Tăng lương có thể cản trở ECB giảm lãi suất
Lạm phát lại “cản đường” ECB Kỳ vọng ECB cắt giảm lãi suất trong quý II |
Không giống như ở Hoa Kỳ, không có dữ liệu tiền lương theo thời gian thực cho khu vực đồng euro của 20 quốc gia. Nhưng Indeed Wage Tracker, một công cụ đo lường mức lương được ECB theo dõi chặt chẽ như một chỉ báo về xu hướng trong tương lai, đã tăng cao lên 3,8% trong tháng 12 từ mức 3,7% của tháng trước đó, song con số này còn thấp hơn nhiều so với mức đỉnh 5,2% được ghi nhận vào tháng 10/2022 khi lạm phát đang ở đỉnh điểm.
ECB được dự báo sẽ không cắt giảm lãi suất trước quý II |
Nhà phân tích Pawel Adrjan của Indeed cho biết, mức tăng trong tháng 12 có thể là do các thỏa thuận tiền lương mới.
Trong khi theo các chuyên gia, diễn biến này sẽ tiếp tục vào đầu năm 2024 khi có nhiều thỏa thuận được ký kết hơn và việc tăng lương tối thiểu bắt đầu có hiệu lực. “Mọi thứ đều cho thấy sự quay trở lại của tăng trưởng tiền lương thực tế”, Martin Hoepner - Giáo sư tại Viện nghiên cứu xã hội Max-Planck ở Cologne, Đức cho biết.
Hiện các công đoàn đang xem sự kết hợp giữa lạm phát giảm, tỷ lệ thất nghiệp thấp, trong khi tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp khả quan là những điều kiện tốt nhất để khôi phục lại thu nhập của người lao động. “Hiện tại, các điều kiện kinh tế rõ ràng có lợi cho việc củng cố vị thế thương lượng của công đoàn”, Torsten Mueller, nhà nghiên cứu tại viện công đoàn cho biết.
Trong khi những người làm công ăn lương đã sẵn sàng đấu tranh sau khi chứng kiến thu nhập thực tế của mình giảm khoảng 5% vào năm 2022-2023. Theo đó, các nhân viên tại tập đoàn điện lực nhà nước Pháp EDF đang yêu cầu tăng lương 6% nếu không họ sẽ đình công; trong khi một số công nhân đường sắt Đức từ chối mức tăng 11%, kéo dài theo thời gian, vì họ muốn có một tuần làm việc ngắn hơn…
Với diễn biến hiện tại ECB kỳ vọng mức tăng lương trên toàn khu vực đồng euro là 4,6% trong năm nay, cao hơn nhiều so với tốc độ 3% mà họ cho là phù hợp với lạm phát ở mục tiêu 2%. “Chúng tôi nhìn thấy con đường đạt tới 3% (tăng trưởng tiền lương) nhưng đó sẽ là một con đường gập ghềnh”, Reamonn Lydon - Nhà kinh tế tại NHTW Ireland và là một trong những người đứng sau công cụ theo dõi tiền lương Indeed cho biết trong một cuộc phỏng vấn.
Tuy nhiên ECB coi tốc độ tăng lương là rủi ro lớn nhất trong cuộc chiến chống lạm phát bởi việc tăng lương làm tăng chi phí cho các công ty và tăng thu nhập hộ gia đình, cả hai yếu tố này có thể đẩy giá cả lên cao, hệ quả là ECB có thể phải giữ lãi suất ở mức cao trong thời gian dài hơn.
Nếu điều đó xảy ra, theo Lucio Baccaro - một giáo sư khác tại Viện nghiên cứu xã hội Max-Planck, “cuộc chiến tiền lương” có thể phản tác dụng. “Nếu một vòng xoáy giá - tiền lương được kích hoạt hoặc nếu NHTW lo ngại điều đó sẽ xảy ra, họ sẽ can thiệp để hạ nhiệt nền kinh tế”, ông nói.
Mặc dù vậy cho đến nay có rất ít dấu hiệu về vòng xoáy tiền lương - giá cả, như nhà hoạch định chính sách Mario Centeno của ECB đã chỉ ra, trong khi hầu hết các nhà kinh tế đều kỳ vọng các công ty sẽ chấp nhận chi phí tăng lương lần này, nhất là khi triển vọng chung của nền kinh tế châu Âu đang trì trệ.
“Do tổng cầu hiện đang suy giảm hơn so với giai đoạn 2022-2023 do lãi suất tăng, các công ty có thể sẵn sàng cho phép điều này (tăng lương) xảy ra để thúc đẩy doanh số bán hàng”, Mattias Vermeiren - Giáo sư tại Đại học Ghent cho biết.
Nhưng các thỏa thuận tiền lương mới đã củng cố niềm tin của các nhà đầu tư rằng mức tăng lương cao hơn sẽ tiếp tục duy trì. Đặc biệt khi chủ nghĩa bảo hộ thương mại có xu hướng gia tăng làm giảm khả năng tiếp cận thị trường lao động rẻ hơn của các công ty, điều đó dẫn đến lạm phát và tỷ lệ cao hơn.
“Lao động và liên quan đến vấn đề đó, mất cân bằng toàn cầu là hai trong số những lý do mạnh mẽ nhất khiến chúng tôi cho rằng lạm phát vẫn tồn tại theo cách có nghĩa là lãi suất không thể quay trở lại mức 0”, Tom O'Hara - Giám đốc danh mục đầu tư cổ phiếu châu Âu của Janus Henderson cho biết.