Tăng cường các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến
Được phát hành thẻ trả trước định danh bằng phương tiện điện tử cho tổ chức Đẩy nhanh kết nối thanh toán song phương qua mã QR Cơ hội đẩy mạnh thanh toán điện tử trong lĩnh vực giao thông |
Đây là những nội dung đáng chú ý trong Thông tư số 17/2024/TT-NHNN quy định việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và Thông tư 18/2024/TT-NHNN quy định về hoạt động thẻ ngân hàng, được Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 28/6/2024. Cụ thể, tại điểm c khoản 5 Điều 17 Thông tư 17 quy định "Chỉ được thực hiện rút tiền, giao dịch thanh toán bằng phương tiện điện tử trên tài khoản thanh toán khi đã hoàn thành việc đối chiếu khớp đúng giấy tờ tuỳ thân và thông tin sinh trắc học của chủ tài khoản hoặc người đại diện (đối với khách hàng cá nhân) hoặc người đại diện hợp pháp (đối với khách hàng tổ chức)" có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 với tài khoản cá nhân và từ ngày 1/7/2025 với tài khoản tổ chức. Còn tại khoản 6 Điều 16 Thông tư 18 quy định “Thẻ chỉ được sử dụng để thực hiện giao dịch thẻ bằng phương tiện điện tử khi đã hoàn thành việc đối chiếu đảm bảo khớp đúng giấy tờ tuỳ thân và thông tin sinh trắc học của chủ thẻ” và hiệu lực từ ngày 1/1/2025.
Việc ban hành 2 Thông tư này là biện pháp mạnh tiếp theo của Ngân hàng Nhà nước sau Quyết định 2345/QĐ-NHNN về triển khai các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024.
![]() |
Trước đó, ngày 18/12/2023, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định 2345/QĐ-NHNN về triển khai các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024. Theo quy định, các giao dịch chuyển tiền điện tử của cá nhân có giá trị trên 10 triệu đồng hoặc tổng giá trị giao dịch chuyển tiền điện tử trong ngày vượt 20 triệu đồng phải áp dụng một trong các biện pháp xác thực sinh trắc học.
Theo ông Phạm Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước, sau khi quy định về xác thực sinh trắc học trong các giao dịch ngân hàng trực tuyến chính thức được áp dụng, số vụ việc gian lận, lừa đảo mất tiền và số lượng tài khoản có phát sinh nhận tiền lừa đảo ở các tổ chức tín dụng đã giảm đáng kể. Cụ thể, qua theo dõi số liệu báo cáo của các tổ chức tín dụng, số lượng vụ việc khách hàng bị lừa đảo mất tiền trong tháng 8/2024 giảm khoảng 50% so với số vụ việc trung bình 7 tháng năm 2024; số lượng tài khoản nhận tiền lừa đảo cũng giảm khoảng 72% so với trung bình 7 tháng năm 2024. Đặc biệt, tại một số đơn vị đã không có phát sinh vụ việc lừa đảo trong tháng 8 và đầu tháng 9 vừa qua.
Thống kê sau 2 tháng triển khai Quyết định 2345, Ngân hàng Nhà nước cho biết đã có khoảng 37,4 triệu lượt khách hàng đăng ký thông tin sinh trắc học thành công. Trong hai tháng 7 và 8/2024, theo báo cáo của Công ty Cổ phần thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) trung bình có khoảng 25 triệu giao dịch/ngày; trong đó có khoảng 1,6 triệu giao dịch trên 10 triệu đồng. Theo đó, hoạt động thanh toán vẫn diễn ra bình thường. Mặc dù số lượng giao dịch trung bình hàng ngày không thay đổi đáng kể so với thời điểm trước ngày 1/7/2024 nhưng sự giảm mạnh về số vụ lừa đảo cho thấy quy định mới đã có tác động tích cực đáng kể.
Thiếu tá Trần Duy Hiển - Phó Giám đốc Trung tâm Dữ liệu dân cư quốc gia, Cục Cảnh sát về quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06), Bộ Công an cho biết, về ứng dụng với Ngân hàng Nhà nước, từ nền tảng kho dữ liệu dân cư, kho dữ liệu căn cước, đặc biệt trong kho dữ liệu căn cước, C06 sử dụng 3 dữ liệu sinh trắc học mống mắt, vân tay, khuôn mặt. Sau khi triển khai xác thực sinh trắc học, tỷ lệ lừa đảo ngân hàng trên môi trường số đã giảm 70%.
Một nội dung cần đặc biệt lưu ý tại Thông tư 17, Thông tư 18 là từ ngày 1/1/2025, nếu khách hàng sử dụng dịch vụ tài khoản thanh toán và thẻ không hoàn thành việc đối chiếu khớp đúng giấy tờ tùy thân và thông tin sinh trắc học sẽ bị dừng toàn bộ giao dịch bằng phương thức điện tử. Khi đó, khách hàng chỉ có thể trực tiếp đến ngân hàng để thực hiện giao dịch.
Để triển khai thực hiện các Thông tư này, khảo sát nhanh từ các ngân hàng cho thấy ngân hàng đều đang gấp rút thực hiện rà soát thông tin khách hàng theo quy định của NHNN, chia nhóm đối với khách hàng để thực hiện rà soát và quản lý.
Về mặt kỹ thuật, các ngân hàng cũng khẩn trương thực hiện điều chỉnh/nâng cấp hệ thống để đảm bảo việc đáp ứng yêu cầu NHNN như xây dựng chương trình cảnh báo đối với khách hàng sắp hết hạn hiệu lực giấy tờ tuỳ thân; chuẩn bị cơ sở hạ tầng lưu trữ thông tin sinh trắc học của khách hàng, thực hiện bổ sung hệ thống việc thu thập và lưu trữ thông tin về giấy tờ cư trú đối với khách hàng nước ngoài, bổ sung hệ thống/quy định đối với khách hàng là người liên quan của chủ tài khoản thanh toán/thẻ.
Ngân hàng cũng thực hiện xây dựng kế hoạch truyền thông, cảnh báo để kịp thời thông tin đến khách hàng, giảm thiểu tối đa sự gián đoạn giao dịch của khách hàng tại thời điểm ngày 1/1/2025.
Trong thông báo mới đây, OCB cho biết ngân hàng sẽ tạm ngưng giao dịch đối với khách hàng hết hạn giấy tờ tùy thân hoặc chưa đăng ký sinh trắc học khuôn mặt trước ngày 1/1/2025.
Thông báo của OCB nêu rõ, căn cứ vào quy định tại Thông tư 17/2024/TT-NHNN của NHNN, kể từ ngày 1/1/2025 tạm ngưng giao dịch đối với khách hàng có giấy tờ tùy thân hết hiệu lực hoặc chưa đối chiếu dữ liệu sinh trắc học. Để không bị gián đoạn giao dịch, OCB đề nghị khách hàng cần hoàn tất đăng ký sinh trắc học khuôn mặt và cập nhật giấy tờ tùy thân mới.
Trước đó, TPBank cũng thông báo đến các khách hàng đã sử dụng CMND còn thời hạn cần tiến hành thay thế bằng Giấy tờ tùy thân mới theo quy định của pháp luật hiện hành và bổ sung trước ngày 1/1/2025. Trong thời gian cập nhật, nếu giấy tờ tùy thân của quý khách hàng đã thay đổi nhưng khách hàng không cập nhật hoặc đã có sự thay đổi nhưng giấy tờ tùy thân mới không được bổ sung cho TPBank, ngân hàng được quyền từ chối giao dịch với khách hàng.
Mới đây, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Tiến Dũng cũng đã yêu cầu các lãnh đạo ngân hàng đẩy nhanh việc cập nhật dữ liệu thông tin trên các tài khoản ngân hàng.
“Ngành ngân hàng lấy đích ngày 1/1/2025 đảm bảo dữ liệu tài khoản của ngân hàng phải là dữ liệu sống. Dữ liệu này đối chiếu đầy đủ với căn cước công dân gắn chip. Điều này giúp chúng ta loại trừ, giảm thiểu việc cho thuê, cho mượn tài khoản ngân hàng góp phần ngăn chặn hành vi lừa đảo", Phó Thống đốc nhấn mạnh.
Các tin khác

