Hỗ trợ nền kinh tế: Dư địa chính sách tiền tệ đã gần tới hạn

19:04 | 10/10/2021 Góc nhìn chuyên gia
aa
Với những giải pháp đồng bộ, quyết liệt và không ngừng nỗ lực, toàn hệ thống ngân hàng đã hỗ trợ tích cực cho người dân, doanh nghiệp góp phần quan trọng trong thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ. Song, thời điểm này đã có những chỉ dấu cho thấy ngân hàng cũng cần được trợ lực để tiếp tục thực hiện tốt vai trò huyết mạch của nền kinh tế. Đặc biệt, độ trễ từ chính sách tiền tệ và tài khóa nới lỏng sẽ tạo áp lực lớn cho điều hành chính sách tiền tệ thời gian tới.

Hỗ trợ nền kinh tế khắc phục khó khăn do dịch COVID-19

Ngay khi dịch COVID-19 xuất hiện, ngành Ngân hàng đã chủ động thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 và kịp thời xây dựng, triển khai các giải pháp mới trên cơ sở bám sát diễn biến thực tế của đại dịch. NHNN đã ban hành Thông tư 01/2020/TT-NHNN (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 03/2021/TT-NHNN), tạo khung khổ pháp lý để các TCTD cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi phí, giữ nguyên nhóm nợ; tháo gỡ khó khăn cho các khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 ở tất cả các lĩnh vực, ngành nghề, giúp khách hàng được cơ cấu lại nợ; khuyến khích TCTD cho vay mới để khách hàng duy trì, phục hồi sản xuất kinh doanh, từng bước vượt qua khó khăn. Trước diễn biến mới của dịch COVID-19, ngày 7/9/2021, NHNN đã ban hành Thông tư 14/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN để tạo điều kiện cho TCTD tiếp tục hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch COVID-19.

ho tro nen kinh te du dia chinh sach tien te da gan toi han
Ảnh minh họa

Đến 31/8/2021, các TCTD đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ giữ nguyên nhóm nợ cho 215.320 khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch với dư nợ 227.009 tỷ đồng; lũy kế giá trị nợ được cơ cấu từ 23/1/2020 khoảng 520.000 tỷ đồng.

Các TCTD đã miễn, giảm, hạ lãi suất cho gần 1,14 triệu khách hàng với dư nợ trên 1,6 triệu tỷ đồng; Cho vay mới lãi suất thấp hơn trước dịch với doanh số lũy kế từ 23/01/2020 đến 31/8/2021 đạt trên 4,46 triệu tỷ đồng cho 628.662 khách hàng. Bên cạnh đó, triển khai chương trình cho vay trả lương ngừng việc và trả lương phục hồi sản xuất theo Nghị quyết 42/NQ-CP, NHNN đã giải ngân cho Ngân hàng Chính sách xã hội với tổng số tiền 42,9 tỷ đồng và Ngân hàng Chính sách xã hội đã cho vay trên địa bàn 56 tỉnh, thành phố với dư nợ 41,82 tỷ đồng đối với 245 người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc cho 11.276 người lao động. Thực hiện Nghị quyết 68/NQ-CP, đến ngày 10/9/2021, NHNN đã giải ngân tái cấp vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội với số tiền là 367,4 tỷ đồng. Ngân hàng Chính sách xã hội đã giải ngân trên 63 tỉnh, thành phố với số tiền 280,5 tỷ đồng đối với 523 đơn vị sử dụng lao động để trả lương ngừng việc và trả lương phục hồi sản xuất cho 80.729 lượt người lao động.

Ngành Ngân hàng cũng đã cùng với các bộ ngành thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành hàng không; Hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long thu mua lúa gạo. Từ đầu năm 2021 đến nay, các TCTD tại Đồng bằng sông Cửu Long đã cấp hạn mức tín dụng hơn 70 nghìn tỷ đồng cho các doanh nghiệp, thương nhân thu mua, tạm trữ thóc, gạo; đã giải ngân với tổng doanh số lũy kế hơn 93 nghìn tỷ đồng để thu mua hơn 12 triệu tấn gạo. Dư nợ thu mua, tiêu thụ đến cuối tháng 8/2021 đạt khoảng 56 nghìn tỷ đồng, chiếm gần 80% hạn mức tín dụng được cấp và tăng hơn 30% so với cuối năm 2020, cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng tín dụng chung.

