Chỉ số kinh tế:
Ngày 20/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 25.031 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.830/26.232 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Phát triển dịch vụ ngân hàng cho người cao tuổi

Thạch Bình
Thạch Bình  - 
Hệ thống ngân hàng ở các địa phương đang tham gia tích cực vào hoạt động hỗ trợ chuyển đổi số các dịch vụ công. Tỷ lệ chi trả lương hưu và an sinh xã hội qua tài khoản ngân hàng đang tăng trưởng mạnh.
aa

Lĩnh lương hưu ngày càng tiện dụng

Theo Bảo hiểm Xã hội TP.HCM, ước tính đến tháng 12/2022 số người nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp qua các hình thức không tiền mặt tại TP.HCM đạt khoảng gần 170.200 người, tương đương tỷ lệ 68,7% trên tổng số người cần chi trả lương hưu và các khoản an sinh xã hội tại địa phương. Trong đó, gần 100% số người nhận trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần đã được thanh toán thông qua hình thức chuyển khoản, không dùng tiền mặt.

Trong khi đó, theo thống kê của NHNN chi nhánh Đồng Nai, tính đến cuối tháng 10/2022, số người nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng qua tài khoản cá nhân đạt 25.400 người, chiếm tỷ lệ 45%, tăng 6% so với năm 2021. Tại Khánh Hòa, Bình Thuận, Bình Dương, Long An… tỷ lệ này cũng đạt khoảng từ 44,6 đến 65% tổng số người cần chi trả.

phat trien dich vu ngan hang cho nguoi cao tuoi
Nhân viên bưu điện và ngân hàng hỗ trợ người già tạo tài khoản nhận lương hưu.

Theo nhận định của Cơ quan Bảo hiểm Xã hội, từ sau dịch Covid-19 đến nay, tỷ lệ chi trả bảo hiểm xã hội và các khoản an sinh xã hội thông qua tài khoản ngân hàng và các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tăng khá mạnh ở các địa phương, nhất là khu vực đô thị. Sau thời gian các tổ chức phải thực hiện các giải pháp chuyển tiền trực tuyến trong thời gian cách ly phòng chống dịch Covid-19 đã hình thành thói quen cho nhiều người nhận tiền lương hưu hàng tháng qua tài khoản ngân hàng.

Nhận xét về sự hợp tác, hỗ trợ của hệ thống ngân hàng trong việc thúc đẩy chuyển đổi số và chi trả an sinh xã hội theo các hình thức trực tuyến, ông Phan Văn Mến, Giám đốc Bảo hiểm Xã hội TP.HCM cho biết, hiện nay việc chi trả BHXH thông qua tài khoản ngân hàng đã khá phổ biến. Các NHTM cũng chủ động trong việc hợp tác kết nối dữ liệu với cơ quan bảo hiểm xã hội để chi trả lương hưu và các khoản an sinh.

Cơ quan bảo hiểm xã hội tại TP.HCM đã làm việc với NHNN chi nhánh thành phố và các NHTM nhằm thúc đẩy chia sẻ thông tin và phối hợp tra cứu thông tin tài khoản khi tiếp nhận, giải quyết hồ sơ của người dân. Tại một số quận huyện, cơ quan bảo hiểm xã hội đã bắt đầu thí điểm áp dụng bệnh án điện tử khi người dân khám bệnh bảo hiểm y tế. Nhờ đó nhiều người có thể dùng thẻ căn cước công dân thay thẻ bảo hiểm y tế. Cơ sở khám chữa bệnh đã đặt các bảng Standee dán mã QR để người dân truy cập ứng dụng, thanh toán các thủ tục qua ngân hàng hoặc ví điện tử.

Một số nhà băng rất tích cực trong việc thúc đẩy các hình thức chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt. Đơn cử, LienVietPostBank đã phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội cấp thẻ ATM miễn phí cho người lao động hưởng chế độ lương hưu. Năm vừa qua, ngân hàng này cũng đã ra mắt sản phẩm thẻ ATM Hưu trí đặc thù; đồng thời phối hợp với Bưu điện Việt Nam cung cấp hình thức in hóa đơn tại các POS đặt trong hệ thống bưu điện không có cây ATM nhằm tạo điều kiện thuận lợi tốt nhất cho người dân và hạn chế tối đa sử dụng tiền mặt.

