Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển TTKDTM tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025
![]() |
Mục đích của Kế hoạch nhằm triển khai đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp thuộc phạm vi, thẩm quyền, trách nhiệm của NHNN theo Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025 (gọi tắt là Đề án) ban hành kèm theo Quyết định số 1813/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, xác định nhiệm vụ cụ thể, thời hạn hoàn thành và trách nhiệm của đơn vị thuộc NHNN và ngành Ngân hàng, đảm bảo triển khai kịp thời, phối hợp chặt chẽ, thông tin báo cáo thông suốt, giám sát, theo dõi tiến độ hoàn thành nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra trong Đề án. Kế hoạch bao gồm các nhiệm vụ cụ thể sau:
Trước hết, hoàn thiện hành lang pháp lý và cơ chế, chính sách: Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều khoản liên quan đến thanh toán tại một số văn bản Luật hiện hành; Nghiên cứu xây dựng Dự án Luật các hệ thống thanh toán, đảm bảo tương thích, phù hợp với quy định tại Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật Các TCTD, Luật phòng, chống rửa tiền và đảm bảo thẩm quyền quản lý, giám sát của NHNN đối với các hệ thống thanh toán, các dịch vụ và phương tiện thanh toán, phù hợp với yêu cầu thực tiễn, xu hướng phát triển và thông lệ quốc tế; Hoàn thiện việc xây dựng, ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 về thanh toán không dùng tiền mặt và xây dựng các văn bản hướng dẫn;
Rà soát, nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế Nghị định số 222/2013/NĐ-CP ngày 31/12/2013 về thanh toán bằng tiền mặt nhằm tăng cường quản lý hoạt động thanh toán bằng tiền mặt, nhất là đối với giao dịch mua, bán tài sản có giá trị lớn phù hợp với quy định tại Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật phòng, chống rửa tiền, Luật phòng, chống tham nhũng; Xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực ngân hàng; Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách về tiền kỹ thuật số quốc gia. Thực hiện chính sách phù hợp về phí dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, tạo điều kiện cho người sử dụng tiếp cận dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt với chi phí hợp lý…
Nâng cấp, phát triển hạ tầng thanh toán hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả và có khả năng kết nối, tích hợp với các hệ thống khác: Xây dựng, ban hành và triển khai Chiến lược phát triển với các hệ thống thanh toán đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Nâng cấp, hiện đại hóa Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng quốc gia, hướng tới vận hành theo các nguyên tắc, tiêu chuấn quốc tế, tăng cường quốc tế, tăng cường khả năng kết nối, tích hợp và thực hiện thanh, quyết toán cho các hệ thống khác; Hoàn thiện, phát triển hạ tầng chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử, mở rộng hệ sinh thái thanh toán số, đảm bảo khả năng kết nối, tích hợp với các ngành, lĩnh vực khác để phục vụ thanh toán trực tuyến; mở rộng, kết nối với hệ thống chuyển mạch tài chính, bù trừ điện tử của các quốc gia khác… Hoàn thiện, nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi, hệ thống thanh toán nội bộ, đảm bảo kết nối, tích hợp với các hệ thống thanh toán quan trọng, hạ tầng kỹ thuật của các tổ chức cung ứng dịch vụ công và các hệ thống khác; Áp dụng chuẩn tin điện tài chính quốc tế ISO 20022 đối với hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng.
Phát triển các dịch vụ thanh toán hiện đại, ứng dụng thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư: Nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ, mô hình kinh doanh, giải pháp số tiên tiến, đổi mới gắn với Cách mạng công nghiệp 4.0 để phát triển đa dạng các sản phẩm, dịch vụ thanh toán trên nền tảng số hóa, đảm bảo an toàn, bảo mật, mang lại sự thuận tiện cho người sử dụng; Phát triển thanh toán điện tử trong thương mại điện tử; Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Đẩy mạnh thanh toán điện tử trong khu vực chính phủ, dịch vụ hành chính công: Phối hợp hoàn thiện kết nối giữa hạ tầng thanh toán điện tử của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán, Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng quốc gia, hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử với hạ tầng của các cơ quan thuế, hải quan, kho bạc để phục vụ yêu cầu phối hợp thu, chi ngân sách nhà nước bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt; Tăng cường kết nối giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán với Cổng dịch vụ công Quốc gia, Hệ thống một cửa điện tử của các Bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, đơn vị liên quan nhằm đơn giản hóa thủ tục và tạo điều kiện thanh toán điện tử đối với các khoản phí, lệ phí, thanh toán hóa đơn điện, nước, học phí, viện phí; Thực hiện kết nối, chia sẻ thông tin với các trường học, bệnh viện, công ty điện, nước, vệ sinh môi trường, viễn thông, bưu chính trên địa bàn đô thị để thu học học phí, viện phí, tiền điện… bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt…
Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, đảm bảo an ninh, an toàn và áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong hoạt động thanh toán: Xây dựng công cụ thu thập, phân tích thông tin giám sát theo hướng tự động hóa, xây dựng cơ sở dữ liệu về đối tượng giám sát; nâng cao hiệu quả giám sát nhằm phát hiện, ngăn chặn các nguy cơ, rủi ro phát sinh; Nghiên cứu, áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong hoạt động đánh giá, giám sát các hệ thống thanh toán…
Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, đào tạo, hướng dẫn và bảo vệ người tiêu dùng trong thanh toán không dùng tiền mặt: xây dựng kế hoạch, triển khai các chương tình truyền thông, giáo dục tài chính với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, ứng dụng thành tựu của cách mạnh công nghệ 4.0; triển khai công tác truyền thông, giáo dục về các giải pháp đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật trong thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán điện tử,…
Tăng cường cơ chế phối hợp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt: Triển khai thực hiện có hiệu quả các thỏa thuận, quy chế phối hợp, biên bản hợp tác, phối hợp song phương hoặc đa phương giữa các Bộ, ngành liên quan để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt; Chủ động hội nhập quốc tế trong lĩnh vực thanh toán theo lộ trình và bước đi phù hợp; tích cực tham gia vào các hoạt động của các định chế tài chính – tiền tệ, các diễn đàn về thanh toán khu vực và quốc tế; tập trung triển khai các cam kết quốc tế hội nhập đã ký liên quan đến lĩnh vực thanh toán; Khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn vốn dưới hình thức hỗ trợ tài chính, kỹ thuật, tư vấn chính sách, hỗ trợ đào tạo và tăng cường năng lực từ các đối tác song phương, đa phương để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và công nghệ thanh toán;
Chủ động nghiên cứu các mô hình, phương tiện, hình thức thanh toán mới trên thế giới, áp dụng hiệu quả vào Việt Nam; Tiếp tục thiết lập và củng cố các cơ chế đối ngoại song phương về lĩnh vực thanh toán với các đối tác chiến lược và đối tác quan trọng khác; nghiên cứu việc tham gia, gia nhập tổ chức, diễn đàn quốc tế về tài chính toàn diện, thanh toán; Tích cực tham gia vào thảo luận các luật lệ và chuẩn mực quốc tế về hoạt động thanh toán tại các tổ chức, diễn đàn đa phương, đặc biệt là Ngân hàng Thanh toán Quốc tế; tiếp tục mở rộng hội nhập trong các lĩnh vực ưu tiên về hệ thống thanh toán, từng bước tiếp cận các chuẩn mực chung và các thông lệ quốc tế.
Các Vụ, Cục, đơn vị liên quan thuộc NHNN, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức trung gian thanh toán căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chủ động có kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt, đảm bảo tiến độ các nhiệm vụ được giao; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, đề xuất điều chỉnh kịp thời.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Các tin khác

