giảm lớn nhất trong hơn ba tuần vào đêm qua, trong bối cảnh số liệu lạm phát của Mỹ trong tháng Tư thấp hơn dự đoán làm gia tăng khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ, đúng vào thời điểm căng thẳng thương mại toàn cầu hạ nhiệt.

Bộ Lao động Mỹ cho biết chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng Tư đã tăng 0,2%, thấp hơn mức dự đoán tăng 0,3% theo ý kiến thăm dò của Reuters, sau khi đã giảm 0,1% trong tháng Ba.

Tuy nhiên, lạm phát có thể sẽ tăng trở lại trong những tháng tới khi thuế quan của Mỹ đẩy giá hàng nhập khẩu lên cao, dù triển vọng thương mại đã cải thiện sau thỏa thuận với Anh và quyết định hoãn áp dụng thuế nhập khẩu 90 ngày với Trung Quốc vào cuối tuần qua. Tổng thống Donald Trump cũng cho biết Mỹ đang có "các thỏa thuận tiềm năng" với Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Chỉ số Dollar Index (DXY) - đo lường sức mạnh của đồng bạc xanh so với sáu đồng tiền chủ chốt khác trong rổ tiền tệ đi ngang ở mức 100,94 vào lúc 00:42 GMT, sau khi giảm 0,8% vào Thứ Ba. Chỉ số này đã tăng vọt 1% vào hôm đầu tuần và chạm đỉnh một tháng nhờ sự lạc quan xung độ thương mại Mỹ - Trung hạ nhiệt sẽ giúp ngăn chặn nguy cơ suy thoái toàn cầu.

Trên thị trường tiền tệ, bạc xanh ổn định ở mức 147,45 JPY trong khi euro và bảng Anh ít thay đổi ở mức lần lượt là 1,1188 USD và 1,3311 USD. Đồng đô la đi ngang ở mức 0,8390 Franc Thụy Sĩ (CHF) và giữ ở mức 7,1928 Nhân dân tệ Trung Quốc tại thị trường quốc tế sau khi giảm xuống mức thấp nhất trong sáu tháng là 7,1791 Nhân dân tệ vào hôm qua.

Hiện bạc xanh vẫn thấp hơn gần 3% so với mức ghi nhận ngày 2/4, thời điểm Tổng thống Donald Trump công bố thuế quan, khiến các nhà đầu tư nước ngoài tháo chạy khỏi thị trường chứng khoán và trái phiếu Mỹ.

Fed tiếp tục giữ quan điểm thận trọng, chờ đánh giá tác động từ chính sách thuế quan của chính quyền Trump trước khi đưa ra quyết định tiếp theo. Các nhà đầu tư dự đoán Fed sẽ cắt giảm 50 điểm cơ bản từ nay đến cuối năm với lần giảm 25 điểm tiếp theo dự kiến vào tháng Chín.

Thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán Nhật Bản đã đảo chiều giảm điểm vào thứ Tư, ngày 14/5 trong bối cảnh các nhà đầu tư thực hiện chốt lời sau đà tăng mạnh trước đó. Trước đó, vào thứ Ba, chỉ số Nikkei đã đạt mức cao nhất trong ba tháng trước kỳ vọng đạt được thỏa thuận thương mại giữa các nền kinh tế lớn sau khi Mỹ và Trung Quốc đồng thuận cắt giảm thuế quan tạm thời đối với hàng hóa nhập khẩu giữa hai quốc gia.

Chỉ số Nikkei (.N225) giảm 0,81% xuống còn 37.874,59 điểm vào phiên giao dịch buổi sáng. Chỉ số Topix (.TOPX) giảm 1,21% xuống 2.738,59 điểm, chấm dứt chuỗi tăng điểm kéo dài 13 ngày liên tiếp, ghi nhận đà tăng dài nhất kể từ tháng 8 năm 2009. Phiên sáng nay trên Sở giao dịch Chứng khoán Tokyo ghi nhận 1.600 cổ phiếu được giao dịch, trong đó có 15% mã tăng giá, 82% mã giảm giá và 1% mã giao dịch đi ngang.

