Chỉ số kinh tế:
Ngày 12/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 24.990 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.791/26.189 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Khơi thông dòng chảy điện mặt trời áp mái vào khu công nghiệp

Hải Yến
Hải Yến  - 
Mặc dù sở hữu tiềm năng kỹ thuật ấn tượng lên đến hàng chục GW, việc triển khai điện mặt trời áp mái tại các khu công nghiệp Việt Nam vẫn đang vấp phải những "rào cản" không nhỏ.
aa
Đi tìm mô hình sản xuất điện mặt trời tối ưu cho năm 2021 Thị trường điện mặt trời áp mái Quảng Nam thu hút thêm hai dự án lớn "Xanh hóa" năng lượng trong sản xuất
Tiềm năng khai thác điện mặt trời áp mái tại các khu công nghiệp Việt Nam rất lớn
Tiềm năng khai thác điện mặt trời áp mái tại các khu công nghiệp Việt Nam rất lớn

Khu công nghiệp "xanh hóa" nhờ điện mặt trời áp mái

Việt Nam đang sở hữu mạng lưới khu công nghiệp và cụm công nghiệp rộng lớn với khoảng 419 khu công nghiệp đã thành lập (381 đang hoạt động) và 900 cụm công nghiệp được quy hoạch (700 đã đi vào hoạt động), thu hút hơn 40.000 doanh nghiệp. Lợi thế về diện tích mái nhà xưởng rộng lớn cùng nhu cầu tiêu thụ điện năng tập trung mở ra tiềm năng khai thác điện mặt trời áp mái đầy hứa hẹn tại các khu vực này.

Theo ước tính, tiềm năng kỹ thuật của điện mặt trời áp mái tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp có thể đạt tới 12-20 GWpeak, tương đương công suất của hơn 10 nhà máy nhiệt điện than lớn. Đây được xem là nguồn năng lượng xanh tại chỗ khổng lồ, có khả năng tự sản xuất và tự tiêu thụ.

Ông Vũ Huy Đông, đại diện Công ty Cổ phần Năng lượng ADE nhấn mạnh vai trò quan trọng của các khu công nghiệp trong việc tiêu thụ điện năng quốc gia, khi khu vực này chiếm hơn 50% tổng sản lượng điện của ngành sản xuất và đồng thời là khu vực phát thải lớn. Trong bối cảnh các thị trường xuất khẩu chủ lực như EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc ngày càng chú trọng đến tiêu chuẩn môi trường, các doanh nghiệp trong khu công nghiệp buộc phải xây dựng chiến lược giảm phát thải carbon, trong đó năng lượng tái tạo đóng vai trò then chốt.

Ông Nguyễn Ngọc Trung - Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế ngành, Ban Chính sách, chiến lược Trung ương chỉ rõ những lợi ích thiết thực mà điện mặt trời áp mái mang lại. Doanh nghiệp có thể tận dụng mái nhà sẵn có để sản xuất điện, giúp giảm chi phí điện năng dài hạn, nâng cao giá trị môi trường và uy tín thương hiệu. Đối với hệ thống điện quốc gia, điện mặt trời áp mái góp phần giảm áp lực lên lưới điện, bổ trợ và ổn định nguồn cung, đảm bảo an ninh năng lượng, đặc biệt khi nguồn điện mặt trời phát mạnh vào ban ngày, trùng với giờ cao điểm sản xuất.

Chuyên gia năng lượng Phan Công Tiến - Viện nghiên cứu Ứng dụng Năng lượng thông minh (iSEAR) nhận định, các Nghị định 57 và 58 đã tạo ra bước ngoặt quan trọng, thúc đẩy các mô hình năng lượng linh hoạt. Doanh nghiệp không chỉ có thể lắp đặt điện mặt trời áp mái tại chỗ phục vụ nhu cầu nội bộ mà còn được phép mua bán điện tái tạo trực tiếp từ các dự án ở xa thông qua cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA).

Gỡ khó điện mặt trời áp mái

Dù sở hữu tiềm năng to lớn và được kỳ vọng sẽ góp phần quan trọng vào mục tiêu xanh hóa, việc triển khai điện mặt trời áp mái tại các khu công nghiệp đang vấp phải không ít thách thức. Theo ông Nguyễn Ngọc Trung, nút thắt lớn nhất nằm ở hành lang pháp lý thiếu đồng bộ. Sự chồng chéo, thiếu rõ ràng trong các quy định về đăng ký, đấu nối và vận hành đang đẩy nhiều dự án vào thế đình trệ, gây khó khăn không nhỏ cho các doanh nghiệp.

