Chỉ số kinh tế:
Ngày 25/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 25.055 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.853/26.257 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

NHTW Nhật sẽ tạm dừng tăng lãi suất trong một thời gian vì rủi ro thuế quan

Hà Vy
Hà Vy  - 
NHTW Nhật Bản (BOJ) đang đối mặt với một tình thế kho khăn khi mà lạm phát tại Nhật vẫn cao hơn mục tiêu 2%, khuyến khích việc tăng thêm lãi suất. Tuy nhiên việc nền kinh tế bị thu hẹp trong quý đầu năm lại đang cản trở quá trình này.
aa
NHTW Nhật sẽ tạm dừng tăng lãi suất trong một thời gian vì rủi ro thuế quan

Lạm phát vẫn cao, nhưng kinh tế yếu ớt

Lạm phát tiêu dùng cốt lõi tại Nhật, chỉ số chính mà BOJ sử dụng để thiết lập chính sách tiền tệ, đã đạt 3,2% vào tháng 3, duy trì trên mục tiêu 2% của BOJ trong 3 năm qua.

Trong phát biểu trước Quốc hội Nhật mới đây, Phó Thống đốc BOJ Shinichi Uchida cho biết, BOJ kỳ vọng tiền lương và giá cả sẽ tiếp tục tăng ngay cả khi sự bất ổn về chính sách thuế quan của Mỹ đè nặng lên nền kinh tế, báo hiệu quyết tâm của ngân hàng trong việc duy trì lập trường tăng lãi suất.

“Lạm phát cơ bản của Nhật Bản và kỳ vọng lạm phát trung hạn đến dài hạn có khả năng sẽ tạm thời trì trệ. Nhưng ngay cả trong thời gian đó, tiền lương dự kiến ​​sẽ tiếp tục tăng vì thị trường việc làm của Nhật Bản rất eo hẹp”, Uchida cho biết và nói thêm: “Các công ty cũng dự kiến ​​sẽ tiếp tục chuyển chi phí lao động và vận chuyển tăng cao bằng cách tăng giá”.

Điều đó đã được chứng thực khi chỉ số giá hàng hóa doanh nghiệp (CGPI) - thước đo mức giá mà các công ty tính cho nhau đối với hàng hóa và dịch vụ của mình - tăng với tốc độ hàng năm là 4,0% vào tháng 4, mặc dù thấp hơn mức tăng 4,3% của tháng 3, song vẫn cho thấy áp lực giá cả tiếp tục đứng ở mức cao, và điều đó có khả năng sẽ khiến BOJ tiếp tục tăng lãi suất.

Tuy nhiên nền kinh tế Nhật lại bị thu hẹp 0,7% trong quý đầu năm, mạnh hơn nhiều so với dự báo trung bình của thị trường là giảm 0,2%. Sự suy giảm này chủ yếu do tiêu dùng tư nhân trì trệ và xuất khẩu giảm, cho thấy nền kinh tế đang mất đi sự hỗ trợ từ nhu cầu ở nước ngoài ngay cả trước khi ông Trump tuyên bố áp dụng thuế quan đối ứng vào ngày 2/4.

“Nền kinh tế Nhật Bản thiếu động lực tăng trưởng do xuất khẩu và tiêu dùng yếu. Nền kinh tế này rất dễ bị tổn thương trước những cú sốc như cú sốc từ thuế quan của Trump”, Yoshiki Shinke - chuyên gia kinh tế điều hành cấp cao tại Viện nghiên cứu Dai-ichi Life cho biết và dự báo, nền kinh tế có thể suy giảm trở lại trong quý thứ hai tùy thuộc vào thời điểm tác động từ thuế quan tăng cường.

Sẽ tàm dừng trong một thời gian

Mặc dù Phó Thống đốc BOJ vẫn khẳng định trước Quốc hội Nhật rằng, ngay cả khi thuế quan của Mỹ có thể gây tổn hại đến tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản, BOJ sẽ tiếp tục tăng lãi suất nếu nền kinh tế và giá cả cải thiện sau một thời gian trì trệ như cơ quan này dự đoán.

Tuy nhiên phát biểu này của ông đến trước khi dữ liệu GDP quý đầu năm được công bố và dữ liệu này sẽ càng củng cố thêm cho luồng quan điểm ôn hòa trong BOJ. Phát biểu hồm thứ Sáu (16/5), Toyoaki Nakamura – một thành viên có quan điểm ôn hòa nhất trong Hội đồng quản trị của BOJ cho rằng, cơ quan này phải tạm thời hoãn tăng lãi suất, cảnh báo về áp lực suy giảm ngày càng tăng đối với nền kinh tế do mức thuế quan cao hơn của Mỹ.

