Sẵn sàng chia sẻ hỗ trợ khách hàng
![]() |
Ông Nguyễn Đình Tùng |
Dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trở lại tại nhiều địa phương trong cả nước, đặc biệt tại nhiều khu công nghiệp đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất – kinh doanh. Dù chưa lượng hóa những con số chính xác, nhưng đảm nhiệm vai trò huyết mạch của nền kinh tế, hệ thống ngân hàng không tránh khỏi những tác động từ dịch bệnh.
Phóng viên Thời báo Ngân hàng đã phỏng vấn Tổng giám đốc OCB Nguyễn Đình Tùng để hiểu hơn về những thử thách nào mà ngân hàng phải đối mặt trong giai đoạn tới.
Ông đánh giá thế nào về tác động của đợt dịch Covid lần thứ 4 này đối với hoạt động ngân hàng?
Đến thời điểm này, chưa thể dự đoán được dịch bệnh kéo dài thêm bao lâu nữa, nhưng Covid chắc chắn sẽ ảnh hưởng nhiều mặt khác nhau của ngân hàng như tốc độ tăng trưởng, nợ xấu… Bởi nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khách sạn, lưu trú... đang bị ảnh hưởng nặng. Trong số đó không ít là khách hàng của ngân hàng. Sẽ có những khách hàng khó khăn nhiều, do đó trong giai đoạn tới khả năng trả nợ của khách hàng bị giảm đi nhiều. Với tình hình này, có thể trong tương lai ngân hàng không bị mất vốn, nhưng nợ xấu có khả năng tăng nhanh hơn và điều này cũng đồng nghĩa với việc các ngân hàng phải tăng trích lập dự phòng, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.
Dịch bệnh cũng khiến việc thu nợ gặp nhiều khó khăn. Hiện tại, các cán bộ đi thu nợ ở một số tỉnh phải quay về và hối thúc việc trả nợ qua điện thoại. Trên thực tế, có khách hàng ý thức trả nợ tốt, thậm chí là trả nợ sớm, nhưng cũng có người không trả được nợ. Tất nhiên, trong số đó có những doanh nghiệp đang thực sự rất khó khăn không thể trả được nợ, nhưng không loại trừ những trường hợp cố tình chây ỳ. Nhìn chung, ngân hàng sẽ chịu áp lực lớn về nợ xấu và thu hồi nợ trong thời gian tới.
Thông tư 03/2021/TT-NHNN đã bắt đầu có hiệu lực, nhưng trước tình hình dịch bệnh như hiện nay liệu khả năng hồi phục của doanh nghiệp sẽ khó khăn hơn?
Nhìn về tương lai cho giai đoạn này lại sáng sủa, rõ ràng hơn năm trước. Năm ngoái, khi NHNN ban hành Thông tư 01/2020/TT-NHNN, thời điểm đó, thông tin về dịch bệnh Covid-19 khá mới mẻ và không ai lường được tác động xấu của nó. Còn giai đoạn hiện tại, mọi người đều biết rõ mức độ cũng như tác động của Covid-19 như thế nào.
Hơn nữa, Chính phủ, các bộ, ngành, người dân Việt Nam đã có hơn 1 năm để rèn luyện ứng phó với dịch bệnh rồi. Năm qua, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước chống dịch rất tốt và là điểm sáng trên thế giới. Điểm tích cực nữa, ngày càng nhiều nước sản xuất được vắcxin ngừa Covid-19, nên việc mua vắcxin cũng thuận lợi. Ngoài chương trình COVAX Facility đã và đang tài trợ hàng triệu liều vắcxin, cộng thêm việc Việt Nam tiếp tục nghiên cứu để sản xuất vắcxin sẽ tạo ra phòng chống dịch bền vững hơn. Với tình hình vắcxin tích cực như vậy, dịch bệnh sớm chấm dứt tại Việt Nam trong năm nay. Còn thế giới, tôi hy vọng sang năm sau có thể sẽ tạm yên.
Những cơ chế chính sách mở như tại Thông tư 03 theo tôi là rất cần thiết đối với doanh nghiệp và cả ngân hàng để đủ sức đón nhận tương lai tươi sáng này. Dù Thông tư 03 không phải là thuốc đặc trị, nhưng chính sách này như liều thuốc giảm đau, tăng đề kháng cho doanh nghiệp, nền kinh tế vượt qua giai đoạn khó khăn này dễ dàng hơn. Thực tế, không phải doanh nghiệp nào cũng lướt qua đợt dịch này một cách nhẹ nhàng, thậm chí sẽ có nhiều doanh nghiệp không vượt qua nổi nếu không được hỗ trợ kịp thời.
Tóm lại, theo tôi, thời điểm này chúng ta vẫn có quyền lạc quan hơn năm trước.
Như ông nói ở trên áp lực nợ xấu lớn như vậy, ngân hàng sẽ xoay xở ra sao để vừa duy trì hoạt động kinh doanh ổn định, vừa hạn chế rủi ro nợ xấu?
Nợ xấu thì thời điểm này có căng thẳng hơn, nhưng đây đâu phải vấn đề mới mẻ với ngân hàng. Trong hoạt động tín dụng, khi cho vay, ngân hàng xác định sẽ phải đối mặt nợ xấu. Ngay cả trong tình hình kinh tế tốt thì vẫn có những doanh nghiệp rời bỏ thị trường. Đó là quy luật.
Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay, chắc chắn số doanh nghiệp là khách hàng của ngân hàng rơi vào tình trạng khó khăn nhiều hơn. Điều này đồng nghĩa với việc hoạt động kinh doanh của ngân hàng bị ảnh hưởng nhiều hơn, mức độ tổn thất lớn hay nhỏ tùy thuộc mức độ khó khăn của doanh nghiệp. Vào thời điểm này, các ngân hàng phải dùng năng lượng dự trữ của mình như quỹ dự phòng, lợi nhuận… để bù đắp tổn thất có thể xảy ra.
Đáng mừng là khả năng làm việc đó của ngân hàng ở giai đoạn này, theo tôi, lạc quan hơn giai đoạn trước nhiều. Mấy năm trở lại đây, hoạt động kinh doanh của các ngân hàng cũng rất khởi sắc, cộng hưởng với chính sách rất thận trọng của NHNN kiểm soát chặt chẽ đối với việc chia cổ tức nhất là bằng tiền mặt vô hình trung đã củng cố năng lực tài chính, tạo nền tảng hoạt động bền vững cho các ngân hàng.
Trong lúc bình thường bạn thấy vốn dư thừa nhưng mà những lúc như thế này đó chính là bệ đỡ rất quan trọng cho từng ngân hàng cũng như cho cả toàn Ngành vượt qua khó khăn an toàn, hiệu quả. Do vậy, tôi cho rằng, nợ xấu có thể tăng lại, nhưng ngân hàng có đủ điều kiện để bù đắp rủi ro nên sẽ không ảnh hưởng lớn đến năng lực tài chính của các ngân hàng. Ngân hàng sẵn sàng chia sẻ lợi nhuận hỗ trợ khách hàng.
Xin cảm ơn ông!
Các tin khác

