Ngân hàng hỗ trợ chuỗi nông sản
Trao đổi với Thời báo Ngân hàng, ông Võ Quan Huy - Giám đốc Công ty TNHH Huy Long An cho biết, gần đây hoạt động xuất khẩu nông sản bắt đầu được nối lại, nhiều đối tác lớn của doanh nghiệp đã đặt hàng, tạm ứng thanh toán cho các đơn hàng dịp lễ, tết cuối năm. Vì thế, doanh nghiệp cũng đang tích cực đốc thúc các mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị khép kín để đảm bảo cung ứng đủ nguồn hàng cho các hợp đồng. Tuy nhiên hiện các nông hộ sản xuất chuỗi gặp khó khăn về tài chính để quay vòng mùa vụ. Cụ thể, sau thời gian dịch bệnh kéo dài, hầu hết nông dân đều còn “mắc kẹt” về vốn. Các doanh nghiệp, đại lý cung ứng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… trước đây là điểm tựa để người dân có thể tạm ứng vật tư, sản xuất trước, trả tiền sau thì hiện nay cũng gặp khó khăn.
![]() |
Ảnh minh họa |
Theo ông Huy, thời điểm này cả doanh nghiệp, đại lý phân vật tư và các hộ nông dân đều cần nguồn vốn xoay vòng để tái đầu tư. Vì thế, mong muốn các ngân hàng đẩy mạnh cho vay theo chuỗi giá trị. “Các ngân hàng có thể cho nông dân vay để mua phân bón, cây giống, thuốc bảo vệ thực vật… dựa trên tài sản thế chấp của họ, nhưng giải ngân nguồn vốn này cho các doanh nghiệp, đại lý vật tư. Từ đó, cả nông dân và đại lý đều có tiền xoay vòng. Khi tới vụ, doanh nghiệp bao tiêu nông sản sẽ thanh toán, nông dân sẽ có tiền trả lại ngân hàng”, ông Huy kiến nghị.
Nhiều doanh nghiệp lớn ngành nông sản, thủy sản có đầu tư chuỗi liên kết khép kín khác cũng cho rằng, do đứt gãy về chuỗi cung ứng và dòng tiền thu về từ xuất khẩu, hiện các mô hình liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân đều đang gặp khó về vốn để tái đầu tư. Vì vậy, nông dân và các đại lý vật tư lúc này rất cần các ngân hàng đẩy mạnh cho vay theo hình thức tín chấp, quản lý dòng tiền để có đủ vốn tham gia vào các vùng nguyên liệu.
Trên thực tế, hoạt động cho vay các mô hình sản xuất chuỗi khép kín, sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao luôn được ngành Ngân hàng khuyến khích và tập trung phát triển. Ông Phạm Quốc Bảo - Phó Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh Đồng Nai cho biết, hiện các chính sách ưu đãi cho vay đối với các mô hình liên kết, mô hình nông nghiệp công nghệ cao đều đã được quy định cụ thể trong Nghị định 55/2015/NĐ-CP và Nghị định 116/2018/NĐ-CP. Trong đó, tỷ lệ cho vay không có tài sản bảo đảm đối với cá nhân, hợp tác xã ngày càng được nâng lên, hiện có thể lên tới 3 tỷ đồng. Đối với các doanh nghiệp có phương án kinh doanh tốt, các hợp tác xã, tổ hợp tác có tham gia liên kết với nông dân cũng có thể vay tín chấp 70-80% giá trị dự án.
Tính đến cuối tháng 9/2021, cho vay không phải đảm bảo bằng tài sản cho các mô hình sản xuất nông nghiệp tại Đồng Nai đạt trên 11.400 tỷ đồng. “Nhiều mô hình cho vay theo chuỗi liên kết của Agribank, HDBank thực hiện có hiệu quả và có dư nợ lớn. Vì thế có thể nói là các ngân hàng rất sẵn sàng cho vay đối với các mô hình liên kết, mô hình nông nghiệp công nghệ cao”, ông Bảo nhấn mạnh.
Đồng quan điểm, ông Hoàng Lê Duy - Phó Giám đốc Agribank tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cũng cho rằng, bất cứ mô hình nào hình thành đều được phía ngân hàng đến thị sát, làm việc để tìm các giải pháp tháo gỡ khó khăn về vốn. Tuy nhiên theo ông Duy, hiện các chuỗi liên kết sản xuất giữa nông dân và doanh nghiệp chưa chặt chẽ; chính sách bảo hiểm nông nghiệp chưa được thực hiện triệt để, năng lực tài chính và phương án sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đầu tàu dẫn dắt mối liên kết không phải lúc nào cũng tốt. Vì thế việc đáp ứng các yêu cầu vay ưu đãi theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP và Nghị định 116/2018/NĐ-CP không phải DN nào cũng đảm bảo được.
Để thúc đẩy tín dụng cho các mô hình liên kết, mô hình nông nghiệp công nghệ cao, theo các NHTM tại khu vực ĐBSCL, trong thời gian tới vai trò của địa phương cần phải được nâng lên. Các mô hình dự án trọng điểm, các doanh nghiệp đầu tàu cần được giới thiệu, “bảo lãnh” từ UBND cấp huyện, cấp tỉnh. Từ đó, việc thẩm định dự án, xác định uy tín, năng lực tài chính của doanh nghiệp sẽ dễ dàng, minh bạch hơn. Các chính sách ưu đãi về lãi vay của ngân hàng khi được kết hợp với các ưu đãi khác về thuế, phí một cách đồng bộ thì mô hình liên kết sẽ phát triển bền vững hơn và tạo ít áp lực hơn cho phía ngân hàng khi cho vay với tỷ lệ tín chấp cao, bởi hình thức này luôn đi kèm các rủi ro có thể phát sinh nợ xấu nếu xảy ra thiên tai, dịch bệnh.
Khoảng 34.500 tỷ đồng cho vay theo chuỗi liên kết Theo thống kê của Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN), tính đến cuối tháng 9/2021 dư nợ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn toàn quốc đạt 2.487.008 tỷ đồng, tăng 9,2% so với 2020 và chiếm 25,09% tổng dư nợ nền kinh tế. Trong đó, dư nợ cho vay sản xuất nông nghiệp theo mô hình liên kết, sản xuất nông nghiệp sạch, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 34.500 tỷ đồng với hơn 38.600 khách hàng còn dư nợ. |
Các tin khác

