Thêm giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông, thủy sản
Xúc tiến thương mại cho doanh nghiệp gỗ | |
Cơ hội để doanh nghiệp nông sản thực phẩm xúc tiến thương mại | |
Cơ hội để doanh nghiệp quảng bá hình ảnh |
Đây là sự kiện tạo thêm cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh giao thương, kết nối thị trường xuất khẩu, trong điều kiện hạn chế đi lại đã làm ngưng trệ hoạt động XTTM truyền thống như các hội chợ, triển lãm…
Tổng lãnh sự Hoàng Ngọc Vinh (phải) dự Hội nghị giao thương trực tuyến Việt Nam-Trung Quốc (Quảng Tây). (Ảnh: TLSQ Việt Nam tại Nam Ninh) |
Đây cũng là hội nghị giao thương trực tuyến đầu tiên trong lĩnh vực nông sản, thực phẩm của Việt Nam với thị trường Trung Quốc. Sự kiện này có sự tham gia của trên 150 doanh nghiệp hai nước Việt Nam, Trung Quốc, trong đó có 35 doanh nghiệp Việt Nam đến từ 13 tỉnh, thành phố trên cả nước để giới thiệu, quảng bá tới các nhà nhập khẩu Trung Quốc đa dạng các mặt hàng nông sản, thực phẩm thế mạnh của Việt Nam như chè, cà phê, hạt điều, mắc ca, gạo, ngô, sắn, rau quả..., thực phẩm chế biến (bún, phở khô..), đồ uống (rượu, nước ép trái cây, sữa đậu nành...)
Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục XTTM chia sẻ, từ đầu năm 2020 đến nay, hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc nói chung và Việt Nam với địa phương Trung Quốc giáp biên là tỉnh Quảng Tây nói riêng chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực. Do đó, Cục XTTM Việt Nam và Sở Thương mại Quảng Tây đã nhanh chóng trao đổi, nỗ lực cùng tìm kiếm giải pháp XTTM phù hợp trên cơ sở ứng dụng nền tảng công nghệ thông tin để hỗ trợ doanh nghiệp hai bên.
Việt Nam đang dần trở thành trung tâm cung ứng hàng hóa nông sản, thực phẩm cho nhiều nước. Các sản phẩm của Việt Nam đang được cải tiến cả về chất lượng, hình thức cũng như giá trị gia tăng với giá cả cạnh tranh, chắc chắn đáp ứng được ngày càng cao hơn nhu cầu của doanh nghiệp và người dân Quảng Tây, Cục trưởng Vũ Bá Phú cho biết thêm.
Cục XTTM sẵn sàng phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp Việt Nam và tỉnh Quảng Tây kết nối kinh doanh hiệu quả, ổn định lâu dài, cùng phát triển bền vững. Đồng thời, đề nghị hai bên tiếp tục tổ chức các hội nghị giao thương trực tuyến làm bàn đạp cho doanh nghiệp khai thác cơ hội sau khi hết dịch. Theo đó, cần nhanh chóng xây dựng các nền tảng thương mại điện tử B2B để tăng cường giao thương và giảm giá thành sản phẩm cho doanh nghiệp hai nước.
Ông Hồ Tỏa Cẩm, Tham tán Công sứ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam cho rằng, Việt Nam hoàn toàn có cơ sở để phát triển thành cường quốc nông nghiệp. Trong khi Trung Quốc với dân số đông, nhu cầu hàng hóa lớn sẽ là thị trường tiêu thụ tiềm năng. Bình quân mỗi năm Trung Quốc nhập khẩu khoảng 150 tỷ USD hàng nông sản. Riêng năm 2019, tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của Trung Quốc từ Việt Nam đạt 1,6 tỷ USD, như vậy còn rất nhiều dư địa cho doanh nghiệp Việt Nam khai thác. Đặc biệt, Việt Nam đang sản xuất rất nhiều nông sản như vải, cà phê, hạt điều… được người tiêu dùng Trung Quốc ưa chuộng. Nhờ đó mà triển vọng hợp tác thương mại nông sản và thực phẩm càng lớn hơn.
Trong bối cảnh dịch bệnh đang lan rộng như hiện nay thì tận dụng Internet để XTTM là xu hướng tất yếu, ông Hồ Tỏa Cẩm kỳ vọng giao dịch trực tuyến sẽ trở thành hình thức mới và không thể thiếu trong giao dịch thương mại nông sản và thực phẩm giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc.
Cục trưởng Vũ Bá Phú cũng đề nghị Sở Thương mại Quảng Tây thúc đẩy hải quan Nam Ninh sớm triển khai tuyên bố của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Trung Quốc với Bộ trưởng Bộ Công thương Việt Nam ngày 17/4/2020 về việc khôi phục lại thời gian thông quan cặp cửa khẩu Tân Thanh - Pò Chài như bình thường và nối lại hoạt động thông quan vào ngày nghỉ, ngày lễ, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa Việt Nam thông thương sang Trung Quốc.