Gánh nặng chi phí đầu tư ban đầu cũng là một rào cản đáng kể, đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, hạ tầng kỹ thuật yếu kém tại nhiều khu công nghiệp, với lưới điện chưa đáp ứng và thiếu thiết bị hiện đại, đang làm dấy lên những lo ngại về an toàn và khả năng hòa lưới.

Một yếu tố khác không thể bỏ qua là nhận thức và kỹ năng hạn chế về năng lượng xanh ở một bộ phận doanh nghiệp, khiến họ còn e dè trong việc tiếp cận và đầu tư vào lĩnh vực này.

Về vướng mắc Nghị định 57 quy định chỉ cho phép đơn vị bán lẻ cụm mua điện qua lưới quốc gia (từ 10MW trở lên), cấm mua bán trực tiếp hoặc mua điện dư từ các doanh nghiệp tự sản tự tiêu trong khu công nghiệp. Điều này gây lãng phí nguồn lực, cản trở khu công nghiệp xanh hóa và tự chủ năng lượng.

Ông Phan Công Tiến kiến nghị mở rộng cho phép mua bán điện trực tiếp hoặc lắp đặt điện mặt trời bán lại trong khu công nghiệp để tận dụng mái nhà xưởng.

Đối với vướng mắc Nghị định 58, nhiều doanh nghiệp khách hàng trong mô hình bán lẻ cụm khu vẫn gặp khó trong việc triển khai lắp đặt điện mặt trời với mục đích tự sản tự tiêu. Nguyên nhân là do khách hàng sản xuất không đạt được sự thống nhất với đơn vị quản lý khu công nghiệp, mặc dù Nghị định đã quy định rõ việc cần tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng lắp đặt hệ thống điện mặt trời theo hình thức tự sản tự tiêu.

Ông Phan Công Tiến kiến nghị cơ quan chức năng cần có quy định và hướng dẫn cụ thể hơn để các bên tham gia như được chia sẻ kinh phí cho đơn vị đã đầu tư lưới điện theo giá trị tài sản đã khấu hao hoặc các qui định cụ thể khác tạo điều kiện ưu tiên cho khách hàng sản xuất được lắp điện mặt trời.

Để thúc đẩy điện mặt trời áp mái tại khu công nghiệp, ông Nguyễn Ngọc Trung kiến nghị các bộ, ngành cần sớm ban hành hướng dẫn chi tiết Nghị định 57/2025/NĐ-CP và 58/2025/NĐ-CP, đặc biệt về mô hình tự sản tự tiêu (quy định về công suất bán dư, mua bán nội bộ, thủ tục đấu nối). Khung pháp lý rõ ràng sẽ tạo niềm tin cho doanh nghiệp đầu tư dài hạn.

Nhà nước nên xem xét ưu đãi thuế, tín dụng xanh (miễn giảm thuế nhập khẩu thiết bị, khấu hao nhanh, quỹ tín dụng xanh) và khuyến khích mô hình ESCO để giảm gánh nặng vốn ban đầu.

Chủ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp cần nâng cấp lưới điện, lắp đặt thiết bị thông minh, đảm bảo khả năng tiếp nhận điện tái tạo, xây dựng cơ chế vận hành linh hoạt và an toàn.

Hải Yến

Tin liên quan

Tin khác

Cuộc cách mạng thầm lặng của TSMC - đế chế chip định hình lại trật tự công nghệ thế giới

Cuộc cách mạng thầm lặng của TSMC - đế chế chip định hình lại trật tự công nghệ thế giới

Trong một thế giới công nghệ không ngừng vận động, Taiwan Semiconductor Manufacturing Company (TSMC) nổi lên như một đế chế chip hùng mạnh, chi phối gần như toàn bộ ngành công nghiệp bán dẫn hiện đại. Với giá trị vốn hóa vượt 800 tỷ USD vào cuối năm 2024, TSMC không chỉ là một biểu tượng về tăng trưởng mà còn là nhân tố then chốt định hình lại cấu trúc kinh tế số toàn cầu.
Việt Nam tăng tốc nội địa hóa ô tô

Việt Nam tăng tốc nội địa hóa ô tô

Ngành công nghiệp ô tô và cơ khí Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ và có những bước tiến quan trọng, không chỉ khẳng định vị thế công nghệ, mà còn góp phần nâng tầm vị thế quốc gia.
Cuộc thi “Dự án khởi nghiệp xanh” lần thứ 11 mở rộng đối tượng

