Kỳ vọng tạo đột phá phát triển nhà ở xã hội
Quảng Nam gỡ nút thắt cho nhà ở xã hội Giao chỉ tiêu nhà ở xã hội cho các địa phương Nhà ở xã hội: Cẩn trọng với chiêu trò lừa đảo |
Kỳ vọng lớn
Việc phân bổ chỉ tiêu cho từng địa phương thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong việc rốt ráo thúc đẩy đề án về nhà ở xã hội. Thực tế, trong nhiều năm qua, việc chăm lo giải quyết nhà ở cho người dân luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm và xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đặc biệt là việc đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội để giải quyết nhu cầu chỗ ở cho các đối tượng thu nhập thấp và công nhân tại các khu công nghiệp.
Theo số liệu báo cáo của Bộ Xây dựng, từ năm 2021 đến cuối năm 2024, trên địa bàn cả nước có 644 dự án nhà ở xã hội đã được triển khai với quy mô hơn 580.000 căn, nhưng hiện mới có 96 dự án hoàn thành với quy mô hơn 57.000 căn. Như vậy, để tiến đến mục tiêu 1 triệu căn nhà ở xã hội là chặng đường còn rất dài.
Cũng theo thông tin từ Bộ Xây dựng, chỉ riêng năm 2025, các địa phương sẽ dồn lực đầu tư phát triển nhà ở xã hội, dự kiến cả nước có 135 dự án, với gần 101.900 căn sẽ được xây dựng. Đơn cử như tại Quảng Nam, tỉnh này đã thông qua Nghị quyết quy định cơ chế hỗ trợ thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh đến năm 2030. Theo Nghị quyết này, Quảng Nam sẽ dành khoảng 416 tỷ đồng hỗ trợ 100% kinh phí thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của pháp luật đất đai; tạo quỹ đất sạch để chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội; hỗ trợ 50% kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi dự án; miễn phí, lệ phí làm thủ tục đầu tư như phí thẩm định nhiệm vụ, đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng dự án; thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, phòng cháy chữa cháy... Các chuyên gia kỳ vọng 2025 sẽ là một năm “bùng nổ” phát triển nhà ở xã hội.
![]() |
Các chuyên gia kỳ vọng 2025 sẽ là một năm “bùng nổ” phát triển nhà ở xã hội |
Ngân hàng ưu tiên vốn rẻ
Với vai trò huyết mạch của nền kinh tế, để tạo nguồn lực phục vụ cho việc phát triển nhà ở xã hội, các ngân hàng đang đồng loạt ưu tiên nguồn vốn giá rẻ để sẵn sàng cho vay các dự án và người mua nhà.
Là một trong những ngân hàng chủ lực cho vay nhà ở xã hội, đến 21/01/2025, sau 10 năm triển khai thực hiện cho vay nhà ở xã hội, Ngân hàng Chính sách xã hội cho biết đã giải ngân 22.777 tỷ đồng cho gần 53 nghìn khách hàng, dư nợ đạt 17.561 tỷ đồng với gần 47 ngàn khách hàng đang còn dư nợ. Nguồn vốn tín dụng chính sách về nhà ở xã hội đã góp phần giúp gần 53 nghìn người thu nhập thấp, công nhân cùng gia đình có nhà ở xã hội và góp phần xây dựng hơn 53 nghìn căn nhà ở, ổn định “an cư, lạc nghiệp”, yên tâm lao động sản xuất, phát triển kinh tế.
Ông Đinh Mai Phong, Phó giám đốc Ban tín dụng Học sinh, sinh viên và các đối tượng chính sách khác, Ngân hàng Chính sách xã hội cho biết, ngân hàng đã phối hợp với cấp ủy chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị xã hội rà soát, tổng hợp nhu cầu vay vốn nhà ở xã hội, theo đó tổng nhu cầu vay vốn nhà ở xã hội giai đoạn 2025-2030 qua NHCSXH khoảng 38.000 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Nhà nước bố trí cấp 50% nguồn vốn, NHCSXH huy động vốn đáp ứng 50%. Riêng năm 2025, NHCSXH đã được bổ sung tổng số nguồn vốn để cho vay nhà ở xã hội là 4.836 tỷ đồng. Ngoài ra nguồn vốn để cho vay chương trình còn được ngân sách các tỉnh, thành phố uỷ thác sang NHCSXH để cho vay đến thời điểm này là 1.194 tỷ đồng.
Là một trong những ngân hàng giải ngân cho vay nhà ở xã hội tích cực nhất, ông Phạm Toàn Vượng - Tổng giám đốc Agribank cho biết, đối với chương trình cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ theo Nghị quyết 33 của Chính phủ, ngân hàng đã đăng ký tham gia chương trình với quy mô tín dụng là 30.000 tỷ đồng và triển khai trong vòng 10 năm để hỗ trợ chủ đầu tư và người mua nhà tiếp cận nguồn vốn ưu đãi. Đến nay, Agribank đã cấp tín dụng cho 13 chủ đầu tư và gần 300 khách hàng cá nhân mua nhà của các dự án với tổng mức tín dụng đã cấp gần 4.000 tỷ đồng và dư nợ đạt trên 1.000 tỷ đồng. Năm 2024, Agribank đứng đầu về cho vay nhà ở xã hội. Hiện nay, Agribank đang tiếp cận và xem xét cấp tín dụng đối với 5 dự án, tổng mức cấp tín dụng dự kiến gần 3 nghìn tỷ đồng.
Về phía người mua nhà, các ngân hàng cho biết sẽ cố gắng giải quyết tối đa cho người mua nhà trong khả năng có thể, lãi suất thấp nhất và thời hạn cho vay dài nhất.
Tuy quy mô vốn ưu đãi đã tăng lên nhưng trên thực tế theo đại diện các ngân hàng, công tác phát triển nhà ở xã hội đã và đang gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc. Nguyên nhân xuất phát từ các vướng mắc pháp lý, thủ tục hành chính phức tạp... khiến không ít dự án bị đình trệ hoặc chậm tiến độ, ảnh hưởng lớn đến mục tiêu xây dựng nhà ở cho người dân thu nhập thấp. Đến thời điểm này, rất nhiều dự án được phê duyệt bổ sung nhưng phía nhà đầu tư vẫn chưa mạnh dạn đầu tư. Thậm chí, nhiều dự án mặc dù ngân hàng cam kết cho vay nhưng chủ đầu tư chưa dám vay.
Để thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội ngoài vốn ngân hàng, giới chuyên môn nhấn mạnh, các bộ, ngành liên quan cần thực hiện một số biện pháp đồng bộ, trong đó có các giải pháp chính sách hỗ trợ cả về pháp lý, tài chính và cơ sở hạ tầng. Cụ thể, các bộ ngành cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính liên quan đến đất đai như đơn giản hóa thủ tục cấp phép xây dựng và các vấn đề liên quan đến chuyển nhượng đất đai tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các dự án nhà ở xã hội. Các bộ ngành cần có các biện pháp để kiểm soát giá thành của nhà ở xã hội, tránh tình trạng đội giá; có các cơ chế giám sát, điều chỉnh giá hợp lý để đảm bảo nhà ở xã hội thật sự phục vụ nhu cầu của người dân có thu nhập thấp.
Các tin khác