Đa dạng dịch vụ cho người cao tuổi

Để thúc đẩy chuyển đổi số trong chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt, mới đây Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 21/CT-TTg, trong đó giao cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với NHNN, Bộ Công an và các bộ, ngành, địa phương triển khai chi trả qua tài khoản bao gồm tài khoản ngân hàng, ví điện tử, tài khoản Mobile Money và các hình thức hợp pháp khác… cho người dân thụ hưởng chính sách an sinh xã hội ngay trong năm 2022.

Về phía ngành Ngân hàng, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu NHNN chỉ đạo hệ thống NHTM và các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán nghiên cứu, đưa ra chính sách hỗ trợ, ưu đãi về phí dịch vụ thanh toán cho người dân thụ hưởng chính sách an sinh xã hội khi mở, sử dụng tài khoản ngân hàng, ví điện tử để nhận hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.

Hiện nay, các ngân hàng như Agribank, SeABank, HDBank, Sacombank, TPBank, LienVietPostBank… quan tâm nhiều hơn đến nhóm khách hàng cao tuổi từ đó triển khai các sản phẩm, dịch vụ tài chính hưu trí với các ưu đãi đặc thù. Chẳng hạn tại HDBank, trong năm vừa qua, ngân hàng này đã thực hiện chương trình ưu đãi gửi tiết kiệm dành cho khách hàng cao tuổi với mức lãi suất cộng thêm 1% so với lãi suất tiền gửi thông thường. Sacombank cũng ưu đãi cộng thêm 0,1%/năm lãi suất tiết kiệm cho khách hàng trên 40 tuổi gửi tiết kiệm từ 10 triệu đồng.

Trong khoảng ba năm trở lại đây, các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng dành cho nhóm khách hàng lớn tuổi đã rất đa dạng. Ngoài việc miễn giảm phí các loại giao dịch thanh toán, để hỗ trợ khách hàng lớn tuổi nhiều ngân hàng đã tích hợp các tiện ích như: cài đặt tự động thanh toán qua tài khoản ngân hàng; cung cấp tính năng tìm kiếm bằng giọng nói, từ đó khắc phục khó khăn của người cao tuổi khi thao tác trên các ứng dụng ngân hàng số.

Theo các chuyên gia, trong bối cảnh số hóa ở hệ thống ngân hàng diễn ra nhanh chóng, cộng với việc tích hợp cơ sở dữ liệu công dân vào các dịch vụ tài chính cơ bản đang được Chính phủ và các bộ, ngành thúc đẩy thì trong 1-2 năm tới, các dịch vụ không tiền mặt không chỉ dừng lại ở việc trả lương hưu, trợ cấp thất nghiệp mà sẽ lan tỏa sang các lĩnh vực khác, bao gồm: tích hợp thanh toán viện phí, thanh toán du lịch, giải trí… của người lớn tuổi; đồng thời các tiện ích, sản phẩm đầu tư, tín dụng cho phân khúc khách hàng cao tuổi sẽ được các NHTM và fintech đưa ra nhiều hơn, đa dạng hơn.

Thạch Bình

Tin liên quan

Tin khác

Bẫy “nghỉ hưu bất động sản”

Bẫy “nghỉ hưu bất động sản”

Nhiều người nghĩ rằng nếu họ có nhà, họ có thể sống bằng tiền cho thuê nhà khi về già và như vậy sẽ không phải lo lắng về tuổi già. Nhưng thực tế là có rất nhiều cạm bẫy trong vấn đề nghỉ hưu bất động sản như vậy, đặc biệt là cái gọi là "tỷ lệ vàng". Nếu không đạt được, tiền thuê nhà thậm chí có thể không đủ để mua thuốc.
Đồng Nai: Hỗ trợ người cao tuổi vốn vay ưu đãi khởi nghiệp

Đồng Nai: Hỗ trợ người cao tuổi vốn vay ưu đãi khởi nghiệp

Từ nay đến 2030, sẽ có khoảng 2.000 hộ gia đình có người cao tuổi tại tỉnh Đồng Nai sẽ được vay vốn ưu đãi lãi suất để khởi nghiệp, sản xuất – kinh doanh các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và lâm nghiệp.
Sống an nhiên tuổi xế chiều: Bí quyết vàng không thể bỏ qua

Sống an nhiên tuổi xế chiều: Bí quyết vàng không thể bỏ qua

Người trẻ thường chưa quan tâm đúng mức đến việc tiết kiệm cho tuổi già. Tuy nhiên, nếu hình thành thói quen quản lý tài chính ngay từ sớm, bạn hoàn toàn có thể an tâm tận hưởng cuộc sống thoải mái khi về hưu.
Tiết kiệm thông minh cho tuổi già an nhàn

Tiết kiệm thông minh cho tuổi già an nhàn

Người cao tuổi sau khi nghỉ hưu đều mong muốn tự chủ tài chính thay vì phụ thuộc vào con cái. Vậy đâu thực sự là kế hoạch tài chính phù hợp và an toàn để có một tuổi già an vui?
Hỗ trợ tối đa người nhận lương hưu qua tài khoản

Hỗ trợ tối đa người nhận lương hưu qua tài khoản

Thông tin từ Cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam, sau ngày 1/9/2024 sẽ hoàn tất chi trả trực tiếp qua tài khoản ngân hàng cho người nhận lương hưu tại 20 tỉnh, thành phố sau khi đã hoàn thành tại 43 tỉnh, thành phố vào ngày 1/8 vừa qua.
Ngân hàng mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt chi trả an sinh xã hội

Ngân hàng mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt chi trả an sinh xã hội

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP. Hồ Chí Minh vừa tổ chức cuộc họp với một số ngân hàng thương mại trên địa bàn về thực hiện chi trả an sinh xã hội, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội không dùng tiền mặt theo kế hoạch hành động của Đề án 06 của Thủ tướng Chính phủ.
Chính sách tiền lương mới: làm sao để người hưởng lương hưu không bị thiệt

Chính sách tiền lương mới: làm sao để người hưởng lương hưu không bị thiệt

Khi thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 1/7 sẽ có những thay đổi đối với mức hưởng lương hưu thấp nhất mà người dân nhận được.
Khuyến khích nhận lương hưu, trợ cấp theo phương thức không dùng tiền mặt

Khuyến khích nhận lương hưu, trợ cấp theo phương thức không dùng tiền mặt

Ngày 10/4, UBND TP. Hồ Chí Minh ban hành văn bản chỉ đạo Bảo hiểm Xã hội thành phố giao chỉ tiêu vận động, khuyến khích phát triển người dân nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp qua phương thức thanh toán không dùng tiền mặt cho các đơn vị trực thực.
Khi người cao tuổi tham gia vào xã hội không tiền mặt

Khi người cao tuổi tham gia vào xã hội không tiền mặt

LienVietPostBank không chỉ là ngân hàng tiên phong nghiên cứu và xây dựng sản phẩm đặc thù Tín dụng Hưu trí mà còn phát triển riêng cho khách hàng dòng Thẻ ATM Hưu trí với những chính sách ưu đãi và cơ chế tốt nhất hiện có trên thị trường, qua đó phát huy tối đa quyền lợi của người hưởng lương cũng như sự tiện dụng của tài khoản lương hưu.
Ngân hàng đồng hành cùng người cao tuổi

Ngân hàng đồng hành cùng người cao tuổi

Theo một số nghiên cứu gần đây tại Việt Nam, đa số người lớn tuổi đều muốn tự chủ hơn về cuộc sống, đặc biệt là khía cạnh tài chính. Vì vậy, ngành Ngân hàng đã triển khai nhiều giải pháp để người cao tuổi được tiếp cận các dịch vụ ngân hàng dễ dàng với không ít ưu đãi.