Cuộc thi “Dự án khởi nghiệp xanh” lần thứ 11 mở rộng đối tượng

Cuộc thi “Dự án Khởi nghiệp xanh” lần thứ 11 năm 2025 chính thức được triển khai với nhiều điểm mới đáng chú ý, đặc biệt là việc mở rộng đối tượng tham gia đến các nhóm thanh niên, sinh viên, hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ trên khắp cả nước. Thông tin được bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao, Trưởng Ban Tổ chức cuộc thi, công bố trong buổi họp báo sáng nay (12/6).
Vietnam Airlines “bắt tay” Ngân hàng ING thu xếp khoản tài trợ vốn 1,5 tỷ USD thúc đẩy các dự án chiến lược

Vietnam Airlines “bắt tay” Ngân hàng ING thu xếp khoản tài trợ vốn 1,5 tỷ USD thúc đẩy các dự án chiến lược

Ngày 11/6/2025 vừa qua, Vietnam Airlines và Ngân hàng ING đã ký Biên bản ghi nhớ về hợp tác tài chính, với quy mô tài trợ vốn lên tới 1,5 tỷ USD. Mối quan hệ mang tính bước ngoặt này sẽ phục vụ các dự án đầu tư trọng điểm, nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng mạng đường bay quốc tế của Vietnam Airlines trong giai đoạn tới.
Để có từ 5 doanh nghiệp công nghệ tầm cỡ quốc tế vào năm 2030

Để có từ 5 doanh nghiệp công nghệ tầm cỡ quốc tế vào năm 2030

Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ có ít nhất 5 doanh nghiệp công nghệ lớn tầm khu vực và quốc tế. Đây không chỉ là tham vọng mà là yêu cầu tất yếu để nền kinh tế số vươn lên dẫn dắt tăng trưởng và nâng cao vị thế quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Hơn 64.000 tấn bao bì được tái chế trong một năm

Hơn 64.000 tấn bao bì được tái chế trong một năm

Từ những thử nghiệm ban đầu với khối lượng khiêm tốn, năm 2024, PRO Việt Nam và các đối tác đã thu gom và tái chế hơn 64.000 tấn bao bì sau tiêu dùng, bao gồm chai PET, lon nhôm, hộp giấy đa lớp, bao bì nhựa dẻo, HDPE, PP...
Ông Đinh Quang Huy được bổ nhiệm làm Thành viên HĐTV - Tổng Giám đốc Mcredit

Ông Đinh Quang Huy được bổ nhiệm làm Thành viên HĐTV - Tổng Giám đốc Mcredit

Công ty Tài chính Tín dụng tiêu dùng TNHH MB Shinsei (Mcredit) vừa chính thức công bố Quyết định của Hội đồng Thành viên (HĐTV) về việc bổ nhiệm nhân sự cấp cao. Theo đó, kể từ ngày 11/6/2025, ông Đinh Quang Huy được bổ nhiệm giữ chức vụ Thành viên HĐTV -Tổng Giám đốc Mcredit.
Thực thi chính sách thuế công bằng giữa các thành phần kinh tế

Thực thi chính sách thuế công bằng giữa các thành phần kinh tế

Hoàn thiện các chính sách thuế, phí, lệ phí theo hướng bảo đảm đối xử công bằng giữa các thành phần kinh tế, giảm thuế suất là một trong những nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân. Về vấn này, ông Trương Bá Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Chính sách thuế, phí và lệ phí (Bộ Tài chính) đã có những chia sẻ với báo chí.
Ngành thủy sản vào “cuộc đua” xanh hóa

Ngành thủy sản vào “cuộc đua” xanh hóa

Trong bức tranh phát triển xanh hiện nay, cộng đồng giữ vai trò như một “người gác biển” tiên phong, cùng đồng hành với chính quyền và doanh nghiệp trong việc gìn giữ tài nguyên và bảo vệ hệ sinh thái biển, góp phần quan trọng để ngành thủy sản chuyển đổi xanh...
Xuất khẩu sầu riêng giảm mạnh, mục tiêu kim ngạch 3,7 tỷ USD đứng trước thách thức lớn

Xuất khẩu sầu riêng giảm mạnh, mục tiêu kim ngạch 3,7 tỷ USD đứng trước thách thức lớn

Mục tiêu xuất khẩu 3,7 tỷ USD sầu riêng vào năm 2025 đang đứng trước thách thức lớn khi hàng loạt lô hàng của Việt Nam bị Trung Quốc trả về vì tồn dư cadimi và vàng O vượt ngưỡng.