Khối ngoại sẽ sớm mua ròng trở lại
![]() | Tìm cơ hội giữa bất định |
Tốc độ giải ngân chậm lại rõ rệt
Tiếp nối đà mua ròng gần 28.650 tỷ đồng trong năm ngoái, nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục mạnh tay mua ròng hơn 4.200 tỷ đồng trong tháng 1/2023, và thậm chí con số này lên đến hơn 7.600 tỷ đồng nếu không tính giao dịch thỏa thuận bán đột biến cổ phiếu EIB. Tuy nhiên, tháng 2/2023 bắt đầu ghi nhận lực mua ròng của khối ngoại có dấu hiệu yếu đi. Đặc biệt, dữ liệu ghi nhận nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 14 phiên liên tiếp từ ngày 15/2/2023 đến 6/3/2023, với tổng giá trị bán gần 3.189 tỷ đồng.
Như vậy, sau gần bốn tháng bùng nổ kể từ tháng 10/2022, dòng vốn ETF đã bắt đầu có dấu hiệu chậm lại và đảo chiều rút ròng từ cuối tháng 2/2023. Cũng cần phải nói thêm rằng tình trạng này không chỉ diễn ra ở riêng Việt Nam. Tính trong tuần gần nhất 27/2 – 3/3, số liệu từ CTCP Chứng khoán Yuanta Việt Nam cho thấy, dòng vốn các quỹ ETF đầu tư bị rút ròng ở hầu hết các quốc gia Đông Nam Á. Trong đó, dẫn đầu là Philipines với khoảng 21,3 triệu USD bị rút ròng. Các quỹ ETF đầu tư vào thị trường Việt Nam rút ròng khoảng 10,9 triệu USD.
![]() |
Dựa trên thực tế các đợt tăng vốn trước, các chuyên gia dự báo dòng vốn này có thể chảy vào thị trường chứng khoán Việt Nam ngay trong tháng 3 này |
Báo cáo dòng vốn của SSI Research chỉ ra cụ thể là quỹ Fubon đã ngừng ghi nhận vào ròng từ đầu tháng 1/2023 do chạm hạn mức quy định từ Sở Giao dịch chứng khoán Đài Loan (TWSE – Trung Quốc); sau đó dòng vốn từ nhóm quỹ nội và nhóm quỹ ngoại từ Âu-Mỹ cũng lần lượt yếu dần trong tháng 2 vừa qua.
Về các quỹ nội: Báo cáo của SSI Research cũng chỉ ra một số quỹ vẫn ghi nhận dòng tiền dương nhưng đã giảm mạnh như VanEck (+87 tỷ), VNDiamond (+17 tỷ), VFM VN30 (+6 tỷ). Ngoài ra, các quỹ KIM VN30 và SSIAM VNX50 bị rút nhẹ trong tháng 2/2023.
Đối với các quỹ chủ động, quán tính dòng tiền vào ròng vẫn tiếp tục được duy trì. Tổng giá trị vào ròng trong tháng ghi nhận là 1.670 tỷ đồng, không có nhiều khác biệt so với tháng 1, tuy nhiên tập trung chủ yếu vào nửa đầu tháng 2 và tốc độ giải ngân đã chậm lại rõ rệt về cuối tháng. Về các nhóm quỹ, các nhóm quỹ từ khu vực Nhật Bản và Châu Âu chiếm áp đảo dòng tiền quỹ chủ động trong tháng 2.
Hấp lực nào hút vốn trở lại?!
Thiếu động lực từ dòng vốn ngoại, chỉ số chính VN-Index chịu ảnh hưởng tiêu cực và giảm cả về mức điểm số lẫn thanh khoản. Cụ thể, VN-Index kết phiên giao dịch cuối của tháng 2/2023 đạt 1.024,68 điểm, giảm 7,78% so với tháng 1/2023 và tăng 1,75% so với cuối năm 2022.
Thanh khoản thị trường cổ phiếu tháng 2 ghi nhận khối lượng và giá trị giao dịch bình quân phiên lần lượt đạt gần 567,7 triệu cổ phiếu và 10.014 tỷ đồng, tương ứng giảm lần lượt 2,14% về khối lượng bình quân và 4,6% về giá trị bình quân so với tháng 1/2023.
Giới chuyên gia nhìn nhận, khả năng FED tăng lãi suất, định giá thị trường chứng khoán kém hấp dẫn hơn, cùng áp lực đáo hạn trái phiếu trong năm 2023… là những yếu tố khiến nhà đầu tư nước ngoài rút ròng khỏi TTCK Việt Nam trong thời gian qua.
Cụ thể, việc khối ngoại bán ròng cổ phiếu xuất phát từ định giá thị trường chứng khoán Việt Nam không còn ở mức thấp như kỳ vọng. Điều này bị ảnh hưởng do kết quả kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết năm 2022. Đó còn là rủi ro chậm thanh toán nợ gốc và lãi trái phiếu doanh nghiệp của các tổ chức phát hành. Số liệu từ CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đánh giá quy mô trái phiếu doanh nghiệp năm 2023 ước tính là 290.000 tỷ đồng, với áp lực trả nợ vào giai đoạn tháng 5-9/2023 và tháng 12/2023.
Đáng chú ý, hai tháng đầu năm 2023 ghi nhận có khoảng 22.800 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn, nhưng thống kê HNX cho thấy có khoảng 13 doanh nghiệp chậm thanh toán gốc và lãi trái phiếu với quy mô phát hành hơn 3.800 tỷ đồng. Lũy kế từ tháng 9/2022 đến nay, có hơn 60 doanh nghiệp công bố chậm trả lãi và nợ gốc trái phiếu, phần lớn tập trung vào nhóm doanh nghiệp bất động sản và xây dựng.
Một yếu tố khác là dòng vốn từ Fubon ETF, một trong những quỹ ETF có giá trị tài sản ròng lớn nhất, bị chạm mức giới hạn đầu tư; dòng vốn có xu hướng dịch chuyển sang các tài sản được niêm yết bằng USD do lãi suất ở Mỹ có xu hướng tiếp tục tăng, trong khi mức lãi suất không đổi hoặc giảm nhẹ tại Việt Nam…
Tuy có nhiều biến số tiêu cực, song giới chuyên gia kỳ vọng những thay đổi vừa qua tại Nghị định số 08/2023/NĐ-CP quy định về việc chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế sẽ dần gỡ nút thắt về thanh khoản cho các tổ chức phát hành, gỡ bỏ nỗi lo áp lực vỡ nợ trái phiếu, và kích thích dòng vốn ngoại quay lại với chứng khoán Việt Nam.
Ở góc nhìn lạc quan, ông Barry David Weisblatt - Giám đốc Chiến lược đầu tư Công ty TNHH Quản lý Quỹ SSI (SSIAM) cho rằng giới đầu tư đang bị lo lắng thái quá. Ông nhìn nhận VN-Index vẫn đang giao dịch ở định giá hấp dẫn P/E 11 lần, trong đó nhiều cổ phiếu ngân hàng giao dịch ở mức ngang hoặc dưới giá trị sổ sách. Đây là những động lực để hút dòng vốn ngoại.
Một thông tin tích cực khác là việc Fubon FTSE Vietnam ETF, quỹ đến từ Đài Loan (Trung Quốc) vào ngày 6/3 đã được Ủy ban Quản lý và Giám sát Tài chính thông qua đợt huy động vốn bổ sung lần thứ 5 với số vốn 5 tỷ TWD tương đương 160 triệu USD, hay 3.700 tỷ đồng. Dựa trên thực tế các đợt tăng vốn trước, các chuyên gia dự báo dòng vốn này có thể chảy vào thị trường chứng khoán Việt Nam ngay trong tháng 3 này.
Trong khi đó, quỹ VanEck Vietnam ETF (V.N.M ETF) sẽ thay đổi chỉ số tham chiếu từ MVIS Vietnam Index (với 80% là cổ phiếu Việt Nam) sang MVIS Vietnam Local Index (với 100% là cổ phiếu Việt Nam) kể từ ngày 17/3 trở đi và có thể mua khoảng 2.300 tỷ đồng trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tương đương 20% giá trị tài sản ròng hiện tại.
Với hai yếu tố Fubon ETF tăng vốn và sự thay đổi tỷ trọng cổ phiếu của V.N.M ETF này, các chuyên gia từ VnDirect kỳ vọng dòng tiền khoảng 6.100 tỷ đồng sẽ chảy vào thị trường chứng khoán Việt Nam trong vài tuần tới và có thể chấm dứt hoạt động bán ròng của khối ngoại.
Các tin khác

Thị trường UPCoM tháng Năm diễn biến sôi động

Hồi phục mạnh trong phiên chiều, VN-Index tăng 3,22 điểm

Nhóm vốn hóa lớn bị bán mạnh, VN-Index mất 2,88 điểm

VN-Index tiệm cận 1.080 điểm nhờ pha đảo chiều của VCB

Khơi dòng vốn vào nền kinh tế và thị trường chứng khoán

Nhóm chứng khoán "nổi sóng", Vn-Index tăng 11,22 điểm

Giảm 0,87 điểm, VN-Index tiếp tục đi ngang

Hồi phục trong phiên chiều, VN-Index tăng gần 3 điểm

Mất 4,06 điểm, VN-Index điều chỉnh về vùng 1.055 điểm

Cổ phiếu nhóm năng lượng: Đầu tư phải nhìn lộ trình

Quy hoạch điện VIII mở ra cơ hội cho nhóm cổ phiếu năng lượng tái tạo

Việt Nam là thị trường trọng điểm trong mắt nhà đầu tư nước ngoài

Cổ phiếu ngân hàng và xây dựng kéo VN-Index tăng 3,57 điểm

Thị trường chứng khoán trước nhiều ẩn số

Việt Nam - Australia trao đổi nhiều văn kiện hợp tác quan trọng và khai trương 2 đường bay thẳng mới

Phó Thống đốc: Sức hấp thụ vốn của nền kinh tế đang yếu

Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử

3 lần giảm lãi suất thể hiện sự quyết liệt trong điều hành của NHNN
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Thống đốc lý giải nguyên nhân không giảm lãi suất từ cuối năm 2022
TP.HCM thúc đẩy quận, huyện kết nối ngân hàng - doanh nghiệp
Tín dụng chính sách hỗ trợ người Khmer cải thiện đời sống
Cần Thơ: Phát triển Chợ 4.0 để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt

Dự án The OpusK đạt 5 giải thưởng quốc tế

Nhà máy và trang trại của Vinamilk được chứng nhận trung hòa carbon

Bàn giao ‘sổ đỏ” dự án The Mansion Hội An

Sức hút từ những công viên chủ đề
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Sacombank tung ưu đãi lên đến 80 tỷ đồng dành cho khách hàng doanh nghiệp

“Hè xanh - sống chất” khám phá siêu khuyến mại hè từ Sacombank

Cơ hội mua nhà với gói vay lãi suất từ 8,2%/năm tại HDBank

MoMoTravel lọt vào các thương hiệu đặt mua tour du lịch

Phê duyệt cấp hạn mức tín dụng trên BIZ MBBank cho doanh nghiệp

VietinBank - Ngân hàng tiêu biểu về cung ứng sản phẩm phái sinh tại Việt Nam năm 2022

Agribank E-Mobile Banking: Giải pháp hữu hiệu giảm tải cung ứng tiền mặt
