Chỉ số kinh tế:
Ngày 20/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 25.031 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.830/26.232 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Thủ tướng chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công

LĐ
 - 
Sáng 20/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công, với mục tiêu giải ngân 100% vốn đầu tư công trong năm 2025.
aa
Thủ tướng chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hội nghị được kết nối trực tuyến từ trụ sở Chính phủ tới UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tham dự Hội nghị có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, các tỉnh, thành phố, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.

Năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm diễn ra nhiều sự kiện trọng đại của đất nước; là năm tăng tốc, về đích thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; là năm chuẩn bị bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc; hướng tới 2 mục tiêu chiến lược 100 năm.

Để đạt được điều đó, Đảng, Nhà nước, Chính phủ xác định mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025 (mục tiêu trước đây là 6,5-7%), tạo đà, tạo lực tăng trưởng 2 con số trong giai đoạn tiếp theo. Trong đó, mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công trong năm 2025 là 100% (mục tiêu trước đây là 95%).

Đầu tư công luôn được xác định là nhiệm vụ chính trị trọng yếu, giữ vai trò then chốt trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và ổn định chính trị. Đầu tư công vừa mang tầm chiến lược dài hạn, vừa mang tính cấp thiết trước mắt, góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; tạo nền tảng phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội.

Thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, sâu sát thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, triển khai 03 Chương trình mục tiêu quốc gia và thực hiện các dự án sử dụng nguồn tăng thu ngân sách Trung ương hằng năm ngay từ những ngày đầu, tháng đầu năm 2025.

Cụ thể, tập trung hoàn thiện thể chế về đầu tư công, trong đó trình Quốc hội thông qua Luật Đầu tư công số 58/2024/QH15 ngày 29/11/2024 và tổ chức triển khai từ 1/1/2025 với nhiều quy định mới theo hướng tạo đột phá, đẩy mạnh cải cách, tăng cường phân cấp, phân quyền.

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 01 chỉ thị, 03 công điện và nhiều văn bản chỉ đạo đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công. Bên cạnh đó, là các công điện, chỉ thị khác của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy tăng trưởng đều đề ra các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.

Các cuộc họp Thường trực Chính phủ, Phiên họp Chính phủ thường kỳ đều có nội dung về đầu tư công. Cùng với đó, phát huy vai trò của 7 tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ làm việc với các địa phương để kiểm tra, đôn đốc công tác giải ngân vốn đầu tư công; đồng thời các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương đã thành lập các tổ công tác thúc đẩy giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước.

Kết quả giải ngân 4 tháng đầu năm là trên 128,5 nghìn tỷ đồng, cao hơn khoảng 18 nghìn tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2024. Tuy nhiên, có gần 8 nghìn tỷ đồng chưa được phân bổ chi tiết; kết quả giải ngân vốn đầu tư công 4 tháng đầu năm 2025 đạt 15,56%, thấp hơn cùng kỳ năm 2024 (16,64%), trong đó nhiều bộ, cơ quan, địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới mức trung bình cả nước.

Đánh giá lại cán bộ ở những nơi giải ngân chậm

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, chúng ta đang sống trong những ngày tháng 4, tháng 5 lịch sử với tinh thần thần tốc, táo bạo hơn nữa. Trong bối cảnh hiện nay, chúng ta đang quyết liệt làm mới 3 động lực tăng trưởng truyền thống gồm đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu; thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới gồm khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, động lực liên quan kinh tế tư nhân.

Trong lúc việc thúc đẩy động lực tăng trưởng mới cần phải có thời gian, có độ trễ thì phải nỗ lực củng cố, thúc đẩy các động lực tăng trưởng truyền thống. Tuy nhiên, hiện nay các động lực tiêu dùng và xuất khẩu đang gặp nhiều khó khăn, chúng ta đang quyết liệt đa dạng hoá thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng nhưng cũng chưa phát huy hiệu quả ngay lập tức.

Do đó, trong các động lực tăng trưởng truyền thống, động lực tăng trưởng đầu tư có vai trò rất quan trọng, gồm đầu tư công, đầu tư FDI, đầu tư tư nhân... Đầu tư công được xác định là dẫn dắt đầu tư tư, kích hoạt mọi nguồn lực cho phát triển.

