Mùa thi và “thuốc bổ não”: Có thực sự thông minh hơn sau mỗi viên uống?
![]() |
"Thuốc thông minh" là gì?
Nootropics là thuật ngữ dùng để chỉ các chất được cho là có khả năng cải thiện chức năng nhận thức như trí nhớ, sự tập trung, khả năng học hỏi và thậm chí là sáng tạo. Những chất này thường được chia thành ba nhóm chính: thuốc kê toa như Ritalin, Adderall (thường dùng trong điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý - ADHD) hoặc Modafinil (thuốc giúp chống buồn ngủ); thuốc không kê đơn như racetam và các dẫn xuất của nó và cuối cùng là các loại thực phẩm chức năng cùng chiết xuất thảo dược như bạch quả, Bacopa monnieri, dầu cá, ashwagandha và caffeine. Một số chất trong nhóm này, đặc biệt là thuốc kê toa, đã có những bằng chứng khoa học nhất định về hiệu quả khi sử dụng đúng bệnh lý. Tuy nhiên, khi được dùng bởi những người hoàn toàn khỏe mạnh, đặc biệt với mục đích tăng cường trí tuệ, thì hiệu quả và mức độ an toàn lại trở nên gây tranh cãi và phức tạp hơn nhiều.
Nghiên cứu năm 2023 của Đại học Cambridge và Đại học Melbourne chỉ ra rằng các loại thuốc như methylphenidate (Ritalin), modafinil hay dextroamphetamine khi dùng bởi người khỏe mạnh không những không cải thiện hiệu suất làm việc mà còn gây tác dụng ngược. Người tham gia nghiên cứu dù có động lực cao hơn nhưng lại làm việc chậm hơn, kém chính xác và kém hiệu quả hơn nhóm dùng giả dược.
Tiến sĩ Elizabeth Bowman, tác giả chính của nghiên cứu, nhấn mạnh: "Những loại thuốc này có thể khiến người dùng khỏe mạnh làm việc chăm chỉ hơn, nhưng chất lượng công việc không cao hơn thậm chí còn giảm đi."
Khi quay sang các sản phẩm từ thiên nhiên, bức tranh vẫn chưa rõ ràng hơn là bao. Dù có hàng trăm nghiên cứu về các loại chiết xuất như bạch quả hay Bacopa, nhưng kết quả vẫn chưa đủ mạnh để kết luận rằng chúng thật sự hiệu quả với người khỏe mạnh. Nguyên nhân là do sự khác biệt trong cách chiết xuất, liều lượng sử dụng, phương pháp nghiên cứu và yếu tố lối sống của người tham gia.
Ngoài ra, không giống thuốc kê toa, các thực phẩm bổ sung này không được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) kiểm duyệt chặt chẽ. Điều này có nghĩa là thành phần ghi trên nhãn chưa chắc đã đúng, và mức độ an toàn không được đảm bảo tuyệt đối.
Nguy cơ tiềm ẩn
Dù có thể dễ mua, nhưng việc tự ý sử dụng thuốc bổ não đặc biệt là thuốc kê toa không phải là lựa chọn an toàn. Các tác dụng phụ như mất ngủ, đau đầu, lo âu, thậm chí rối loạn tâm thần đã được ghi nhận, đặc biệt nếu sử dụng không đúng liều lượng hoặc không có chỉ định y tế.
Thêm vào đó, việc tin tưởng tuyệt đối vào “thuốc thông minh” có thể khiến học sinh lơ là với những yếu tố cơ bản nhưng cực kỳ quan trọng đối với hiệu quả học tập: ngủ đủ giấc, ăn uống lành mạnh, luyện tập thể chất và học tập có kế hoạch.
![]() |
Trong thời điểm quan trọng như mùa thi, không ai có thể phủ nhận mong muốn tối ưu hóa hiệu suất học tập của học sinh và phụ huynh. Tuy nhiên, khoa học hiện tại chưa chứng minh được rằng các loại “thuốc bổ não” thực sự có thể làm bạn thông minh hơn. Ngược lại, sử dụng không đúng cách còn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe tinh thần và thể chất.
Vì vậy, thay vì tìm đến một viên thuốc “thần kỳ”, hãy ưu tiên một lối sống khoa học, ngủ đủ, ăn lành mạnh và rèn luyện kỹ năng học tập. Nếu vẫn có nhu cầu sử dụng sản phẩm hỗ trợ trí não, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia y tế trước khi sử dụng.
Tin liên quan
Tin khác

10 loại thực phẩm vàng cho sức khỏe

Tia UV ảnh hưởng đến làn da của bạn như thế nào

Những món đồ nguy hiểm trong cuộc sống hằng ngày của bạn

Quả mận có nhiều lợi ích cho sức khỏe

Đừng tin vào việc uống trà để "giảm mỡ"

Ăn trứng luộc có phải cách tốt để giảm cân?

Rau mồng tơi gần gũi và nhiều lợi ích

Bộ Y tế khuyến cáo không sử dụng "Siro ăn ngon Hải Bé"

Cảnh giác phòng chống sốt xuất xuyết
