Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3, tập trung phục hồi sản xuất nông nghiệp
Công điện của Thủ tướng: Bảo đảm cung ứng xăng dầu, xử lý nghiêm hành vi găm hàng Thủ tướng: TP. Hồ Chí Minh gánh vác trọng trách và sứ mệnh trong chuyển đổi công nghiệp |
![]() |
Bão số 3 (Yagi) và mưa lũ đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản tại các tỉnh Bắc Bộ và Thanh Hóa. Tính đến ngày 26/9, đã có 344 người chết và mất tích, gần 2.000 người bị thương. Hàng trăm nghìn ngôi nhà, trường học, công trình hạ tầng bị hư hại. Diện tích thiệt hại về nông nghiệp lên đến hàng trăm nghìn ha, cùng với đó là thiệt hại lớn về thủy sản và chăn nuôi.
Trước tình hình đó, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm sau:
Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung chỉ đạo, triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp để thúc đẩy sản xuất, duy trì tăng trưởng của ngành nông nghiệp, bảo đảm ổn định đời sống Nhân dân, trong đó chú trọng thực hiện 06 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm theo Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17 tháng 9 năm 2024 của Chính phủ để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình Nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.
Các địa phương bị thiệt hại cần khẩn trương rà soát, thống kê thiệt hại, chủ động huy động nguồn lực để hỗ trợ người dân. Đồng thời, đẩy mạnh sản xuất nông, lâm, thủy sản theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn…
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì triển khai các biện pháp khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất, rà soát lại kế hoạch sản xuất, cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Đồng thời, đẩy mạnh sản xuất tại các địa phương không bị ảnh hưởng để bảo đảm nguồn cung; Bộ Công Thương theo dõi sát tình hình cung cầu, giá cả các mặt hàng nông sản, triển khai các biện pháp bình ổn giá, chống đầu cơ, găm hàng…
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương liên quan: Chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện ngay theo thẩm quyền các chính sách hỗ trợ tài chính, miễn, giảm, gia hạn thuế, tiền thuê đất, thuê mặt nước... đối với các địa phương, đối tượng bị ảnh hưởng, thiệt hại do bão, lũ, nhất là sản xuất nông nghiệp theo quy định của pháp luật; tiếp tục nghiên cứu để có chính sách miễn giảm phí, lệ phí cho các đối tượng bị thiệt hại.
Chỉ đạo các doanh nghiệp bảo hiểm khẩn trương rà soát, chi trả quyền lợi bảo hiểm cho các khách hàng bị ảnh hưởng theo đúng quy định. Trước mắt, thực hiện ngay việc tạm ứng bồi thường cho khách hàng theo quy định. Kịp thời xem xét thực hiện ngay theo thẩm quyền việc ứng trước kinh phí cho địa phương để thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh theo quy định tại Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ.
Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan có liên quan nghiên cứu, rà soát, trình ngay cấp có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp (đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 13/2022/QĐ-TTg ngày 09 tháng 5 năm 2022) nhằm kịp thời giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra và khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện chính sách.
Theo dõi chặt chẽ biến động giá cả thị trường trong nước; phối hợp với các Bộ, cơ quan có liên quan theo thẩm quyền và quy định pháp luật chủ động, kịp thời có các biện pháp cần thiết kiểm soát giá vật tư đầu vào và hàng nông sản, không để xảy ra tăng giá đột biến, nhất là với những hàng hóa, dịch vụ thiết yếu có tác động lớn tới mặt bằng giá, chỉ số giá tiêu dùng (CPI).
Thủ tướng cũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các tổ chức tín dụng, các ngân hàng thương mại chủ động tính toán phương án hỗ trợ, thực hiện cơ cấu lại thời hạn, giữ nguyên nhóm nợ; tích cực hơn nữa để xem xét miễn, giảm lãi vay cho các khách hàng bị thiệt hại, xây dựng các chương trình tín dụng mới với lãi suất ưu đãi phù hợp, tiếp tục cho vay mới đối với khách hàng để khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão theo các quy định pháp luật hiện hành.
Bên cạnh đó đẩy nhanh thực hiện, giải ngân gói tín dụng cho vay đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản đang được triển khai, ưu tiên các địa phương bị thiệt hại do bão, lũ vừa qua, thực hiện theo thẩm quyền việc xem xét tăng quy mô nếu hiệu quả và cần thiết.
Đồng thời chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cơ quan có liên quan rà soát, đánh giá kết quả thực hiện Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015, Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, đề xuất sửa đổi, bổ sung để đáp ứng yêu cầu thực tế và phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững trong bối cảnh thích ứng biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai…
Các tin khác

Hà Nội đặt ra 6 tiên phong để tăng trưởng kinh tế hai con số

Xây dựng trung tâm tài chính quốc tế: Quyết sách nâng tầm quốc gia trong chuỗi giá trị kinh tế toàn cầu

Trung tâm tài chính quốc tế: “Không thành công vì được công bố, mà vì được lựa chọn”

Trung tâm tài chính quốc tế là cơ hội cho các ngân hàng Việt Nam

Xử lý biện pháp phòng vệ thương mại áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam

Cần có chính sách ưu đãi đặc biệt cho trung tâm tài chính quốc tế

Tăng trưởng tín dụng trước những thách thức lớn

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 15/4

Tăng cường quản lý xuất xứ hàng hóa

VIPC Summit 2025: Định vị Việt Nam là điểm đến tiềm năng của dòng vốn đổi mới sáng tạo
![[Infographic] Hà Nội bứt phá GRDP quý I/2025 với mức tăng 7,35%](https://cdn.thoibaonganhang.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/15/14/320250415145449.jpg?rt=20250415145452?250415040647)
[Infographic] Hà Nội bứt phá GRDP quý I/2025 với mức tăng 7,35%

Đáp ứng nhu cầu vốn, đảm bảo ổn định thị trường tiền tệ, tỷ giá để hỗ trợ tăng trưởng

Cơ hội luận bàn "Kinh nghiệm quốc tế và vai trò hệ thống ngân hàng trong trung tâm tài chính"

Ngành Ngân hàng nỗ lực hỗ trợ tăng trưởng và chuyển đổi số

Miễn thuế đất nông nghiệp: Động lực tái cơ cấu nông nghiệp đến năm 2030
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Hội nghị “Đổi mới công tác tài chính tại Việt Nam WFIS 2025”

Ra mắt siêu đô thị Sun Mega City rộng 1690ha - biểu tượng thịnh vượng phía Nam Hà Nội

Gen Z "say yes" với xe máy điện VinFast: “Trendy”, an toàn và tiết kiệm

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL

Hải Phòng đón chờ “siêu phẩm” AEON Beta Cinema lần đầu tiên xuất hiện tại đất cảng
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Hè này, Muadee tung ưu đãi “mượt tay” cùng loạt thương hiệu lớn

NCB xét duyệt khoản vay siêu tốc nhờ tiên phong ứng dụng công nghệ hiện đại

NAPAS triển khai Apple Pay cho khách hàng tại Việt Nam

VIB Business Card - Thẻ tín dụng doanh nghiệp miễn lãi đến 57 ngày, hoàn tiền cho mọi chi tiêu

Từ giao dịch đến tiêu dùng, giải trí: Ngân hàng số đang tái định nghĩa trải nghiệm người dùng

Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Để tiền sinh lời hiệu quả từ chứng chỉ tiền gửi online