“Nền kinh tế Nhật Bản đang phải đối mặt với áp lực giảm ngày càng tăng”, vì mức thuế quan cao của Mỹ, bao gồm cả đối với ngành ô tô trụ cột của nước này, có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến lợi nhuận của công ty, Nakamura cho biết và nhấn thêm: “Việc vội vã tăng lãi suất khi tăng trưởng đang chậm lại có thể kìm hãm tiêu dùng và đầu tư chậm lại”.

Ông cũng nói thêm rằng, thuế quan của Mỹ cũng có thể gây ra "vòng luẩn quẩn của nhu cầu và giá cả thấp hơn”, đòi hỏi BOJ càng phải thận trọng hơn trong các lần tăng lãi suất trong tương lai.

Lo ​​ngại về sự suy thoái toàn cầu do chính sách thuế quan của ông Trump gây ra đã buộc BOJ phải cắt giảm mạnh dự báo tăng trưởng tại cuộc họp chính sách diễn ra trong hai ngày 30/4 – 1/5, cuộc họp mà BOJ quyết định giữ nguyên lãi suất ngắn hạn ở mức 0,5%.

Tuy nhiên theo Bản tóm tắt ý kiến tại cuộc họp này, hầu hết các thành viên hội đồng quản trị cho rằng, lộ trình tăng lãi suất có thể tạm dừng trong một thời gian, nhưng không dừng lại.

“BOJ sẽ tạm dừng tăng lãi suất do tăng trưởng chậm lại. Nhưng không nên quá bi quan và phải thực hiện chính sách tiền tệ một cách nhanh nhẹn và linh hoạt như bằng cách tiếp tục tăng lãi suất để ứng phó với những thay đổi trong chính sách của Mỹ”, một thành viên được trích dẫn trong bản tóm tắt.

Một ý kiến khác cũng khẳng định “Không có thay đổi nào đối với lập trường tăng lãi suất của BOJ vì dự báo của chúng tôi cho thấy lạm phát đạt được mục tiêu 2% và lãi suất thực tế là rất tiêu cực”.

Tuy nhiên ý kiến ​​khác lại cho rằng, lộ trình chính sách của BOJ “có thể thay đổi bất cứ lúc nào” vì triển vọng của nền kinh tế và giá cả của Nhật Bản có thể nhanh chóng chuyển sang tích cực hoặc tiêu cực tùy thuộc vào những diễn biến xung quanh thuế quan của Mỹ.

Kết quả cuộc khảo sát mới đây của Reuters cho thấy, hầu hết các nhà kinh tế tham gia khảo sát kỳ ​​vọng BOJ sẽ giữ nguyên lãi suất cho đến tháng 9 để đánh giá tác động của chính sách thuế quan của Mỹ. Tuy nhiên phần lớn các nhà kinh tế vẫn thấy sẽ có ít nhất một đợt tăng 25 điểm cơ bản vào cuối năm.

Cụ thể có tới 95% các nhà kinh tế (59 trong số 62) dự báo sẽ không có thay đổi nào đối với lãi suất tại cuộc họp chính sách tiếp theo của BOJ kết thúc vào ngày 17/6; 67% các nhà kinh tế (39 trong số 58) kỳ vọng lãi suất sẽ duy trì ở mức 0,50% hiện tại trong quý 3.

“BOJ sẽ không thể tăng lãi suất trong thời điểm hiện tại để đánh giá tác động của thuế quan của Trump”, Masato Koike - Nhà kinh tế cấp cao tại Sompo Institute Plus cho biết.

Tuy nhiên, 52% số người được hỏi dự đoán lãi suất chủ chốt sẽ tăng ít nhất 25 điểm cơ bản vào cuối năm. Dự đoán trung bình cho lãi suất cuối tháng 9 là 0,50%, thay vì con số 0,75% như trong cuộc khảo sát vào tháng 4, trong khi dự báo cuối tháng 12 vẫn không đổi ở mức 0,75%.

Hà Vy

Tin liên quan

Tin khác

Các quan chức Fed ủng hộ cắt giảm lãi suất đã nói gì?

