Fintech Việt nhộn nhịp đón vốn
![]() | Vốn đầu tư vào fintech ASEAN đạt kỷ lục hơn 3,5 tỷ USD |
![]() | Ngân hàng - Fintech: Quan hệ cộng sinh |
![]() | Gấp rút mở đường cho Fintech |
Đứng thứ 3 khu vực về thu hút vốn
Báo cáo của UOB và Hiệp hội Fintech Singapore công bố vào giữa tháng 11/2021 cho thấy, Việt Nam hiện đã vươn lên đứng thứ 3 trong số các quốc gia khu vực ASEAN về khả năng thu hút vốn vào các dự án khởi nghiệp lĩnh vực công nghệ tài chính (Fintech). Cụ thể, trong tổng số 167 thương vụ của 13 vòng gọi vốn diễn ra trong 9 tháng đầu năm 2021, các Fintech tại Việt Nam đã thu hút được 388 triệu USD, chỉ xếp sau các công ty cùng lĩnh vực tại Singapore và Indonesia.
Thực tế cho thấy, bên cạnh các thương vụ gọi vốn lớn thành công của VNPay (250 triệu USD) và MoMo (100 triệu USD trong vòng gọi vốn Series D) được UOB và Hiệp hội Fintech Singapore ghi nhận, thì trong các tháng vừa qua, nhiều Fintech khác cũng đã thành công trong việc gọi vốn nước ngoài.
Đơn cử hồi tháng 5/2021, ứng dụng Tikop (một Fintech cung cấp dịch vụ tích lũy và đầu tư chứng chỉ quỹ trực tuyến) cũng đã được Tập đoàn Funtap Corp rót vốn. Vào tháng 8/2021, Hãng viễn thông Taiwan Mobile đã công bố đầu tư 20 triệu USD vào Tiki Global; còn các quỹ đầu tư Saison Capital (Nhật Bản), Venturra Discovery (Indonesia) cũng đã rót 2 triệu USD vào nền tảng đầu tư tài chính Infina… Mới đây nhất, Do Ventures và Quỹ đầu tư mạo hiểm JAFCO Asia (Nhật Bản) cũng đã thực hiện thương vụ đầu tư vòng gọi vốn Pre-Series A trị giá 1,5 triệu USD vào giải pháp tài chính bền vững Mfast của Công ty DigiPay.
![]() |
Ảnh minh họa |
Theo nhận định của Công ty tư vấn YCP Solidiance, hiện Việt Nam được coi là “miền đất hứa” để các công ty Fintech trong và ngoài nước nỗ lực mở rộng sự hiện diện của mình. Đến hiện tại, không chỉ những “kỳ lân” trong khu vực như Grab đã sớm có mặt để phát triển các ứng dụng công nghệ, mà các tập đoàn lớn của Hàn Quốc như Viva Republica Inc cũng đã tập trung phát triển khá mạnh vào thị trường Việt Nam. Ứng dụng Toss của tập đoàn này, hiện đã được định giá 7,4 tỷ USD và đặt mục tiêu đạt 5 triệu người dùng tại Việt Nam vào cuối năm nay. Với tốc độ tăng trưởng hiện tại, YCP Solidiance cho rằng, nhiều khả năng giá trị giao dịch của thị trường Fintech Việt Nam sẽ đạt mức 22 tỷ USD vào năm 2025. Mức này sẽ là mức tăng ấn tượng nhất khu vực Đông Nam Á vì đến cuối 2019 con số mới chỉ đạt 9 tỷ USD.
Làn sóng hợp tác với ngân hàng mạnh dần
Không chỉ vươn lên mạnh mẽ trong hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài, các Fintech Việt cũng đang đón nhận sự hợp tác đầu tư lớn từ các ngân hàng trong nước. Theo nhận định của ngân hàng MB, trong giai đoạn 2021-2022 xu hướng đầu tư vào Fintech sẽ tiếp tục là xu hướng chủ đạo thu hút mạnh mẽ các nguồn đầu tư, hợp tác phát triển thị trường. Trong đó, xu hướng hợp tác chủ đạo sẽ diễn ra ở các lĩnh vực như: tài chính tự động; đơn giản hóa việc tuân thủ các yêu cầu pháp lý của các tổ chức tài chính; tập trung vào ngân hàng số (neo banks); tự động hóa bằng robot; áp dụng công nghệ chuỗi khối (blockchain); các giải pháp bảo mật sinh trắc học và phát triển hệ sinh thái khép kín.
Ở góc độ hợp tác đầu tư, các chuyên gia tại MB cho rằng 72% các công ty Fintech tại Việt Nam sẽ chọn hợp tác với các ngân hàng trong việc kinh doanh và cung cấp dịch vụ, thay vì tham gia vào một cuộc cạnh tranh trực tiếp. Tính đến hiện tại, trên thị trường đã xuất hiện nhiều hợp tác giữa ngân hàng và Fintech, như hợp tác giữa ShinhanBank và Grab để cung cấp các dịch vụ vận chuyển và đi lại bằng xe hơi; hợp tác giữa VietinBank và Opportunily Network (Anh) để kết nối khách hàng trực tuyến trên các nền tảng số hóa. Các NHTM khác như CIMB Bank Vietnam, VPBank, OCB, TPBank thời gian qua cũng đã lần lượt hợp tác với các Fintech nước ngoài như Toss của Hàn Quốc, BE Group của Thụy Điển và RippleNet của Hoa Kỳ…
Trong tương lai ngắn hạn, 4 phương án hợp tác chủ yếu bao gồm: hoàn thiện giao diện và các kênh tương tác khách hàng; số hóa các quy trình; phân tích dữ liệu lớn và mở rộng phát triển sản phẩm đa dạng sẽ tiếp tục được các Fintech và NHTM tập trung đẩy mạnh. Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất ở phía các ngân hàng hiện nay khi hợp tác với Fintech là các ưu tiên chiến lược và chỉ số đánh giá hiệu quả công việc (KPI) của đối tác ít phù hợp với chiến lược của ngân hàng. Trong khi về phía Fintech, những khó khăn thường khiến các hợp tác không đạt được là khó tích hợp với văn hóa tổ chức của ngân hàng, phát sinh nhiều thủ tục pháp lý phức tạp.
Các chuyên gia tại MB cho rằng, để thúc đẩy hợp tác giữa NHTM và Fintech trong các năm tới mô hình hợp tác theo phương pháp tiếp cận thất bại nhanh (fail-fast approach) nên được áp dụng vì phương pháp này sẽ giúp các bên xác định giá trị của một ý tưởng cũng như cách xoay chuyển tình thế, cắt giảm tổn thất phát sinh. Tuy nhiên, để có được những mô hình hợp tác kiểu này, cơ chế thử nghiệm (Sandbox) với Fintech cần được ban hành sớm.
Hơn 55% ngân hàng đang hợp tác với Fintech Theo một báo cáo của tổ chức kiểm toán KPMG trên cơ sở khảo sát 160 tổ chức tài chính tại 36 quốc gia, có 55% số ngân hàng trả lời rằng đang có hợp tác với các công ty Fintech, 38% ngân hàng có quan hệ với tổ chức tài chính cạnh tranh, 32% ngân hàng hợp tác với tổ chức phi ngân hàng, 26% ngân hàng hợp tác với công ty công nghệ và 14% ngân hàng hợp tác với các đối thủ cạnh tranh. KPMG nhận định Fintech vẫn là đối tác được ưu tiên hợp tác của các ngân hàng trong vòng 12 tháng tiếp theo, số lượng hợp tác với các Fintech được kỳ vọng tăng thêm 26% lên mức 81% trong năm tới. |
Các tin khác

SeABank đạt lợi nhuận 4.350 tỷ đồng quý I/2025

Tham vọng triệu tỷ đồng của một ngân hàng tư nhân

Sáng 16/4: Tỷ giá trung tâm tăng 8 đồng

Ngân hàng điều chỉnh mạnh lãi suất huy động xuống dưới 5%/năm tại các kỳ hạn

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng tiếp Phó Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á

SHB chính thức nâng vốn điều lệ lên 40.657 tỷ đồng

Có hơn 200 triệu tài khoản thanh toán cá nhân tính đến đầu năm 2025

Sáng 15/4: Tỷ giá trung tâm tăng 5 đồng

Động thái giảm lãi suất từ các ngân hàng nước ngoài

Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế: Động lực nâng tầm kinh tế Việt Nam

Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Hội nghị “Đổi mới công tác tài chính tại Việt Nam WFIS 2025”

Ra mắt siêu đô thị Sun Mega City rộng 1690ha - biểu tượng thịnh vượng phía Nam Hà Nội

Gen Z "say yes" với xe máy điện VinFast: “Trendy”, an toàn và tiết kiệm

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL

Hải Phòng đón chờ “siêu phẩm” AEON Beta Cinema lần đầu tiên xuất hiện tại đất cảng
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Hè này, Muadee tung ưu đãi “mượt tay” cùng loạt thương hiệu lớn

NCB xét duyệt khoản vay siêu tốc nhờ tiên phong ứng dụng công nghệ hiện đại

NAPAS triển khai Apple Pay cho khách hàng tại Việt Nam

VIB Business Card - Thẻ tín dụng doanh nghiệp miễn lãi đến 57 ngày, hoàn tiền cho mọi chi tiêu

Từ giao dịch đến tiêu dùng, giải trí: Ngân hàng số đang tái định nghĩa trải nghiệm người dùng

Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Để tiền sinh lời hiệu quả từ chứng chỉ tiền gửi online