Áp lực từ độ trễ chính sách

Để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, NHNN tiếp tục chỉ đạo TCTD tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ; kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.

Đến ngày 9/9/2021, tín dụng toàn nền kinh tế đạt 9,84 triệu tỷ đồng, tăng 7,04% so với cuối năm 2020, tăng 14,82% so với cùng kỳ năm 2020. Cơ cấu tín dụng tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tập trung vốn cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Tín dụng đối với các lĩnh vực ưu tiên đều có mức tăng trưởng khá. Bốn trong số 5 lĩnh vực ưu tiên (nông nghiệp, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao) có mức tăng trưởng cao hơn mức tăng tín dụng nền kinh tế, trong đó tín dụng đối với lĩnh vực doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng mạnh, ở mức 19,02%.

Nhu cầu vốn cho phục hồi sản xuất kinh doanh sẽ tăng trong thời gian tới. Song các chuyên gia cảnh báo, tỷ lệ tín dụng/GDP của Việt Nam đã ở mức cao và có xu hướng tăng, quy mô tín dụng hiện đã rất lớn (dư nợ hiện trên 9,8 triệu tỷ đồng).

Việc cân đối vốn cho nền kinh tế (đặc biệt vốn trung, dài hạn) vẫn chủ yếu từ hệ thống ngân hàng, từ đó luôn tiềm ẩn rủi ro kỳ hạn, rủi ro thanh khoản đối với hệ thống ngân hàng, kéo theo sức ép và rủi ro lên hệ thống TCTD. Do đó, cần tăng cường thực hiện đồng bộ các giải pháp để phát triển thị trường vốn, từng bước thay thế kênh tín dụng trung dài hạn của hệ thống ngân hàng theo chủ trương và lộ trình của Chính phủ.

Chuyên gia cho rằng, qua gần hai năm dịch COVID-19 xuất hiện, việc sử dụng chính sách tiền tệ hỗ trợ nền kinh tế hiện đã gần tới hạn. Bởi, thứ nhất, lãi suất điều hành của NHNN ở mức rất thấp so với nhiều năm trở lại đây, nhiều thời điểm lãi suất liên ngân hàng sát 0%. Thứ hai, việc gia tăng tỷ lệ nợ xấu đối với hệ thống ngân hàng ngày càng hiện hữu sẽ làm suy giảm chất lượng Bảng cân đối của các TCTD, ảnh hưởng đến hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam. Thứ ba, hệ thống TCTD vẫn đang phải dành nguồn lực để tiếp tục cơ cấu lại và xử lý nợ xấu.

Thực tế, do tác động của dịch bệnh COVID-19, nợ xấu của các TCTD có xu hướng tăng. Đến cuối tháng 6/2021, tỷ lệ nợ xấu nội bảng là 1,73% (cuối năm 2020 là 1,69%). Trong 6 tháng đầu năm 2021, tổng số nợ xấu nội bảng được xử lý là 78,86 nghìn tỷ đồng, trong đó: sử dụng dự phòng rủi ro là 33,13 nghìn tỷ đồng, chiếm 42%; thông qua bán nợ là 18,66 nghìn tỷ đồng, chiếm 23,7%; khách hàng trả nợ là 20,55 nghìn tỷ đồng, chiếm 26,11%. Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ bán cho VAMC chưa xử lý và các khoản tiềm ẩn trở thành nợ xấu đến cuối tháng 6/2021 là 3,66%. Nếu tính cả các khoản nợ không bị chuyển nợ xấu do được cơ cấu lại, miễn, giảm lãi theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 thì tỷ lệ này là 7,21% (cuối năm 2020 là 5,08%). Từ thực tế này, chuyên gia đề xuất cần sớm Luật hoá các chính sách quy định tại Nghị quyết 42/2017/QH14 để tiếp tục triển khai, áp dụng trong xử lý nợ xấu của các TCTD, theo hướng ban hành Luật riêng quy định về xử lý nợ xấu.