Dịch vụ tài chính hướng đến sự tiếp cận bình đẳng, an toàn cho người dân

Sẽ có hướng dẫn mới về quản lý ngoại hối đối với cho vay ra nước ngoài

NHNN ban hành kế hoạch hành động chuyển đổi số hoạt động chỉ đạo

Hiệp hội Ngân hàng kiến nghị sửa đổi Dự thảo Luật Quản lý thuế gỡ vướng mắc cho ngân hàng

Bố trí nguồn lực, quan tâm thỏa đáng thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

Mở rộng không gian vốn cho DNNVV

Quy định về đặt hàng giữa Ngân hàng Nhà nước với cơ sở in, đúc tiền

Sắp diễn ra Hội thảo “Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân”

Quy định mới về nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam

VietinBank chào bán trái phiếu ra công chúng (Đợt 2)

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số là giải pháp phát triển kinh tế nhanh, bền vững

Việc luật hoá một số quy định tại Nghị quyết 42 là rất cần thiết

Cần thêm chính sách hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội

NHNN chủ động cung ứng vốn rẻ cho ngân hàng, tạo điều kiện tiếp tục giảm lãi suất

Ổn định mặt bằng lãi suất tiền gửi, phấn đấu giảm lãi suất cho vay
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Bản tin Tài chính - Ngân hàng từ ngày từ 6 - 13/4/2025

Ra mắt siêu đô thị Sun Mega City rộng 1690ha - biểu tượng thịnh vượng phía Nam Hà Nội

Gen Z "say yes" với xe máy điện VinFast: “Trendy”, an toàn và tiết kiệm

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL

Hải Phòng đón chờ “siêu phẩm” AEON Beta Cinema lần đầu tiên xuất hiện tại đất cảng
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Để tiền sinh lời hiệu quả từ chứng chỉ tiền gửi online

VPBank tung gói ưu đãi lãi suất chỉ từ 5,39% cho hộ kinh doanh cá thể

BIDV kiến tạo những chân trời trải nghiệm mới

Tính năng thông báo biến động số dư bằng giọng nói qua VPBank NEO

SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và Ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam
