Chỉ số kinh tế:
Ngày 20/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 25.031 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.830/26.232 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

RBA cảnh báo chiến tranh thương mại toàn cầu là rủi ro lớn đối với nền kinh tế

Đại Hùng
Đại Hùng  - 
Ngân hàng Trung ương Australia (RBA) ngày 20/5 nhận định lạm phát tại nước này sẽ giảm trong khi tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng tăng do tác động lan tỏa từ căng thẳng thương mại toàn cầu, ngay cả trong kịch bản lãi suất được điều chỉnh giảm mạnh như kỳ vọng của thị trường.
aa
RBA giữ nguyên lãi suất trong bối cảnh lo ngại rủi ro chiến tranh thương mại RBA: Chính sách thuế quan mới của Mỹ có thể gây hại cho kinh tế toàn cầu
RBA cảnh báo chiến tranh thương mại toàn cầu là rủi ro lớn đối với nền kinh tế
RBA cảnh báo chiến tranh thương mại toàn cầu là rủi ro lớn đối với nền kinh tế

Trong Báo cáo Chính sách tiền tệ hàng quý công bố hôm nay, RBA cho biết lạm phát cơ bản đã giảm nhanh hơn so với dự đoán, đặc biệt là ở khu vực dịch vụ. Ngân hàng cũng cảnh báo rằng các biện pháp áp thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể kìm hãm đà tăng trưởng toàn cầu và tạo hiệu ứng giảm phát đối với kinh tế Australia.

“Triển vọng toàn cầu suy yếu sẽ dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp tăng nhẹ và lạm phát thấp hơn đôi chút”, RBA nêu trong bản cập nhật kinh tế dài 64 trang và cho biết: “Việc căng thẳng thương mại leo thang là một trong những rủi ro giảm chính hiện nay”.

RBA được thị trường kỳ vọng sẽ cắt giảm lãi suất điều hành thêm 25 điểm cơ bản xuống còn 3,85% trong cuộc họp ngày thứ Ba, trong bối cảnh áp lực lạm phát trong nước dịu lại, tạo dư địa để thực hiện chính sách “bảo hiểm phòng ngừa rủi ro”.

Các dự báo kinh tế mới của RBA được xây dựng dựa trên định giá thị trường, theo đó kỳ vọng tổng mức nới lỏng chính sách tiền tệ sẽ lên tới 85 điểm cơ bản, đưa lãi suất cuối chu kỳ về mức từ 3,1% đến 3,35%.

Lạm phát tiêu dùng toàn phần quý I giữ nguyên ở mức 2,4%, trong khi lạm phát cơ bản theo phương pháp trung bình điều chỉnh (trimmed mean) đã giảm xuống còn 2,9%, lần đầu tiên trở lại mục tiêu lạm phát 2–3% của RBA kể từ cuối năm 2021.

Do bối cảnh toàn cầu yếu và nhu cầu tiêu dùng trong nước kém tích cực, RBA dự báo tăng trưởng GDP thực của Australia sẽ đạt 2,1% vào cuối năm nay, cao hơn mức 1,3% của năm 2024 nhưng vẫn thấp hơn dự báo trước đó là 2,4%.

Mặc dù nền kinh tế nhìn chung diễn biến đúng như kỳ vọng, RBA thừa nhận chi tiêu tiêu dùng thấp hơn dự kiến do người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu và nhạy cảm hơn với giá cả. Theo đó, mức tăng trưởng tiêu dùng hộ gia đình được điều chỉnh giảm từ 2,6% xuống còn 1,9% vào cuối năm.

RBA cũng hạ dự báo lạm phát tiêu dùng toàn phần, phản ánh tác động từ việc gia hạn các khoản trợ cấp hóa đơn điện của Chính phủ. Theo đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) dự kiến đạt đỉnh 3,1% vào giữa năm 2026, sau đó giảm dần về mức 2,6% vào giữa năm 2027.

Lạm phát cơ bản được đo bằng phương pháp trung bình điều chỉnh - chỉ số được RBA theo dõi sát sao - dự kiến giảm xuống còn 2,6% trong quý II/2025, từ mức 2,7% trước đó, tiệm cận mức giữa của mục tiêu lạm phát (2,5%).

RBA cho biết thị trường lao động vẫn trong trạng thái tương đối thắt chặt, dù tốc độ tăng lương đã chững lại trong năm qua. Ngân hàng hiện dự báo tỷ lệ thất nghiệp, vốn đã duy trì ở mức 4,1% trong hơn một năm, sẽ tăng nhẹ lên 4,3% vào cuối năm nay và giữ ở mức này, so với mức dự báo trước đó là 4,2%.