Để giảm áp lực tỷ lệ nợ xấu cao, duy trì sự an toàn của hệ thống TCTD, nganhg Ngân hàng kiến nghị Chính phủ cần có bố trí nguồn vốn xử lý các khoản nợ xấu liên quan đến nợ đọng trong xây dựng cơ bản có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước (NSNN) Trung ương, địa phương; nợ xấu cho vay theo các chương trình dự án, chỉ định của Chính phủ; phương án xử lý dứt điểm các khoản nợ xấu của các doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là những khoản nợ xấu không có khả năng thu hồi và phải sử dụng NSNN để xử lý.

Kinh tế trong nước từ năm 2022 dự kiến phục hồi nhờ các đối tác thương mại lớn phục hồi, tình hình dịch bệnh trong nước được kiểm soát cơ bản và tỷ lệ bao phủ vắc xin cao. Với dư địa chính sách tài khóa Việt Nam đang tích cực và bền vững hơn các nước trong khu vực là cơ sở để Chính phủ có thể thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư công, tăng quy mô các gói an sinh xã hội nhằm kích thích mạnh mẽ tăng trưởng kinh tế trong nước.

Tuy nhiên, lạm phát có thể tăng khi sức cầu trong nước phục hồi, đặc biệt trong bối cảnh nguồn cung và chuỗi cung ứng chưa kịp phục hồi. CPI bình quân 9 tháng năm 2021 tăng 1,82% so với bình quân cùng kỳ năm 2020. Lạm phát cơ bản bình quân 9 tháng năm 2021 tăng 0,88% so với bình quân cùng kỳ năm 2020. Dự kiến cả năm 2021, lạm phát bình quân dưới 4%.

Song, rủi ro áp lực lạm phát tăng cao trong các tháng cuối năm 2021 và cả năm 2022 là hiện hữu do các nguyên nhân: Xu hướng tăng của giá nhiên liệu thế giới; Chuỗi cung ứng trong nước và thế giới bị đứt gẫy, khả năng phục hồi chậm so với tốc độ tăng của tổng cầu khiến giá cả hàng hóa tăng nhanh. Đặc biệt, các yếu tố như độ trễ từ các biện pháp tài khóa, tiền tệ nới lỏng để hỗ trợ nền kinh tế; lộ trình điều chỉnh một số dịch vụ do nhà nước quản lý... là những áp lực lớn lên nhiệm vụ kiểm soát lạm phát của NHNN.

Mục tiêu lúc này là hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, song kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô luôn là nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng.

Hằng - An
Nguồn:

Các tin khác

Có nên thu hẹp mạng lưới ATM?

Có nên thu hẹp mạng lưới ATM?

Duy trì hoạt động hệ thống ATM, các ngân hàng phải chịu rất nhiều chi phí
Hiện thực hóa quyết tâm để kinh tế phục hồi

Hiện thực hóa quyết tâm để kinh tế phục hồi

Chương trình phục hồi cần triển khai nhanh hơn.
Bảo mật tốt hơn qua ứng dụng AI

Bảo mật tốt hơn qua ứng dụng AI

Việc triển khai ứng dụng công nghệ AI đang được xem là một trong những công cụ hữu hiệu nhằm phát hiện và giải quyết các gian lận
Điều hành chính sách tiền tệ góp phần an dân

Điều hành chính sách tiền tệ góp phần an dân

Điều hành chính sách tiền tệ là một trong những điểm sáng nhất trong bức tranh kinh tế năm 2021
Nới room ngoại: Cân nhắc tính hiệu quả và an toàn

Nới room ngoại: Cân nhắc tính hiệu quả và an toàn

Việc nghiên cứu nới room ngoại cần rất thận trọng
Kinh doanh ngân hàng sẽ khởi sắc

