Thêm hỗ trợ cho ngành dệt may Việt Nam
Dệt may là một trong những ngành then chốt, đóng góp cho sự tăng trưởng và phát triển của Việt Nam. Theo số liệu của Bộ Công thương, ngành dệt may đã sử dụng khoảng 2,7 triệu lao động, trong đó phần đông là nữ. Báo cáo mới nhất của Hiệp hội Dệt may Việt Nam ước tính kim ngạch xuất khẩu của ngành trong năm 2021 đạt 39 tỷ USD, tương đương với năm 2019.
Tăng trưởng âm 9,8% của năm 2020 khiến dệt may bước vào năm 2021 với nhiều nỗi lo. Đặc biệt, xuất khẩu dệt may tháng 7, 8, 9 liên tục giảm, đơn hàng không thể trả cho đối tác. Tình hình này chỉ chấm dứt khi sang tháng 10, Nghị quyết 128/NQ-CP được Chính phủ ban hành quy định tạm thời về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 thì sản xuất của doanh nghiệp mới bắt đầu hồi phục, đã có thể giao các đơn hàng.
![]() |
Ảnh minh họa |
Thực tế, dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới ngành này. Ngoài việc các nhà máy bị đóng cửa và nhiều lao động mất sinh kế, đại dịch cũng đã đẩy nhanh những động lực và xu hướng lớn làm thay đổi sâu sắc tới sản xuất và việc làm trong ngành dệt may.
Theo ông Nilim Baruah, đại diện của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tại Việt Nam, trong khuôn khổ dự án mới hỗ trợ Việt Nam dự báo và giải quyết nhu cầu kỹ năng trong tương lai trong ngành dệt may vừa được ký giữa ILO với Chính phủ Hà Lan mới đây, kéo dài 2 năm kể từ tháng 1/2022, ILO sẽ hỗ trợ Chính phủ, các tổ chức của người sử dụng lao động và người lao động tại Việt Nam để tìm hiểu những kỹ năng mà ngành và người lao động trong ngành cần có hiện nay và trong tương lai. Dự án sẽ chú trọng tới nhóm lao động có nguy cơ mất việc làm cao nhất do khủng hoảng bởi đại dịch Covid-19 và do việc tăng cường tự động hóa và số hóa trong ngành. Đây là một bước đi quan trọng hướng tới xây dựng một ngành công nghiệp có sức chống chịu tốt hơn, bao trùm và bền vững hơn, mang lại các cơ hội việc làm thỏa đáng cho người lao động.
Phát triển kỹ năng và học tập suốt đời đóng vai trò then chốt trong việc giải quyết tác động của Covid-19, tạo lập khả năng chống chịu cho người lao động và doanh nghiệp, định hình một tương lai tốt đẹp. Vì vậy, đầu tư kịp thời vào phát triển kỹ năng có thể giúp đẩy nhanh tốc độ phục hồi kinh tế, giúp quá trình quay trở lại làm việc an toàn, giảm nhẹ những tác động về lâu dài tới sự nghiệp của người lao động do thất nghiệp, do kỹ năng không phù hợp, cũng như để tận dụng những cơ hội có thể biến mất theo thời gian. Các lĩnh vực cần đầu tư bao gồm các kỹ năng chuyên môn cụ thể mà các ngành công nghiệp cần để tăng trưởng, những kỹ năng chuyên môn mới xuất phát từ những thay đổi về công nghệ, những thay đổi khác trong công việc và sản xuất, có thể cả những kỹ năng tìm việc cốt lõi, ông Nilim Baruah thông tin thêm.
Bà Elsbeth Akkerman, Đại sứ Vương quốc Hà Lan chia sẻ, những mô hình kinh doanh bền vững, bao gồm việc phát triển kỹ năng và khả năng tìm việc, góp phần giải quyết những thách thức hiện tại và trong tương lai của ngành. Với dự án này, chúng ta đang tiến thêm một bước để có được một ngành dệt may bền vững và có sức chống chịu trong tương lai.
Dự án mới này được xây dựng trên cơ sở Tuyên bố Thế kỷ của ILO về tương lai việc làm (2019), và Lời kêu gọi hành động toàn cầu vì một công cuộc phục hồi lấy con người làm trung tâm (2021), cùng nghị quyết mới đây của Hội nghị Lao động quốc tế về kỹ năng và học tập suốt đời. Dự án sẽ áp dụng những bài học kinh nghiệm từ các dự án tương tự dự báo kỹ năng cần có trong ngành dệt may được thực hiện trong ngành dệt may tại Brazil, Ethiopia, Jordan, Peru và kế thừa những thành tựu mà các chương trình phát triển kỹ năng ILO đã thực hiện trước đây tại Việt Nam.
Các tin khác

