Nông sản Việt Nam vươn xa nhờ đổi mới và thích ứng
Nâng tầm giá trị nông sản, phù hợp với xu thế thị trường Đưa nông sản Đà Lạt đến gần hơn với người tiêu dùng toàn quốc Xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2024 có bước nhảy vọt |
![]() |
Tôm và cá ngừ là hai sản phẩm chủ lực đóng góp lớn vào thành công của ngành thủy sản |
Ngày 19/12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề: Xuất khẩu nông sản năm 2024 - Kỷ lục mới, vị thế mới.
Xuất khẩu nông sản Việt Nam đạt kỷ lục mới nhờ chuẩn bị kỹ lưỡng
Năm 2024, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt được những thành tựu đáng ghi nhận với tổng kim ngạch ước đạt 62,4 tỷ USD, tăng 18,5% so với năm 2023. Đi cùng với đó, xuất siêu cũng đạt mức kỷ lục mới 18,6 tỷ USD, tăng 53,1%. Thành công này là kết quả của nhiều yếu tố, trong đó có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chuyển đổi tư duy sản xuất, và mở rộng thị trường cho nhiều mặt hàng chủ lực như sầu riêng, dừa, tổ yến.
Theo ông Nguyễn Quang Hiếu, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, thành công này là kết quả của quá trình nỗ lực chuyển đổi tư duy, chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị, chuyển đổi xanh; đồng thời là kết quả của quá trình đàm phán, mở cửa thị trường cho nhiều loại nông sản chủ lực.
Có thể nói con số tổng kết 11 tháng của xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2024 khá bất ngờ, ông Hiếu dẫn chứng, 11 tháng riêng kim ngạch xuất khẩu rau quả đã vượt cả năm 2023 tới 1 tỷ USD, rất ấn tượng, con số tổng kết kim ngạch xuất khẩu rau quả cách đây 2 năm chỉ là 3,4 tỷ USD thôi, con số hiện nay đã tăng gấp đôi, điều này phản ánh cả quá trình phát triển và mở cửa thị trường chứ không chỉ trong một hay hai năm.
Ông Nguyễn Quốc Mạnh, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, cho biết ngay từ đầu năm, các địa phương đã được chỉ đạo tập trung chuẩn bị những điều kiện tốt nhất để ứng phó với các vấn đề thiên tai, dịch bệnh. Nhờ đó, ngành nông nghiệp đã vượt qua được những khó khăn do hạn hán, xâm nhập mặn gây ra, đảm bảo sản lượng lúa đạt kế hoạch và xuất khẩu gạo đạt mức cao.
Nói về xuất khẩu gạo, ông Mạnh cho hay, để có được con số xấp xỉ 9 triệu tấn, giá trị kim ngạch 5-6 tỷ USD thì công tác chuẩn bị, chỉ đạo sản xuất, mở rộng thị trường xuất khẩu phải bắt đầu từ rất lâu. Ví dụ từ nhiều năm nay ngành lúa gạo nước ta đã chuyển đổi mạnh mẽ sang sản xuất lúa gạo chất lượng cao, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến và đạt được nhiều thành quả, bền bỉ trong thời gian dài. Qua đó cho thấy các định hướng của chúng ta rất đúng đắn, góp phần nâng cao giá trị lúa gạo của Việt Nam.
Đối với ngành thủy sản, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký VASEP, cho biết sự bứt phá đến từ hai điểm nhấn chính là sản phẩm từ nuôi trồng và sản phẩm khai thác. Các doanh nghiệp đã tập trung mở cửa thị trường, đặc biệt là các thị trường trọng điểm như Mỹ và châu Âu, góp phần nâng cao giá trị xuất khẩu. Tôm và cá ngừ là hai sản phẩm chủ lực đóng góp lớn vào thành công này.
Thị trường luôn biến động
Ông Nguyễn Quốc Mạnh nhấn mạnh rằng sự biến động của thị trường đòi hỏi người nông dân và các doanh nghiệp phải luôn chủ động thích ứng. Để đáp ứng các yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường quốc tế, đặc biệt là các thị trường lớn như EU, Việt Nam cần tập trung vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo tính bền vững và truy xuất nguồn gốc rõ ràng.
Các nhà nhập khẩu lớn hiện nay ngày càng quan tâm đến các tiêu chuẩn về môi trường, xã hội và quản trị (ESG). Để đáp ứng những yêu cầu này, ngành nông nghiệp Việt Nam cần đẩy mạnh việc xây dựng các hệ thống sản xuất bền vững, áp dụng các thực hành nông nghiệp tốt và đạt được các chứng nhận quốc tế như ASC, GlobalGAP.
Thực hiện theo đúng lộ trình sau khi EU ban hành đạo luật, Cục Trồng trọt đã chủ động phối hợp chặt chẽ với các tổ chức quốc tế và các đơn vị liên quan trong Bộ để xây dựng hoàn chỉnh cơ sở dữ liệu truy xuất nguồn gốc đến tận vườn. Cơ sở dữ liệu này hiện đã được trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phê duyệt và đưa vào vận hành. Cục đang tích cực hướng dẫn các địa phương tập trung vào hai cây trồng chủ lực là cà phê và cao su, để xây dựng và triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc một cách hiệu quả, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của thị trường EU.
Đối với ngành thủy sản, theo ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký VASEP, các doanh nghiệp trong ngành phải không ngừng cập nhật và đáp ứng các yêu cầu ngày càng khắt khe của người tiêu dùng quốc tế. Bên cạnh việc tuân thủ các quy định bắt buộc, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản hiện nay còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn bền vững, đặc biệt là các chứng nhận quốc tế như ASC. Điều này cho thấy xu hướng tiêu dùng ngày càng hướng tới các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng và thân thiện với môi trường.
Ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam, bày tỏ sự lo ngại về tình trạng cảnh báo liên tục đối với các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam. Điều này cho thấy chúng ta cần có những giải pháp căn bản và bền vững để đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm.
Mục tiêu trở thành "bếp ăn của thế giới" là một tham vọng lớn, nhưng để đạt được mục tiêu này, Việt Nam cần cân bằng giữa tăng trưởng sản lượng và nâng cao chất lượng sản phẩm. Người nông dân cần được trang bị kiến thức và kỹ năng để sản xuất ra những sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời các cơ quan quản lý nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Các tin khác