Kinh doanh ngân hàng sẽ khởi sắc

Năm 2022 dường như mọi điều khó khăn nhất đã qua đi đối với nền kinh tế nói chung, ngành Ngân hàng nói riêng
Ngân hàng đã thể hiện trách nhiệm mạnh mẽ

Ngân hàng đã thể hiện trách nhiệm mạnh mẽ

Ngân hàng đã thể hiện trách nhiệm mạnh mẽ
Muốn tăng CASA, dịch vụ phải chất lượng

Muốn tăng CASA, dịch vụ phải chất lượng

Muốn tăng CASA, dịch vụ phải chất lượng
Hoàn thiện hành lang pháp lý để phát triển blockchain

Hoàn thiện hành lang pháp lý để phát triển blockchain

Nếu chúng ta cho phép thí điểm blockchain ở một số lĩnh vực phù hợp thì sẽ là cú hích cho sự phát triển.
VND lên giá do những yếu tố nào?

VND lên giá do những yếu tố nào?

Ông Ngô Đăng Khoa - Giám đốc Khối ngoại hối, thị trường vốn và Dịch vụ chứng khoán của HSBC cho rằng cam kết của NHNN trong việc đẩy mạnh các thay đổi về chính sách ngoại hối và tỷ giá hối đoái mạnh hơn là một trong những tác nhân chính cho xu hướng tỷ giá thời gian vừa qua.
Phòng ngừa gian lận, lừa đảo giao dịch điện tử: Nhận thức đúng, đủ

Phòng ngừa gian lận, lừa đảo giao dịch điện tử: Nhận thức đúng, đủ

Việc đảm bảo an ninh, an toàn giao dịch trên các nền tảng số là câu chuyện không bao giờ cũ
Đồng hành, hỗ trợ Việt Nam trong phục hồi kinh tế

Đồng hành, hỗ trợ Việt Nam trong phục hồi kinh tế

Trao đổi với Thời báo Ngân hàng, ông Shimizu Akira - Trưởng đại diện Văn phòng JICA Việt Nam cho rằng, quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đang ở giai đoạn tốt nhất trong lịch sử và nhấn mạnh JICA sẽ tiếp tục các hoạt động đồng hành, hỗ trợ Việt Nam trong phòng, chống dịch cũng như trong phục hồi kinh tế.
Minh bạch hoá lãi suất

Minh bạch hoá lãi suất

Ông Lê Quang Trung – Phó Tổng giám đốc VIB cho rằng, mục tiêu chính mà Dự thảo Thông tư quy định về việc áp dụng lãi suất rút trước hạn tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thay thế Thông tư 04/2011/TT-NHNN muốn hướng đến đó là minh bạch hoá, chuẩn hoá hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Đây là điều rất tích cực.
Tác động dịch COVID-19 đối với kinh tế Việt Nam và những khuyến nghị chính sách

Tác động dịch COVID-19 đối với kinh tế Việt Nam và những khuyến nghị chính sách

Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến còn phức tạp, để đạt được mục tiêu phục hồi kinh tế - xã hội ở mức khả quan nhất, TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV đưa ra 6 khuyến nghị chính nhằm hạn chế tác động của dịch bệnh, góp phần nhanh chóng khôi phục kinh tế - xã hội.
Mobile Money sẽ thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt

Mobile Money sẽ thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt

Mobile Money đi vào hoạt động sẽ tác động tích cực đối với hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế. 
Xem thêm
Việt Nam - Australia trao đổi nhiều văn kiện hợp tác quan trọng và khai trương 2 đường bay thẳng mới

Việt Nam - Australia trao đổi nhiều văn kiện hợp tác quan trọng và khai trương 2 đường bay thẳng mới

Sáng 4/6, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Australia Anthony Albanese, ngay sau hội đàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Anthony Albanese đã chứng kiến lễ trao đổi văn kiện hợp tác và khai trương 2 đường bay thẳng giữa hai nước.
Phó Thống đốc: Sức hấp thụ vốn của nền kinh tế đang yếu