Đại Hùng

Tin liên quan

Tin khác

Diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế sáng 20/6

Diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế sáng 20/6

Đồng USD có khả năng sẽ ghi nhận tuần tăng giá mạnh nhất trong hơn một tháng, chỉ số Nikkei của Nhật Bản giảm điểm hay giá vàng tiếp tục phục hồi trở lại và giao dịch quanh mốc 3.370 USD/oz... là một số diễn biến tài chính tiền tệ quốc tế sáng 20/6.
MB, HDBank, Sacombank dẫn đầu làn sóng tăng trưởng

MB, HDBank, Sacombank dẫn đầu làn sóng tăng trưởng

Quý II/2025 đang khép lại với những tín hiệu khởi sắc rõ rệt trong bức tranh lợi nhuận ngân hàng. Báo cáo cập nhật của Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho thấy cả 11 ngân hàng đều ghi nhận lợi nhuận trước thuế (LNTT) tăng so với cùng kỳ, trong đó có tới 7 nhà băng đạt mức hai chữ số. Những con số này có thể phản ánh đà phục hồi của tín dụng, sự cải thiện biên lãi ròng (NIM) và việc cắt giảm chi phí dự phòng nhờ kiểm soát nợ xấu tốt hơn.
Nhật Bản: Lạm phát lõi đạt đỉnh 2 năm, kỳ vọng tăng lãi suất tiếp tục được duy trì

Nhật Bản: Lạm phát lõi đạt đỉnh 2 năm, kỳ vọng tăng lãi suất tiếp tục được duy trì

Lạm phát lõi của Nhật Bản trong tháng 5 đã tăng lên 3,7%, tốc độ cao nhất trong hơn hai năm, làm gia tăng áp lực lên Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) trong việc nối lại lộ trình tăng lãi suất.
BoE giữ nguyên lãi suất đúng như kỳ vọng

BoE giữ nguyên lãi suất đúng như kỳ vọng

Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) đã quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 4,25% trong cuộc họp ngày thứ Năm, đúng như kỳ vọng, nhưng cho biết đang tập trung theo dõi các rủi ro từ thị trường lao động yếu đi và giá năng lượng tăng do xung đột Trung Đông leo thang.
10 ngân hàng trung ương lớn đang toan tính gì?

10 ngân hàng trung ương lớn đang toan tính gì?

Các ngân hàng trung ương trên toàn cầu đang phải đối mặt với mức độ bất định cao về tăng trưởng kinh tế và lạm phát, khiến việc ra quyết định trở nên phức tạp, đặc biệt với những ngân hàng đang ở giai đoạn cuối của chu kỳ cắt giảm lãi suất.
NHTW lớn đầu tiên đưa lãi suất về 0%, thậm có thể quay lại chính sách lãi suất âm

NHTW lớn đầu tiên đưa lãi suất về 0%, thậm có thể quay lại chính sách lãi suất âm

Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ (Swiss National Bank – SNB) hôm thứ Năm (19/6) đã quyết định cắt giảm lãi suất xuống 0% để ứng phó với tình trạng lạm phát giảm, áp lực tăng giá của đồng franc Thụy Sĩ và sự bất ổn kinh tế do chính sách thương mại khó lường của chính quyền Mỹ gây ra.
Diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế sáng 19/6

Diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế sáng 19/6

Bạc xanh giữ ổn định, thị trường chứng khoán Nhật Bản giảm điểm từ mức đỉnh trong vòng bốn tháng hay giá vàng tăng nhẹ trong bối cảnh bất ổn thương mại... là một số diễn biến tài chính tiền tệ quốc tế sáng 19/6.
BoE nhiều khả năng sẽ giữ nguyên lãi suất và tiếp tục theo dõi diễn biến lạm phát

BoE nhiều khả năng sẽ giữ nguyên lãi suất và tiếp tục theo dõi diễn biến lạm phát

Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) nhiều khả năng sẽ giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp ngày thứ Năm, khi chờ xem liệu nền kinh tế và lạm phát có tiếp tục hạ nhiệt hay không, hoặc liệu nước này có phải đối mặt với cú sốc giá năng lượng do xung đột giữa Israel và Iran hay không.
Fed giữ nguyên lãi suất và dự kiến hai đợt cắt giảm trước cuối năm 2025

Fed giữ nguyên lãi suất và dự kiến hai đợt cắt giảm trước cuối năm 2025

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp vừa kết thúc, đồng thời phát tín hiệu rằng chi phí đi vay nhiều khả năng sẽ giảm trong năm 2025.
Ngân hàng Trung ương Indonesia giữ nguyên lãi suất, đúng như dự báo

Ngân hàng Trung ương Indonesia giữ nguyên lãi suất, đúng như dự báo

Ngân hàng Trung ương Indonesia (BI) đã quyết định giữ nguyên lãi suất chính sách trong cuộc họp ngày thứ Tư, đúng như kỳ vọng của giới phân tích, tạm dừng chu kỳ nới lỏng tiền tệ để cân bằng giữa ổn định tỷ giá và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.