Bảo hiểm Agribank quyết tâm chuyển đổi số, hướng đến số hóa dịch vụ bảo hiểm

Sacombank hợp tác thúc đẩy chuyển đổi số, nâng cao nhận thức tài chính số cho thế hệ trẻ

Tiên phong đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số

Chatbot - “Trợ thủ đắc lực” trong cuộc đua nâng tầm trải nghiệm khách hàng ngân hàng

Agribank tiên phong chuyển đổi số, sẵn sàng cho những bứt phá

Cách nào VPBank xây dựng ngân hàng số, không chi nhánh, phục vụ hàng triệu khách hàng

Techcombank nâng cao hiệu suất của lập trình viên hơn 30% nhờ AWS

Sacombank và Microsoft Việt Nam ký kết hợp tác chiến lược về AI và dữ liệu, định hình tương lai ngân hàng số

Ứng dụng AI nâng cao hiệu quả sáng tạo nội dung số

Phụ nữ Ngân hàng hội nhập cùng quá trình chuyển đổi số

Chuyển đổi số để tối ưu hóa hoạt động

Agribank tập trung toàn lực thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phát triển khoa học công nghệ và chuyển đổi số

Tăng cường khung pháp lý kiểm soát rủi ro, phòng chống rửa tiền

PVConnect OIL - Giải pháp số tiên phong cho doanh nghiệp xăng dầu tại Việt Nam

Hoàn thiện khung pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích của chủ thể dữ liệu
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Cảnh giác chiêu trò sử dụng công nghệ Deepfake giả mạo lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Gần 1,3 triệu lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách được vay vốn từ NHCSXH
NHNN Khu vực 4: Ổn định tổ chức, duy trì hiệu quả hoạt động với mô hình mới
Thắp sáng giấc mơ an cư từ dòng vốn chính sách

Gen Z "say yes" với xe máy điện VinFast: “Trendy”, an toàn và tiết kiệm

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL

Hải Phòng đón chờ “siêu phẩm” AEON Beta Cinema lần đầu tiên xuất hiện tại đất cảng

Vinhomes ra mắt Vinhomes Wonder City - thành phố của những trải nghiệm thời thượng phía Tây Hà Nội
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

BIDV kiến tạo những chân trời trải nghiệm mới

Tính năng thông báo biến động số dư bằng giọng nói qua VPBank NEO

SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và Ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Nguy cơ bị áp thuế đối ứng từ Mỹ: Doanh nghiệp cần chủ động thích ứng

Ngân hàng số - công cụ tài chính hữu ích cho học sinh, sinh viên

NCB ra mắt Ngân hàng số phiên bản 2025 cho khách hàng doanh nghiệp