Thành phố Hà Nội: Xem xét, quyết định chủ trương đầu tư hai dự án giao thông lớn

Kiến nghị bỏ lệnh cấm cho thuê căn hộ ngắn ngày

Chậm cấp chứng chỉ môi giới bất động sản: Hệ lụy và giải pháp

Hà Nội giao 57.749m2 đất tại Long Biên để xây công viên, hồ

Bất động sản xanh: Lợi nhuận kép cho chủ đầu tư

Bất động sản miền Trung bất ổn sau “cơn sốt”

Thị trường căn hộ TP. Hồ Chí Minh sụt giảm nguồn cung mới

Thành lập Ban Quản lý Phát triển đô thị TP. Hồ Chí Minh

Thị trường bất động sản phía Nam: Kỳ vọng vào "siêu vùng kinh tế"

Hà Nội giao 38.507,1m2 đất thực hiện Dự án Khu đô thị Nhịp sống mới

1.812 căn hộ “vừa túi tiền” sắp ra mắt thị trường

Tín hiệu tích cực về nhà ở xã hội ở Quảng Ngãi

Hà Nội đầu tư hơn 115 tỷ đồng thành lập Cụm công nghiệp làng nghề Sơn Hà

Chủ tịch Hà Nội: Xử lý nghiêm tình trạng lấn chiếm đất đai trong quá trình sáp nhập

Hà Nội đầu tư 502 tỷ đồng thành lập cụm công nghiệp làng nghề
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Bản tin Tài chính – Ngân hàng từ ngày từ ngày 21 – 27/4/2025

1.812 căn hộ “vừa túi tiền” sắp ra mắt thị trường

Chỉ 200 nghìn đồng/ngày, mục tiêu an cư trong tầm tay

BIC ưu đãi tới 40% phí bảo hiểm mừng sinh nhật BIDV

Khởi động dự án căn hộ cao cấp Grand Marina Da Nang
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Mở lối tương lai: Sacombank đồng hành phát triển giao thông xanh, thông minh

Ngân hàng NCB ra mắt thẻ Visa “Thống Nhất” - Tự hào một dải Việt Nam

Mở thẻ NCB Visa online dễ dàng, tận hưởng loạt ưu đãi hấp dẫn chào mừng đại lễ
![[Infographic] Dùng MoMo dễ dàng hơn với Siri tiếng Việt](https://cdn.thoibaonganhang.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/23/10/medium/dung-momo-de-dang-hon-voi-siri-tieng-viet-20250423100023.png?rt=20250423100025?250423100444)
[Infographic] Dùng MoMo dễ dàng hơn với Siri tiếng Việt

VietinBank tiên phong triển khai bảo lãnh dự thầu điện tử trên eGP

VietinBank đồng hành cùng MUFG thúc đẩy tài chính bền vững tại Việt Nam

Hè về, tiêu dùng được Home Credit trợ lực tài chính
