Chỉ số kinh tế:
Ngày 12/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 24.990 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.791/26.189 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Mở đường cho kinh tế tư nhân phát triển

Ngọc Hậu
Ngọc Hậu  - 
Ngày 15/5, tại hội thảo "Dòng chảy pháp luật 2024-2025 & Những khuyến nghị cho doanh nghiệp" do Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao và Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ Doanh nghiệp tổ chức, ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký, Trưởng Ban Pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đã nhấn mạnh vai trò then chốt của khu vực kinh tế tư nhân trong sự phát triển kinh tế quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh Nghị quyết 66-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân được ban hành.
aa
Nghị quyết 68 tái định vị vai trò kinh tế tư nhân Đột phá thể chế cho kinh tế tư nhân
Mở đường cho kinh tế tư nhân phát triển
Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia (ảnh: Ngọc Hậu)

Theo ông Tuấn, Nghị quyết 66 mang đến một yêu cầu mang tính "đột phá của đột phá" trong việc hoàn thiện thể chế. Nghị quyết này tập trung vào việc xây dựng một môi trường pháp lý thực sự thuận lợi, thông thoáng, minh bạch và an toàn cho doanh nghiệp. Mục tiêu cốt lõi là giảm thiểu chi phí tuân thủ, triệt để cắt giảm và đơn giản hóa các điều kiện đầu tư, kinh doanh, hành nghề cũng như các thủ tục hành chính bất hợp lý. Đồng thời, Nghị quyết 66 còn thúc đẩy mạnh mẽ tinh thần khởi nghiệp sáng tạo và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh một cách ổn định.

Ngoài ra, Nghị quyết 66 còn đề ra yêu cầu thường xuyên đánh giá hiệu quả của pháp luật sau khi ban hành, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và xây dựng cơ chế để kịp thời nhận diện, xử lý tổng thể, đồng bộ các "điểm nghẽn" pháp lý.

Về Nghị quyết 68, các chuyên gia đều nhận định đây là một “bước ngoặt” thực sự về tư duy đối với kinh tế tư nhân. Trước đây, khu vực này thường đối diện với nhiều rào cản và hạn chế, nhưng Nghị quyết 68 đã khẳng định "kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia".

Nghị quyết này đặt ra mục tiêu đầy tham vọng đến năm 2030 sẽ có 2 triệu doanh nghiệp hoạt động, tương đương 20 doanh nghiệp trên 1.000 dân. Việt Nam cũng phấn đấu có ít nhất 20 doanh nghiệp lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, tăng trưởng bình quân của kinh tế tư nhân đạt khoảng 10-12%/năm, đóng góp khoảng 55-58% GDP và trình độ công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số thuộc nhóm 3 nước đứng đầu ASEAN và nhóm 5 nước đứng đầu khu vực châu Á. Đến năm 2045, mục tiêu là có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động, đóng góp trên 60% GDP.

Một điểm đặc biệt quan trọng của Nghị quyết 68 là chủ trương không hình sự hóa các quan hệ kinh doanh của doanh nghiệp. Khi xử lý các sai phạm dân sự, kinh tế, ưu tiên áp dụng các biện pháp dân sự, kinh tế, hành chính trước, tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động khắc phục.

Trường hợp có thể dẫn đến xử lý hình sự, kiên quyết không áp dụng. Nếu đến mức phải xử lý hình sự, ưu tiên các biện pháp khắc phục hậu quả kinh tế và coi đây là căn cứ quan trọng để xem xét các biện pháp tiếp theo.

Nghị quyết cũng nghiêm cấm hồi tố các quy định pháp luật để xử lý bất lợi cho doanh nghiệp và yêu cầu sớm có kết luận đối với các vụ việc thiếu chứng cứ, tránh ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nguyên tắc suy đoán vô tội trong quá trình điều tra, xét xử cũng được bảo đảm.

Theo bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao, Việt Nam đang chứng kiến một sự thay đổi "với tốc độ nhanh chưa từng có" trong việc thảo luận, sửa đổi và ban hành chính sách, pháp luật. Mặc dù điều này có thể giúp giải quyết nhanh chóng các vấn đề cấp thiết của người dân và doanh nghiệp, nhưng tốc độ quá nhanh cũng tiềm ẩn rủi ro lớn hơn cho người kinh doanh.

"Do đó, đòi hỏi doanh nghiệp phải nắm bắt nhanh và hiểu sâu sắc hơn về các chính sách, luật pháp liên quan để cập nhật, điều chỉnh chiến lược và khai thác đúng cơ hội trong làn sóng chính sách mới," bà Hạnh khuyến nghị.

