Tăng cường năng lực về kinh tế tuần hoàn
![]() | Rào cản thu hút nguồn lực cho tăng trưởng xanh |
![]() | Phát triển kinh tế tuần hoàn: Doanh nghiệp cần thêm sự hỗ trợ |
![]() | Dệt may đẩy mạnh kinh tế tuần hoàn |
Theo đánh giá của các chuyên gia, kinh tế tuần hoàn kinh tế xanh và phát thải thấp đang thành xu hướng của doanh nghiệp hướng đến phát triển bền vững. Ở Việt Nam, nhiều mô hình kinh doanh tuần hoàn cũng đã được các doanh nghiệp chú trọng triển khai. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều rào cản, thách thức lớn.
Mới đây, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Đại sứ quán Hà Lan và Viện Chính sách Kinh tế môi trường, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Thừa Thiên - Huế, Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tuần hoàn, Trường Đại học Khoa học ứng dụng Saxion Hà Lan, tổ chức lễ tổng kết và kết nối Chương trình “Tăng cường năng lực về kinh tế tuần hoàn cho doanh nghiệp Việt Nam”. Có 105 doanh nghiệp ở 21 tỉnh, thành phố hoạt động trong các lĩnh vực như nông nghiệp, xây dựng, thương mại điện tử, sản xuất, logistics, môi trường và xử lý chất thải, tư vấn đã tham gia Chương trình “Tăng cường năng lực về kinh tế tuần hoàn cho doanh nghiệp tại Việt Nam”.
Trong số đó, 15 doanh nghiệp đã được chọn và đăng ký tham gia chương trình “ươm tạo” để được trực tiếp tư vấn, kết nối và phân tích các thách thức, giải pháp để có thể áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn một cách hiệu quả, từ đó nhân rộng ra cả nước.
![]() |
Mô hình kinh tế tuần hoàn sẽ được áp dụng rộng rãi trong doanh nghiệp |
Bà Ramla Khalidi, Trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam cho biết, kinh tế tuần hoàn là một cơ hội cho các doanh nghiệp. Nền kinh tế tuần hoàn không chỉ đơn giản là khắc phục các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài, mà đó còn là một quá trình chuyển đổi kinh tế nhằm duy trì và tái tạo vốn tự nhiên - thứ mà con người, cộng đồng và nền kinh tế phụ thuộc vào.
Nghiên cứu cho thấy quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn mang lại cơ hội kinh tế trị giá 4,5 nghìn tỷ USD trên toàn cầu bằng cách giảm lãng phí, kích thích đổi mới và tạo việc làm.
Ở Việt Nam, chiếm 96% tổng số doanh nghiệp, sử dụng 47% lực lượng lao động và đóng góp 36% vào giá trị gia tăng quốc gia. Chính vì vậy, doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn. Do đó thời gian tới, cần đảm bảo các doanh nghiệp được hỗ trợ kỹ thuật và tài chính cần thiết để chuyển đổi mô hình sản xuất và tiêu dùng, phù hợp với chính sách quốc gia về kinh tế tuần hoàn và hưởng lợi từ các hiệp định thương mại giữa Việt Nam và các nước.
Có thể thấy, Chương trình “Tăng cường năng lực về kinh tế tuần hoàn cho doanh nghiệp Việt Nam” đã mang lại nhiều kết quả và giá trị tích cực. Kết nối các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị để thúc đẩy trao đổi nguồn lực và thúc đẩy quan hệ đối tác. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã nhận thức được trách nhiệm xã hội và xây dựng các mô hình kinh doanh theo hướng tuần hoàn để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của mình, đóng góp vào sự phát triển bền vững chung của nền kinh tế như: Vinamilk, Nestle, Coca Cola, Lagom Việt Nam, Hóa chất Đức Giang…
Đại diện Lagom Việt Nam chia sẻ, chuyển dịch kinh tế tuần hoàn tạo môi trường xanh sạch đẹp đang được Lagom Việt Nam triển khai tích cực, nhất là việc thu gom rác thải nhựa, thu gom vỏ hộp sữa... Gần 3 năm thực hiện chương trình thu gom vỏ hộp sữa tại các trường học, từ cộng đồng rồi tái chế thành các sản phẩm mang ý nghĩa cộng đồng. Mới đây, tham gia dự án “Nâng cao nhận thức về quản lý rác thải nhựa tại Việt Nam” do Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED) phối hợp cùng với các đối tác và Lagom thực hiện từ 8/10-15/12/2022 tại 4 điểm trường trung học trên địa bàn Hà Nội, Lagom Việt Nam đã thu về 1.017kg vỏ hộp sữa,1.266kg rác nhựa, 5.000 học sinh tham gia phân loại và thu gom tại nguồn.
Việc tối ưu hóa quy trình và lộ trình thu gom chính là giải pháp để giải quyết bài toán rác thải nhựa. Đây cũng chính là thách thức mà Lagom Việt Nam gặp phải trong quá trình xây dựng, phát triển mạng lưới các điểm thu gom tại Việt Nam. Với những kinh nghiệm có được trong quá trình triển khai các chương trình về rác thải, Lagom đã xây dựng một quy trình thu gom hiệu quả, minh bạch và thuận tiện cho doanh nghiệp và các điểm thu gom cộng đồng. Trong thời gian tới Lagom mong nhận được sự hỗ trợ từ chính quyền và các tổ chức trong việc xây dựng và phát triển hiệu quả hoạt động thu gom và tái chế rác thải, đặc biệt là rác thải bao bì nhựa.
Thực tế tại Việt Nam, mặc dù mô hình kinh doanh tuần hoàn đã được một số doanh nghiệp chú trọng triển khai, nhưng còn ở mức rất thấp, chưa có tính hệ thống và chủ yếu là tự phát.
Ông Mai Thế Toản, Viện phó Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường cho biết, với sự hỗ trợ của UNDP, Đại sứ quán Hà Lan cũng như các tổ chức quốc tế khác, viện đã nghiên cứu và đề xuất đưa các nội dung của kinh tế tuần hoàn vào chính sách pháp luật ở Việt Nam.
Cụ thể, Luật Bảo vệ môi trường 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật gần đây đã thể chế hóa quy định về kinh tế tuần hoàn, cùng với đó nhiều các công cụ chính sách khác có vai trò thúc đẩy thực hiện kinh tế tuần hoàn như trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR), tín dụng xanh, trái phiếu xanh, quản lý chất thải rắn, nước thải… Đây là những tiền đề quan trọng để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam.
Để những quy định pháp luật đó đi vào thực tiễn, các doanh nghiệp cần tiếp tục nghiên cứu để nhận diện và nhân rộng các mô hình sáng kiến áp dụng kinh tế tuần hoàn trong doanh nghiệp.
Các tin khác