Hướng đi mới trong phát triển thị trường carbon Việt Nam

TP. Hồ Chí Minh nhân rộng mô hình nông nghiệp sinh thái

Hợp tác xã chuyển đổi xanh để bứt phá
![[Infographic] Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng 13%](https://cdn.thoibaonganhang.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/11/14/220250411141315.jpg?rt=20250411141318?250411021821)
[Infographic] Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng 13%

Kon Tum đẩy mạnh đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng

Tăng cho vay tín chấp đối với nông hộ và các mô hình sản xuất theo chuỗi

Co-opBank đồng hành cùng hệ thống QTDND

Tiên phong trong nhận ủy thác vốn tín dụng chính sách

Cần Thơ: Rà soát nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách đến từng nhóm khách hàng

Ngư dân Thanh Hóa trúng mùa cá trích, thu nhập tăng cao

Đồng vốn Agribank - động lực cho khởi nghiệp thành công

Phân bổ nguồn vốn đầu tư cho 3 chương trình mục tiêu quốc gia tránh chồng chéo, dàn trải

Xuất cấp 1.453 tấn gạo cho 3 tỉnh dịp giáp hạt đầu năm 2025

Dòng chảy tín dụng chính sách giữa đại ngàn Tây Nguyên

Giá gạo xuất khẩu tiếp tục tăng trong 2 tuần liên tiếp
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Bản tin Tài chính - Ngân hàng từ ngày từ 6 - 13/4/2025

Ra mắt siêu đô thị Sun Mega City rộng 1690ha - biểu tượng thịnh vượng phía Nam Hà Nội

Gen Z "say yes" với xe máy điện VinFast: “Trendy”, an toàn và tiết kiệm

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL

Hải Phòng đón chờ “siêu phẩm” AEON Beta Cinema lần đầu tiên xuất hiện tại đất cảng
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Để tiền sinh lời hiệu quả từ chứng chỉ tiền gửi online

VPBank tung gói ưu đãi lãi suất chỉ từ 5,39% cho hộ kinh doanh cá thể

BIDV kiến tạo những chân trời trải nghiệm mới

Tính năng thông báo biến động số dư bằng giọng nói qua VPBank NEO

SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và Ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam
