Quốc hội thảo luận về Nghị quyết xử lý nợ xấu và Luật các TCTD sửa đổi
![]() |
Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV |
Cụ thể sáng nay, Quốc hội sẽ nghe Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật quy hoạch.
Tiếp đó Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật quy hoạch.
Sau đó, cơ quan trình, cơ quan chủ trì thẩm tra báo cáo, làm rõ vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.
Tiếp theo chương trình làm việc, chiều nay Quốc hội sẽ thảo luận ở tổ về Dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các TCTD và Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng.
Trong ngày làm việc đầu tiên của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV (ngày 22/5), Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ đã trình bày Tờ trình Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD và Tờ trình dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các TCTD.
Trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các TCTD, Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết, sau gần 4 năm triển khai thực hiện Đề án “Xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD” và Đề án “Thành lập Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC)” ban hành kèm theo Quyết định số 843/QĐ-TTg ngày 31/5/2013, đến nay, toàn hệ thống TCTD đã xử lý được 611,59 nghìn tỷ đồng nợ xấu.
“Kết quả xử lý nợ xấu đã góp phần giúp các TCTD mở rộng tín dụng cho nền kinh tế, đặc biệt là các lĩnh vực ưu tiên, ngành chiến lược theo định hướng tái cấu trúc nền kinh tế, góp phần tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế”, Thống đốc nói.
Tuy nhiên, theo Thống đốc NHNN, quá trình xử lý nợ xấu đến nay cho thấy còn nhiều khó khăn, vướng mắc chưa được tháo gỡ trong đó chủ yếu là về cơ chế, chính sách. Theo Thống đốc Lê Minh Hưng, nếu các khó khăn, vướng mắc về xử lý nợ xấu không được tháo gỡ thì sẽ không thể khơi thông được nguồn vốn của hệ thống ngân hàng, hạn chế quyền tiếp cận vốn của doanh nghiệp, khó giảm được lãi suất cho vay, qua đó ảnh hưởng đến mức độ an toàn, lành mạnh của hệ thống ngân hàng và tăng trưởng GDP của nền kinh tế.
"Việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý xử lý nợ xấu theo hình thức ban hành Nghị quyết của Quốc hội là rất cần thiết, nhằm cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, Quốc hội về xử lý nợ xấu, bảo vệ quyền chủ nợ hợp pháp của tổ chức tín dụng; khắc phục các vướng mắc, bất cập của hệ thống pháp luật về xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm", Thống đốc NHNN nhấn mạnh.
Dự thảo Nghị quyết gồm 18 điều quy định một số nội dung cơ bản về phạm vi điều chỉnh và khái niệm nợ xấu; quyền chủ nợ và phát triển thị trường mua bán nợ; xử lý tài sản bảo đảm; áp dụng thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản đảm bảo và quyền xử lý tài sản bảo đảm...
Trình bày Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các TCTD, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho rằng cần giới hạn phạm vi các khoản nợ xấu và đề nghị thời điểm xác định các khoản nợ xấu cần xử lý đến ngày 31/12/2016.
Đối với các khoản nợ tiềm ẩn có thể trở thành nợ xấu, Uỷ ban Kinh tế đề nghị giao NHNN tiến hành các biện pháp cần thiết để hạ thấp và chỉ đạo các TCTD quyết liệt thu hồi. Trường hợp các khoản nợ trên thành nợ xấu, cho phép áp dụng nghị quyết để xử lý.
Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, Chính phủ tiếp tục đánh giá, dự báo tác động đối với các quan hệ xã hội, cần cam kết đưa nợ xấu về ngưỡng an toàn. Mặt khác, Chính phủ cần tiếp tục làm rõ và xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức gây ra tình trạng nợ xấu.
Các tin khác

BIDV tăng cường hợp tác thúc đẩy tài chính bền vững tại COP28

Lần đầu tiên Đà Nẵng tổ chức phiên chợ Giáng sinh

Quảng Ngãi: Nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt và vượt kế hoạch

Giảm thuế GTGT góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh, phục hồi kinh tế

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 5/12

Khánh Hoà: Phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công ở mức cao nhất

Hà Nội: Năm 2023, GRDP tăng khoảng 6,27%

VietinBank gặp gỡ song phương với các đối tác lớn tại COP28

Năm 2024, Bình Định phấn đấu tăng trưởng GRDP khoảng 7,5% đến 8%

Đà Nẵng: Thu ngân sách nhà nước sụt giảm

Cơ hội và thách thức chuyển đổi xanh

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 4/12

TÜV SÜD Asia Pacific Pte.Ltd ký kết hợp tác về đổi mới công nghệ

Chật vật phát triển khu kinh tế ven biển

Diễn đàn Horasis Châu Á 2023: Nắm bắt cơ hội mới, cùng phát triển toàn diện

Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết và Lễ hội xuân 2024

Việt Nam - Campuchia: Công bố kết nối thanh toán bán lẻ song phương sử dụng mã QR code

Gặp mặt Đoàn đại biểu Công đoàn NHVN dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

NHNN tiếp tục điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam: Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Phát triển
Cần Thơ đẩy mạnh hiệu quả tín dụng chính sách
NHNN Quảng Trị huấn luyện nghiệp vụ công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ năm 2023
Khánh Hòa: Nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương để cho vay ưu đãi hơn 564 tỷ đồng

Linh hoạt công năng, căn hộ 1PN+1 hấp dẫn bậc nhất thị trường Đà Nẵng

VinFast VF 6 chính thức nhận lái thử và đặt cọc vào Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10

Sun Property lập “hat-trick” tại Giải thưởng Bất động sản Châu Á Thái Bình Dương 2023

VinFast VF 6 chốt ngày ra mắt
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

“Nở rộ” bảo hiểm tài khoản ngân hàng

Vietcombank ra mắt thẻ tín dụng cao cấp Vietcombank Visa Infinite

Nâng cao năng lực tài chính của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi

Vietcombank ra mắt bộ giải pháp “QR nhận tiền”

Ngân hàng đẩy mạnh mở tài khoản thanh toán từ xa

Ra mắt hình thức thanh toán bằng đồng hồ thông minh

BIDV đạt giải “Đơn vị chuyển đổi số xuất sắc” ASOCIO 2023