Phó Thống đốc: Sức hấp thụ vốn của nền kinh tế đang yếu

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5/2023, chiều 3/6, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Thanh Hà, đã trả lời báo chí một số nội dung liên quan đến hiện trạng tăng trưởng tín dụng hiện nay, và một số giải pháp cho thời gian tới.
Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử

Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 30/5/2023 về đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử, chống thất thu thuế, bảo đảm an ninh tiền tệ.
3 lần giảm lãi suất thể hiện sự quyết liệt trong điều hành của NHNN

3 lần giảm lãi suất thể hiện sự quyết liệt trong điều hành của NHNN

Tại Tọa đàm trực tuyến với chủ đề "Ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp" do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức mới đây các chuyên gia đã có những đánh giá tích cực về các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ góp phần vào ổn định kinh tế vĩ mô.
thong doc ly giai nguyen nhan khong giam lai suat tu cuoi nam 2022

Thống đốc lý giải nguyên nhân không giảm lãi suất từ cuối năm 2022

Thống đốc lý giải nguyên nhân không giảm lãi suất từ cuối năm 2022
su kien chuyen doi so nganh ngan hang nam 2023

Sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2023

Sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2023, với Chủ đề “Ứng dụng dữ liệu dân cư trong hoạt động ngân hàng - động lực thúc đẩy chuyển đổi số” do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì; Thời báo Ngân hàng làm đầu mối phối hợp với Vụ Thanh toán, Vụ Truyền thông và các đơn vị liên quan tổ chức. Sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2023 gồm Hội nghị chuyên đề “Ứng dụng dữ liệu dân cư trong hoạt động ngân hàng - động lực thúc đẩy Chuyển đổi số”; Triển lãm trưng bày mô phỏng các sản phẩm dịch vụ nổi bật, tiêu biểu trong Chuyển đổi số của các ngân hàng và một số tổ chức trung gian thanh toán. Nhân dịp này, Thống đốc NHNN đã tặng bằng khen cho nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu có thành tích xuất sắc trong công tác Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm vừa qua.
thong doc nhnn nguyen thi hong phat bieu tai su kien chuyen doi so nganh ngan hang nam 2023

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng phát biểu tại sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2023

Thời gian qua, bám sát định hướng, chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, nhờ sự phối hợp, hỗ trợ từ các bộ, ban ngành liên quan cùng với sự chủ động tích cực của toàn ngành, phát huy những kết quả đã đạt được và tiếp tục tinh thần thúc đẩy đổi mới, sáng tạo với phương châm lấy khách hàng làm trọng tâm, ngành Ngân hàng đã đạt được những thành quả đáng khích lệ sau hai năm triển khai Kế hoạch chuyển đổi số (Quyết định 810/QĐ-NHNN) trên nhiều mặt. Đặc biệt, NHNN đã quán triệt chỉ đạo triển khai tích cực Đề án 06, ký kết Kế hoạch phối hợp triển khai số 01/KHPH-NHNN-BCA với Bộ Công an gồm 11 nhóm nhiệm vụ lớn và 35 nhiệm vụ cụ thể hướng tới việc ứng dụng dữ liệu dân cư để đem lại các tiện ích, lợi ích mới cho khách hàng....
buoc tien moi trong chuyen doi so nganh ngan hang

Bước tiến mới trong chuyển đổi số ngành Ngân hàng

Bước tiến mới trong chuyển đổi số ngành Ngân hàng
ho tro giam lai suat giup doanh nghiep phat trien san xuat kinh doanh

Hỗ trợ giảm lãi suất giúp doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh

Việc điều chỉnh giảm lãi suất cho vay giúp nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa giảm áp lực tài chính, từ đó có thêm cơ hội để phát triển sản xuất kinh doanh.
huong den su kien chuyen doi so nganh ngan hang nam 2023

Hướng đến sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2023

Hướng đến sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2023
khan truong chuan bi thich ung voi thue suat toi thieu toan cau

Khẩn trương chuẩn bị thích ứng với thuế suất tối thiểu toàn cầu

Khẩn trương chuẩn bị thích ứng với thuế suất tối thiểu toàn cầu
doanh nghiep phai tai co cau lai cac phan khuc nha o phu hop