Hậu Giang: Giữa tháng 12 khởi công khu công nghệ số 28 hecta

Vì sao liên kết doanh nghiệp trong nước và FDI lỏng lẻo

Để thị trường TPDN phát triển bền vững

Phát triển ngành du lịch trong giai đoạn mới

Igloo huy động thành công 36 triệu USD ở vòng gọi vốn Pre-Series C

TÜV SÜD Asia Pacific Pte.Ltd ký kết hợp tác về đổi mới công nghệ

Hợp tác giữa các doanh nghiệp du lịch Tây Bắc và TP. Hồ Chí Minh

Chật vật phát triển khu kinh tế ven biển

Làm gì để phòng ngừa rủi ro trong thương mại quốc tế?

Vietjet ký kết hợp tác toàn diện với Lao Airlines

Đà Nẵng thu hút đầu tư vào lĩnh vực bán dẫn

BAC A BANK tiếp tục giảm lãi vay, đồng hành cùng doanh nghiệp

Các “ngôi sao khoa học” của ngành bán dẫn thế giới sắp quy tụ tại Việt Nam

Cảng Quốc tế Long An nhận bằng khen của Bộ Công Thương trong phát triển dịch vụ logistics
![[Infographic] Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 11 tháng năm 2023](https://thoibaonganhang.vn/stores/news_dataimages/2023/122023/01/15/2021050522063751xuat-khau-tom20231201151755.jpg?rt=20231201151758?231201044435)
[Infographic] Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 11 tháng năm 2023

Ngành Ngân hàng hiến kế giải bài toán tăng khả năng hấp thụ vốn

Năm 2024, quyết tâm thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế

Hội nghị Hợp tác song phương năm 2023 giữa NHNN và NHQG Campuchia

Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết và Lễ hội xuân 2024
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Hội nghị “Diên hồng” tháo gỡ khó khăn về vốn
Nỗ lực cung ứng vốn cho doanh nghiệp xứ Quảng
Công bố quyết định kiện toàn chức danh Bí thư Chi bộ NHNN chi nhánh Phú Yên
Cần Thơ đẩy mạnh hiệu quả tín dụng chính sách

Linh hoạt công năng, căn hộ 1PN+1 hấp dẫn bậc nhất thị trường Đà Nẵng

VinFast VF 6 chính thức nhận lái thử và đặt cọc vào Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10

Sun Property lập “hat-trick” tại Giải thưởng Bất động sản Châu Á Thái Bình Dương 2023

VinFast VF 6 chốt ngày ra mắt
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Đến VietinBank gửi tiền cuối năm rinh lãi đủ đầy, đón Tết sum vầy

“Nở rộ” bảo hiểm tài khoản ngân hàng

Vietcombank ra mắt thẻ tín dụng cao cấp Vietcombank Visa Infinite

Nâng cao năng lực tài chính của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi

Vietcombank ra mắt bộ giải pháp “QR nhận tiền”

Ngân hàng đẩy mạnh mở tài khoản thanh toán từ xa

Ra mắt hình thức thanh toán bằng đồng hồ thông minh