Ngọc Hậu

Tin liên quan

Tin khác

Cuộc cách mạng thầm lặng của TSMC - đế chế chip định hình lại trật tự công nghệ thế giới

Cuộc cách mạng thầm lặng của TSMC - đế chế chip định hình lại trật tự công nghệ thế giới

Trong một thế giới công nghệ không ngừng vận động, Taiwan Semiconductor Manufacturing Company (TSMC) nổi lên như một đế chế chip hùng mạnh, chi phối gần như toàn bộ ngành công nghiệp bán dẫn hiện đại. Với giá trị vốn hóa vượt 800 tỷ USD vào cuối năm 2024, TSMC không chỉ là một biểu tượng về tăng trưởng mà còn là nhân tố then chốt định hình lại cấu trúc kinh tế số toàn cầu.
Việt Nam tăng tốc nội địa hóa ô tô

Việt Nam tăng tốc nội địa hóa ô tô

Ngành công nghiệp ô tô và cơ khí Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ và có những bước tiến quan trọng, không chỉ khẳng định vị thế công nghệ, mà còn góp phần nâng tầm vị thế quốc gia.
Cuộc thi “Dự án khởi nghiệp xanh” lần thứ 11 mở rộng đối tượng

Cuộc thi “Dự án khởi nghiệp xanh” lần thứ 11 mở rộng đối tượng

Cuộc thi “Dự án Khởi nghiệp xanh” lần thứ 11 năm 2025 chính thức được triển khai với nhiều điểm mới đáng chú ý, đặc biệt là việc mở rộng đối tượng tham gia đến các nhóm thanh niên, sinh viên, hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ trên khắp cả nước. Thông tin được bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao, Trưởng Ban Tổ chức cuộc thi, công bố trong buổi họp báo sáng nay (12/6).
Vietnam Airlines “bắt tay” Ngân hàng ING thu xếp khoản tài trợ vốn 1,5 tỷ USD thúc đẩy các dự án chiến lược

Vietnam Airlines “bắt tay” Ngân hàng ING thu xếp khoản tài trợ vốn 1,5 tỷ USD thúc đẩy các dự án chiến lược

Ngày 11/6/2025 vừa qua, Vietnam Airlines và Ngân hàng ING đã ký Biên bản ghi nhớ về hợp tác tài chính, với quy mô tài trợ vốn lên tới 1,5 tỷ USD. Mối quan hệ mang tính bước ngoặt này sẽ phục vụ các dự án đầu tư trọng điểm, nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng mạng đường bay quốc tế của Vietnam Airlines trong giai đoạn tới.
Để có từ 5 doanh nghiệp công nghệ tầm cỡ quốc tế vào năm 2030

Để có từ 5 doanh nghiệp công nghệ tầm cỡ quốc tế vào năm 2030

Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ có ít nhất 5 doanh nghiệp công nghệ lớn tầm khu vực và quốc tế. Đây không chỉ là tham vọng mà là yêu cầu tất yếu để nền kinh tế số vươn lên dẫn dắt tăng trưởng và nâng cao vị thế quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Hơn 64.000 tấn bao bì được tái chế trong một năm

Hơn 64.000 tấn bao bì được tái chế trong một năm

Từ những thử nghiệm ban đầu với khối lượng khiêm tốn, năm 2024, PRO Việt Nam và các đối tác đã thu gom và tái chế hơn 64.000 tấn bao bì sau tiêu dùng, bao gồm chai PET, lon nhôm, hộp giấy đa lớp, bao bì nhựa dẻo, HDPE, PP...
Ông Đinh Quang Huy được bổ nhiệm làm Thành viên HĐTV - Tổng Giám đốc Mcredit

Ông Đinh Quang Huy được bổ nhiệm làm Thành viên HĐTV - Tổng Giám đốc Mcredit

Công ty Tài chính Tín dụng tiêu dùng TNHH MB Shinsei (Mcredit) vừa chính thức công bố Quyết định của Hội đồng Thành viên (HĐTV) về việc bổ nhiệm nhân sự cấp cao. Theo đó, kể từ ngày 11/6/2025, ông Đinh Quang Huy được bổ nhiệm giữ chức vụ Thành viên HĐTV -Tổng Giám đốc Mcredit.
Thực thi chính sách thuế công bằng giữa các thành phần kinh tế

Thực thi chính sách thuế công bằng giữa các thành phần kinh tế

Hoàn thiện các chính sách thuế, phí, lệ phí theo hướng bảo đảm đối xử công bằng giữa các thành phần kinh tế, giảm thuế suất là một trong những nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân. Về vấn này, ông Trương Bá Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Chính sách thuế, phí và lệ phí (Bộ Tài chính) đã có những chia sẻ với báo chí.
Ngành thủy sản vào “cuộc đua” xanh hóa

Ngành thủy sản vào “cuộc đua” xanh hóa

Trong bức tranh phát triển xanh hiện nay, cộng đồng giữ vai trò như một “người gác biển” tiên phong, cùng đồng hành với chính quyền và doanh nghiệp trong việc gìn giữ tài nguyên và bảo vệ hệ sinh thái biển, góp phần quan trọng để ngành thủy sản chuyển đổi xanh...
Xuất khẩu sầu riêng giảm mạnh, mục tiêu kim ngạch 3,7 tỷ USD đứng trước thách thức lớn

Xuất khẩu sầu riêng giảm mạnh, mục tiêu kim ngạch 3,7 tỷ USD đứng trước thách thức lớn

Mục tiêu xuất khẩu 3,7 tỷ USD sầu riêng vào năm 2025 đang đứng trước thách thức lớn khi hàng loạt lô hàng của Việt Nam bị Trung Quốc trả về vì tồn dư cadimi và vàng O vượt ngưỡng.