Có nên thu hẹp mạng lưới ATM?

Bảo mật tốt hơn qua ứng dụng AI

Điều hành chính sách tiền tệ góp phần an dân

Kinh doanh ngân hàng sẽ khởi sắc

Hoàn thiện hành lang pháp lý để phát triển blockchain

VND lên giá do những yếu tố nào?

Phòng ngừa gian lận, lừa đảo giao dịch điện tử: Nhận thức đúng, đủ

Đồng hành, hỗ trợ Việt Nam trong phục hồi kinh tế

Minh bạch hoá lãi suất

Hỗ trợ nền kinh tế: Dư địa chính sách tiền tệ đã gần tới hạn

Tác động dịch COVID-19 đối với kinh tế Việt Nam và những khuyến nghị chính sách

Giữ vững ổn định hệ thống ngân hàng để kiểm soát các hoạt động khác là cần thiết

Thủ tướng Chính phủ chỉ thị tăng cường tiết kiệm điện

EVN trả lời đại biểu Quốc hội vấn đề nhập khẩu điện và khoản lỗ 26.000 tỷ đồng

Ngân hàng cũng đã hết sức nỗ lực với nền kinh tế
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Thống đốc lý giải nguyên nhân không giảm lãi suất từ cuối năm 2022
Mạch nguồn tín dụng ưu đãi ở Hà Tĩnh
Đồng Tháp: Cho vay sản xuất kinh doanh tăng trưởng cao
Vĩnh Long: Tăng trưởng tín dụng nửa đầu năm đạt 9,1%

Vinamilk mở rộng thị trường quốc tế với 2 hướng đi mũi nhọn

Vinhomes Sky Park Bắc Giang chính thức ra mắt

Dự án The OpusK đạt 5 giải thưởng quốc tế

Nhà máy và trang trại của Vinamilk được chứng nhận trung hòa carbon
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

VPBank: Tăng cường ứng dụng AI, tối đa hóa lợi ích khách hàng

Vietbank trao thưởng ô tô, xe máy SH cho khách hàng
![[Infographic] VietinBank ra mắt combo tài chính trọn gói theo hành trình phát triển doanh nghiệp SME](https://thoibaonganhang.vn/stores/news_dataimages/2023/062023/09/14/croped/medium/info-hanh-trinh-gan-ket-v520230609140444.jpg?230609023640)
[Infographic] VietinBank ra mắt combo tài chính trọn gói theo hành trình phát triển doanh nghiệp SME

Sacombank thưởng lớn không giới hạn cho khách hàng giới thiệu bạn bè, người thân mở thẻ tín dụng

ACB tự động hóa quy trình nghiệp vụ để tăng năng suất lao động

Sacombank ra mắt thẻ tích hợp Visa UNIQ Platinum đa tiện ích

Sacombank khởi động dự án triển khai Basel III và nâng cao năng lực hệ thống quản trị rủi ro