Thúc đẩy liên kết giữa công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo

SURF 2023: Khát vọng sông Hàn

Xây dựng dữ liệu số tạo nền tảng phát triển tài chính số bền vững

Giải quyết vướng mắc, tăng khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp

Báo cáo ngành cà phê: Nestlé đứng đầu về phát triển bền vững

FiinRatings và PVIAM hợp tác nhằm ứng dụng kết quả xếp hạng tín nhiệm trong hoạt động quản trị đầu tư

Dữ liệu số: Nền tảng phát triển tài chính số bền vững

Tiếp tục đồng hành, hỗ trợ khách hàng vượt khó

Dự thảo thay thế Nghị định số 72/2013/NĐ-CP: Phạm vi quá rộng, lo khó thực thi

Các doanh nghiệp ngành gỗ hướng về thị trường nội địa

Phát triển điện khí LNG là xu hướng tất yếu

Cần xem ESG là động cơ để đổi mới sáng tạo

Xu hướng mã độc tống tiền ngày càng tinh vi

Chiến lược điện toán đám mây giúp PNJ tăng hiệu suất bán hàng 200%

Xuất khẩu thủy sản chưa hết khó

Standard Chartered dự báo GDP quý 3 sẽ tiếp tục phục hồi, đạt 5,1%

Ông Phan Đình Điền được giao nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị SCB

Tiếp tục kéo dài triển khai Nghị quyết 42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD

NHNN là thành viên ngày càng tích cực và quan trọng của cộng đồng BIS
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Kết nối ngân hàng – doanh nghiệp: Khơi thông nguồn lực sản xuất kinh doanh
Quảng Nam: Dư nợ cho vay chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp đạt hơn 9,2 nghìn tỷ đồng
Hà Tĩnh: Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động tín dụng chính sách xã hội
Hòa Bình tổ chức Hội nghị khảo sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về các TCTD trên địa bàn

Sức hút từ villa sang trọng ven sông

Ra mắt bộ 3 siêu chính sách chào thuê tổ hợp nhà phố thương mại The Center Point - Vinhomes Ocean Park 2

Mô hình kinh doanh “tổ hợp trong tổ hợp” - xu hướng mới của ngành F&B

Sống tận hưởng hay tích lũy - Gen Z có thể chọn cả hai
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Quét QR Co-opBank là có quà

SHB là Ngân hàng Micro SME tốt nhất Việt Nam

Tiếp tục đồng hành, hỗ trợ khách hàng vượt khó

Giảm ngay 100.000 đồng khi thanh toán học phí qua cổng thanh toán bảo kim bằng thẻ NAPAS

MB ra mắt sản phẩm vay vốn tín chấp đồng hành cùng doanh nghiệp

Cho vay tiêu dùng có dễ?

“Lướt app - chạm thẻ”: Từ xu hướng đến phong cách sống chuẩn công nghệ