Theo ông Hiroyuki Ueno, chiến lược gia trưởng tại Sumitomo Mitsui Trust Asset Management, chỉ số Nikkei đã đạt mục tiêu 38.000 điểm sớm hơn dự kiến sau đợt sụt giảm mạnh vào tháng trước sau thông báo về mức thuế quan của Tổng thống Donald Trump và thúc đẩy các nhà đầu tư bán ra cổ phiếu để chốt lời trong phiên giao dịch sáng nay.

Trên thị trường chứng khoán Nhật Bản, cổ phiếu của Fast Retailing, chủ sở hữu thương hiệu Uniqlo giảm giá 1,19%, gây áp lực lớn nhất lên chỉ số Nikkei. Cổ phiếu của tập đoàn sản xuất thiết bị chăm sóc sức khỏe Terumo giảm giá 3,3%. Cổ phiếu của công ty sản xuất robot Yaskawa Electric giảm giá 4,44% sau khi mã chứng khoán của công ty này bị loại khỏi chỉ số tham chiếu của MSCI trong đợt tái cơ cấu định kỳ. Trong khi đó, cổ phiếu của công ty sản xuất máy móc hạng nặng IHI tăng giá 2,03% sau khi được đưa vào chỉ số MSCI.

Thị trường vàng

Giá vàng giảm nhẹ xuống quanh mức 3.245 USD/oz trong phiên giao dịch sáng thứ Tư tại thị trường châu Á trong bối cảnh tâm lý chấp rủi ro của nhà đầu tư được cải thiện sau khi Mỹ và Trung Quốc đạt được thỏa thuận cắt giảm thuế quan và tình hình căng thẳng giữa Ấn Độ - Pakistan có dấu hiệu hạ nhiệt.

Tuy nhiên, nguy cơ tiềm ẩn về leo thang xung đột địa chính trị cũng như bất ổn kinh tế do tác động từ chính sách thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể thúc đẩy hỗ trợ vàng tăng giá trong thời gian tới.

CDT

Tin liên quan

Tin khác

Cổ phiếu ACB có đạt mục tiêu giá lên đến 24.800 đồng?

Cổ phiếu ACB có đạt mục tiêu giá lên đến 24.800 đồng?

Trong bối cảnh nhóm ngân hàng đã bước vào giai đoạn định giá lại sau báo cáo tài chính quý I, Ngân hàng TMCP Á Châu (mã: ACB) nổi lên như lựa chọn phòng thủ khi kết hợp được chất lượng tài sản bền vững với cơ hội tăng trưởng lợi nhuận trở lại trong quý II/2025. Báo cáo mới nhất của RongViet Securities (VDSC) khuyến nghị mua ACB với vùng mục tiêu 23.000 - 24.800 đồng, tương ứng mức sinh lời kỳ vọng 15,9 -17,5% so với giá đóng cửa 21.200 đồng ngày 17/6/2025. Yếu tố nào khiến họ tin vậy?
BoJ giữ nguyên lãi suất và sẽ giảm tốc độ thu hẹp bảng cân đối kế toán

BoJ giữ nguyên lãi suất và sẽ giảm tốc độ thu hẹp bảng cân đối kế toán

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đã giữ nguyên lãi suất cơ bản sau cuộc họp kéo dài hai ngày, đồng thời quyết định giảm tốc độ thu hẹp bảng cân đối kế toán từ năm 2026.
Mỹ chính thức giảm một số loại thuế với Vương quốc Anh khi đàm phán thương mại tiếp tục

Mỹ chính thức giảm một số loại thuế với Vương quốc Anh khi đàm phán thương mại tiếp tục

Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa ký một thỏa thuận chính thức cắt giảm một số loại thuế đối với hàng nhập khẩu từ Vương quốc Anh, trong bối cảnh hai nước tiếp tục đàm phán tiến tới một hiệp định thương mại toàn diện.
Diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế sáng 16/6

Diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế sáng 16/6

Đồng đô la tăng nhẹ, chỉ số Nikkei của Nhật Bản tăng, giá vàng chạm 3.445 USD/oz - mức cao nhất trong hơn một tháng qua, khi thị trường lo ngại về xung đột Trung Đông… là một số diễn biến tài chính tiền tệ quốc tế đáng chú ý trong sáng 16/6.
Thị trường cổ phiếu, tiền tệ vẫn bình lặng trước căng thẳng ở Trung Đông, giá vàng tăng nhẹ

Thị trường cổ phiếu, tiền tệ vẫn bình lặng trước căng thẳng ở Trung Đông, giá vàng tăng nhẹ

Thị trường chứng khoán châu Á vẫn giữ được bình tĩnh trong sáng thứ Hai (16/6), trong khi giá dầu tăng trở lại khi xung đột giữa Israel và Iran không có dấu hiệu hạ nhiệt. Đồng USD cũng tăng nhẹ cùng giá vàng do nhu cầu trú ẩn an toàn.
Vì sao Fed và ECB không còn chung quan điểm về lãi suất?

Vì sao Fed và ECB không còn chung quan điểm về lãi suất?

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự kiến sẽ giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp chính sách vào thứ Tư tuần tới, lần thứ tư liên tiếp. Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vừa hạ lãi suất lần thứ tám trong vòng một năm.
Thị trường tài chính toàn cầu "lắc lư" theo căng thẳng giữa Israel và Iran

Thị trường tài chính toàn cầu "lắc lư" theo căng thẳng giữa Israel và Iran

Tuần này, sự leo thang xung đột giữa Israel và Iran đã ngay lập tức tác động mạnh đến các thị trường tài chính quốc tế, với giá dầu thô tăng vọt, vàng leo lên sát mức kỷ lục, chứng khoán toàn cầu chao đảo trong tâm lý bất ổn. Dòng tiền cũng đã dịch chuyển sang các tài sản mang tính trú ẩn an toàn.
Thị trường chờ đợi gì từ cuộc họp lãi suất của Fed vào tuần tới?

Thị trường chờ đợi gì từ cuộc họp lãi suất của Fed vào tuần tới?

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhiều khả năng sẽ giữ nguyên thông điệp “kiên nhẫn chờ đợi” trong cuộc họp chính sách sắp tới vào thứ Tư, động thái này có thể khiến họ tiếp tục "va chạm" với Tổng thống Donald Trump.
Dữ liệu việc làm, lạm phát yếu chưa đủ để Fed giảm lãi suất vào tuần tới

Dữ liệu việc làm, lạm phát yếu chưa đủ để Fed giảm lãi suất vào tuần tới

Mặc dù thị trường lao động Mỹ đang có dấu hiệu suy yếu và lạm phát tăng thấp hơn dự báo, song theo các nhà kinh tế, chừng đó vẫn chưa đủ để thuyết phục Fed giảm lãi suất tại cuộc họp chính sách diễn ra vào tuần tới.
Chuyên gia: Kế hoạch tước quyền chi trả lãi suất của Fed có thể gây hỗn loạn thị trường

Chuyên gia: Kế hoạch tước quyền chi trả lãi suất của Fed có thể gây hỗn loạn thị trường

Một đề xuất từ Thượng nghị sĩ Cộng hòa Ted Cruz nhằm tước quyền của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong việc chi trả lãi suất cho các ngân hàng gửi tiền tại Fed đang làm dấy lên lo ngại về nguy cơ gây rối loạn đối với việc thực thi chính sách tiền tệ, theo cảnh báo từ các chuyên gia phân tích thị trường.