Doanh nghiệp phải tái cơ cấu lại các phân khúc nhà ở phù hợp

Doanh nghiệp phải tái cơ cấu lại các phân khúc nhà ở phù hợp
san xuat cong nghiep tang tro lai dich vu phuc hoi nhanh sau 4 thang dau nam

Sản xuất công nghiệp tăng trở lại, dịch vụ phục hồi nhanh sau 4 tháng đầu năm

Sản xuất công nghiệp tăng trở lại, dịch vụ phục hồi nhanh sau 4 tháng đầu năm
Cập nhật ảnh...
Nguồn : stockbiz.vn
Tín dụng chính sách hỗ trợ người Khmer cải thiện đời sống

Tín dụng chính sách hỗ trợ người Khmer cải thiện đời sống

Tri Tôn là huyện miền núi của tỉnh An Giang, có 2 xã biên giới, 8 xã thuộc vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, 5 xã đặc biệt khó khăn, 37 chùa Khmer, có 3 dân tộc sinh sống chính là Kinh, Khmer, Hoa (trong đó, 33,31% dân số là đồng bào DTTS). Toàn huyện có 2.900 hộ nghèo (chiếm 8,65%), trong đó có 2.098 hộ nghèo DTTS (chiếm 18,77% hộ dân tộc).
Cần Thơ: Phát triển Chợ 4.0 để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt

Cần Thơ: Phát triển Chợ 4.0 để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt

TP. Cần Thơ đang đẩy mạnh phát triển mô hình Chợ 4.0 để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt.
An Giang: Ngân hàng tích cực cho vay tam nông

An Giang: Ngân hàng tích cực cho vay tam nông

Nhờ vốn tín dụng ngân hàng trên địa bàn cùng với nguồn vốn đầu tư khác mà lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn An Giang tiếp tục phát triển về quy mô và trình độ sản xuất, duy trì tăng trưởng ở mức khá cao, khẳng định vị thế quan trọng là trụ đỡ của nền kinh tế địa phương, góp phần bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia.
Nhà máy và trang trại của Vinamilk được chứng nhận trung hòa carbon

Nhà máy và trang trại của Vinamilk được chứng nhận trung hòa carbon

Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk đã công bố chính thức lộ trình tiến đến Net Zero 2050 với chương trình hành động "Vinamilk Pathway to Dairy Net Zero 2050".
Bàn giao ‘sổ đỏ” dự án The Mansion Hội An

Bàn giao ‘sổ đỏ” dự án The Mansion Hội An

Vừa qua, tại TP. Hội An (Quảng Nam), chủ đầu tư Sài Gòn Thành Đạt và đơn vị phát triển Navi Property đã tổ chức lễ bàn giao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chủ nhân của dự án New Green Villa Hội An (tên thương mại The Mansion Hội An).
Sức hút từ những công viên chủ đề

Sức hút từ những công viên chủ đề

Sức hấp dẫn của Sun World Ba Na Hills được minh chứng bằng số lượng du khách đến tham quan. Khi chỉ vỏn vẹn trong vòng 10 năm kể từ khi ra mắt, công viên đã đón số lượng khách tăng hơn 160 lần.
Chọn sữa mát vì điều tốt nhất cho con

Chọn sữa mát vì điều tốt nhất cho con

Hơn 89% các mẹ đồng ý rằng sữa mát tốt cho hệ tiêu hóa và hơn 80% đồng ý sữa mát tăng cường khả năng miễn dịch.
Cơ hội mua nhà với gói vay lãi suất từ 8,2%/năm tại HDBank

Cơ hội mua nhà với gói vay lãi suất từ 8,2%/năm tại HDBank

Nổi bật giữa mặt bằng lãi suất cho vay mua nhà hiện nay, từ 8,2%/năm với thời hạn vay đến 35 năm, chương trình "Ưu đãi vay, có nhà ngay" của HDBank khiến hàng triệu khách hàng phấn khởi.
MoMoTravel lọt vào các thương hiệu đặt mua tour du lịch