Các quan chức Fed ủng hộ cắt giảm lãi suất đã nói gì?

Sau quyết định giữ nguyên lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào tuần trước, Tổng thống Donald Trump và một số quan chức trong chính quyền đã công khai chỉ trích lập trường này. Tuy nhiên trong tuần này, ngày càng nhiều thành viên Fed bày tỏ nghiêng về hướng nới lỏng chính sách, trùng khớp với quan điểm của ông Trump.
Giải mã làn sóng “bán tháo trái phiếu chính phủ Mỹ”

Giải mã làn sóng “bán tháo trái phiếu chính phủ Mỹ”

Trái phiếu chính phủ (TPCP) Mỹ từ lâu được xem là một trong những tài sản an toàn và rủi ro thấp nhờ quy mô thị trường lớn, tính thanh khoản cao và xếp hạng tín nhiệm vững chắc của chính phủ Mỹ.
USD lao dốc sau thông tin Israel và Iran ngưng chiến

USD lao dốc sau thông tin Israel và Iran ngưng chiến

Đồng USD tiếp tục sụt giảm trong phiên giao dịch châu Á sáng thứ Ba (24/6) sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Iran và Israel đã đồng ý ngừng bắn.
Ông Trump khiến các cuộc thảo luận lãi suất của Fed thêm phức tạp

Ông Trump khiến các cuộc thảo luận lãi suất của Fed thêm phức tạp

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vốn đã phải đối mặt với nhiều bất định trong việc định hướng chính sách tiền tệ tương lai, và cuộc không kích cuối tuần của Tổng thống Trump nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran có khả năng khiến triển vọng chính sách trong ngắn hạn càng thêm mờ mịt.
Diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế sáng 23/6

Diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế sáng 23/6

Bạc xanh tăng giá nhẹ, chỉ số Nikkei của Nhật Bản giảm điểm hay giá vàng thế giới tăng lên sát mức 3.375 USD/oz... là một số diễn biến tài chính tiền tệ quốc tế sáng 23/6.
Nhu cầu trú ẩn an toàn đẩy đồng USD tăng giá

Nhu cầu trú ẩn an toàn đẩy đồng USD tăng giá

Đồng USD Mỹ tiếp tục tăng giá trong sáng thứ Hai khi các nhà đầu tư tìm kiếm sự an toàn trước những sự gia tăng căng thẳng ở Trung Đông sau các cuộc tấn công của Mỹ vào các cơ sở hạt nhân của Iran. Giá dầu vì thế cũng tăng lên cao nhất trong 5 tháng, trong khi cổ phiếu toàn cầu lao dốc.
3 chỉ dấu dữ liệu phác họa rủi ro kinh tế lớn nhất mà Fed đang đối mặt

3 chỉ dấu dữ liệu phác họa rủi ro kinh tế lớn nhất mà Fed đang đối mặt

Cuộc họp tháng 6 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) khép lại mà không mang đến nhiều bất ngờ.
Nội bộ Fed chia rẽ giữa việc phòng ngừa lạm phát hay sớm hạ lãi suất

Nội bộ Fed chia rẽ giữa việc phòng ngừa lạm phát hay sớm hạ lãi suất

Sự chia rẽ rõ rệt trong nội bộ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) về việc nên tiếp tục phòng ngừa rủi ro lạm phát hay tiến hành cắt giảm lãi suất đã lộ rõ vào thứ Sáu, qua các phát biểu công khai đầu tiên của các quan chức Fed kể từ sau quyết định giữ nguyên lãi suất trong tuần này.
Trung Quốc giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản trong tháng 6

Trung Quốc giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản trong tháng 6

Trung Quốc đã quyết định giữ nguyên các mức lãi suất cho vay cơ bản (LPR) trong tháng 6, đúng như dự báo, sau khi Bắc Kinh vừa triển khai một loạt biện pháp nới lỏng tiền tệ quy mô lớn vào tháng trước nhằm hỗ trợ nền kinh tế.
Diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế sáng 20/6

Diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế sáng 20/6

Đồng USD có khả năng sẽ ghi nhận tuần tăng giá mạnh nhất trong hơn một tháng, chỉ số Nikkei của Nhật Bản giảm điểm hay giá vàng tiếp tục phục hồi trở lại và giao dịch quanh mốc 3.370 USD/oz... là một số diễn biến tài chính tiền tệ quốc tế sáng 20/6.