Quyết liệt đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng

Đầu tư cho nông nghiệp, hướng đi mang lại hiệu quả

Kon Tum: Thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách

"8WONDER" đưa maroon 5 đến Phú Quốc United Center

Ngân hàng “kim, chỉ”…

Khánh Hòa: Tín dụng chính sách thúc đẩy mục tiêu giảm nghèo bền vững

Agribank Quảng Trị đồng hành cùng địa phương trong xây dựng nông thôn mới

Ngân hàng lưu động tiếp thêm động lực cho người dân miền núi thoát nghèo

Thúc đẩy các gói tín dụng và bảo hiểm gắn với nông nghiệp - nông thôn

Nguồn vốn làm lại cuộc đời

Thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong sản xuất nông nghiệp

Agribank sát cánh cùng sự lớn mạnh của doanh nghiệp, doanh nhân

Cơ hội thoát nghèo cho đồng bào miền núi Phú Yên

Tín dụng và bảo hiểm hậu thuẫn vùng nguyên liệu

Đồng hành cùng nông dân nuôi cá sấu

Sức bật mới cho thị trường M&A
![[Infographic] Vốn FDI thực hiện 11 tháng năm 2023](https://thoibaonganhang.vn/stores/news_dataimages/2023/112023/28/15/medium/11a20231128153512.jpg?rt=20231128153515?231128040134)
[Infographic] Vốn FDI thực hiện 11 tháng năm 2023

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi)

Triển vọng khả quan của cổ phiếu ngân hàng năm 2024
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội về Luật Các Tổ chức tín dụng (sửa đổi)
Bến Tre: Cho vay phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội tăng nhanh
Khánh Hòa nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội
Phú Yên nâng cao chất lượng tổ tiết kiệm và vay vốn

VinFast VF 6 chính thức nhận lái thử và đặt cọc vào Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10

Sun Property lập “hat-trick” tại Giải thưởng Bất động sản Châu Á Thái Bình Dương 2023

VinFast VF 6 chốt ngày ra mắt

Hạ Long: Căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 đắt hàng
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Vietcombank ra mắt bộ giải pháp “QR nhận tiền”

Ngân hàng đẩy mạnh mở tài khoản thanh toán từ xa

Ra mắt hình thức thanh toán bằng đồng hồ thông minh

BIDV đạt giải “Đơn vị chuyển đổi số xuất sắc” ASOCIO 2023

Ngân hàng Woori Việt Nam khai trương chi nhánh mới tại khu đô thị Starlake

BAOVIET Bank phê duyệt vay bổ sung vốn kinh doanh chỉ trong 24 giờ

VPBank đón đầu xu hướng quản lý tài sản “may đo” riêng cho khách hàng VIP