MoMoTravel lọt vào các thương hiệu đặt mua tour du lịch

MoMoTravel vừa trở thành nền tảng du lịch trực tuyến thuần Việt duy nhất xuất hiện trong Bảng xếp hạng thương hiệu du lịch năm 2023 (Travel Brand Ranking 2023) do Decision Lab, một đối tác độc quyền của YouGov tại Việt Nam công bố, bên cạnh các tên tuổi quốc tế như Traveloka, Agoda, Booking.com…
Phê duyệt cấp hạn mức tín dụng trên BIZ MBBank cho doanh nghiệp

Phê duyệt cấp hạn mức tín dụng trên BIZ MBBank cho doanh nghiệp

Tính năng Phê duyệt cấp hạn mức tự động được xây dựng trên nền tảng BIZ MBBank nhằm gia tăng trải nghiệm cho cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa, siêu nhỏ.
VietinBank - Ngân hàng tiêu biểu về cung ứng sản phẩm phái sinh tại Việt Nam năm 2022

VietinBank - Ngân hàng tiêu biểu về cung ứng sản phẩm phái sinh tại Việt Nam năm 2022

VietinBank vừa được Global Banking & Finance Review - Tạp chí uy tín thế giới về lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng vinh danh ở hạng mục “Derivatives Bank Brand of the Year Vietnam 2022” - “Ngân hàng tiêu biểu về cung ứng sản phẩm phái sinh tại Việt Nam năm 2022”. Đây là lần thứ ba liên tiếp VietinBank được các tổ chức uy tín độc lập khác nhau trong cộng đồng tài chính toàn cầu về sản phẩm phái sinh xướng danh ở hạng mục này.
Agribank E-Mobile Banking: Giải pháp hữu hiệu giảm tải cung ứng tiền mặt

Agribank E-Mobile Banking: Giải pháp hữu hiệu giảm tải cung ứng tiền mặt

Từ cuối năm 2021, khi Agribank miễn 100% phí chuyển khoản trên ứng dụng Agribank E-Mobile Banking, lượng khách hàng mang tiền mặt đến giao dịch tại quầy giao dịch của Agribank Phù Yên giảm đáng kể. "Nếu như trước đây, khách hàng chủ yếu mang tiền mặt đến giao dịch trực tiếp tại quầy của Agribank Phù Yên thì đến cuối năm 2021, số lượng khách hàng đến nộp tiền, chuyển tiền đã giảm 50% so với năm 2020. Đến cuối năm 2022, giảm 70% so với năm 2020.
SHB được vinh danh 2 giải thưởng quan trọng

SHB được vinh danh 2 giải thưởng quan trọng

Vừa qua, tại TP. Hồ Chí Minh, Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) tiếp tục được vinh danh giải thưởng “Ngân hàng tiêu biểu về Tín dụng xanh năm 2022” và “Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2022”.
Vietcombank được trao 3 giải thưởng quan trọng tại diễn đàn Ngân hàng bán lẻ Việt Nam 2023

Vietcombank được trao 3 giải thưởng quan trọng tại diễn đàn Ngân hàng bán lẻ Việt Nam 2023

Trong khuôn khổ Diễn đàn Ngân hàng Bán lẻ Việt Nam, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã được Ban tổ chức Giải thưởng Ngân hàng Việt Nam tiêu biểu 2023 vinh danh và trao 03 giải thưởng quan trọng: “Ngân hàng Bán lẻ tiêu biểu 2023”; “Ngân hàng Chuyển đổi số tiêu biểu 2023”; “Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp nhỏ và vừa 2023”.
Khác biệt bởi số hóa tại HDBank qua mùa cao điểm

Khác biệt bởi số hóa tại HDBank qua mùa cao điểm

Số hóa toàn diện tại HDBank đang góp phần tạo nên khác biệt. Lượng người dùng và giao dịch chuyển dịch sang các kênh số liên tục gia tăng, tạo những giá trị lớn, đặc biệt trong các mùa cao điểm.
Phiên bản di động