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Điểm lại kết quả đầu tư công những tháng đầu năm, trong đó có 37/47 bộ, cơ quan và 27/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới mức trung bình cả nước, Thủ tướng đề nghị phải làm rõ vấn đề này, tìm ra nguyên nhân, chỉ rõ những khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn, trách nhiệm của các bộ, ngành. “Tại sao cùng một điều kiện, chính sách có nơi làm tốt, có nơi không tốt, liệu có phải do con người, do người đứng đầu không?”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính thống kê những bộ, ngành, địa phương nào giải ngân chậm để đánh giá lại cán bộ; những bộ, ngành nào làm tốt thì khen thưởng, bộ, ngành nào làm không tốt thì phải xử lý. Đồng thời, rút ra bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện ở các cấp, các ngành, đặc biệt là người đứng đầu, phải “bắt đúng mạch, đúng bệnh” để có giải pháp phù hợp; có các nguyên tắc, công cụ đo lường thường xuyên để đôn đốc, nhắc nhở, phát huy vai trò của các tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ.

Thủ tướng đề nghị lãnh đạo cấp uỷ, chính quyền các cấp, các cán bộ, đảng viên phải suy nghĩ, nghiên cứu, tiếp tục rà soát, đề xuất sửa đổi thể chế, chính sách, tháo gỡ các vướng mắc, đặc biệt là các luật liên quan ngân sách, đấu thầu, bởi thực tế là các doanh nghiệp tư nhân thường giải ngân, triển khai rất nhanh các công trình. Các cấp từ Trung ương tới địa phương phải quyết liệt vào cuộc, nỗ lực, tích cực hơn nữa, phân công “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ tiến độ, rõ kết quả, rõ thẩm quyền”, thể hiện tinh thần trách nhiệm với đất nước, công việc, không để tình trạng “có tiền mà không tiêu được”.

Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu tăng cường phân cấp, phân quyền mạnh cho địa phương đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi; tăng cường kiểm tra, giám sát, với tinh thần "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm"; các bộ ngành, cơ quan Trung ương tập trung thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước, không làm những việc cụ thể. Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước cũng phải chủ động trong thúc đẩy đầu tư.

Tin liên quan

Tin khác

Không ngừng đổi mới, sáng tạo, đưa nền báo chí cách mạng vươn mình cùng dân tộc

Không ngừng đổi mới, sáng tạo, đưa nền báo chí cách mạng vươn mình cùng dân tộc

Ngày 21/6/2025, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, diễn ra Lễ kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025). Sự kiện nhằm tôn vinh những thành tựu của báo chí cách mạng Việt Nam trong 100 năm qua. Đây cũng là kim chỉ nam để các nhà báo tiếp tục sứ mệnh cao cả của mình trong giai đoạn đất nước đang vươn mình bước vào kỷ nguyên mới.
Một thế kỷ đồng hành cùng dân tộc

Một thế kỷ đồng hành cùng dân tộc

Trong suốt chiều dài lịch sử, báo chí cách mạng Việt Nam luôn là dòng chảy mãnh liệt, vun đắp lý tưởng, kết nối niềm tin và không ngừng chuyển mình để lan tỏa, đồng hành cùng quá trình phát triển của dân tộc.
Xây dựng một nền báo chí phụng sự Nhân dân

Xây dựng một nền báo chí phụng sự Nhân dân

Trong hành trình tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhận thức sâu sắc vai trò đặc biệt của báo chí trong việc giác ngộ quần chúng, thúc đẩy phong trào cách mạng. Từ những ngày hoạt động ở Pháp, Người đã góp phần sáng lập và viết bài cho các tờ báo tiến bộ như: Le Paria, L’Humanité, truyền bá lý luận cách mạng vô sản. Khi trở về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Người sáng lập tờ Thanh niên - ra số đầu ngày 21/6/1925 - khai mở dòng báo chí cách mạng Việt Nam. Từ đó đến nay, những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về báo chí vẫn là di sản vô giá, soi đường cho sứ mệnh của báo chí cách mạng.
Trung tâm tài chính quốc tế và tái cơ cấu kinh tế sẽ tạo động lực phát triển mới ?

Trung tâm tài chính quốc tế và tái cơ cấu kinh tế sẽ tạo động lực phát triển mới ?

Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn vừa diễn ra tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV, các đại biểu Quốc hội dành nhiều câu hỏi chất vấn Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình về kế hoạch thành lập trung tâm tài chính quốc tế và chiến lược tái cơ cấu kinh tế. Phó Thủ tướng đã trình bày lộ trình cụ thể để đưa Việt Nam cạnh tranh toàn cầu, khẳng định các ngành kinh tế mới như kinh tế xanh, kinh tế số sẽ là động lực tăng trưởng bền vững, đáp ứng kỳ vọng của cử tri.
Sắp xếp lại NHNN chi nhánh để phù hợp với chính quyền địa phương mới

Sắp xếp lại NHNN chi nhánh để phù hợp với chính quyền địa phương mới

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, NHNN đã thực hiện sắp xếp, tổ chức lại 63 Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh tỉnh, thành phố thành 15 NHNN chi nhánh Khu vực để đáp ứng yêu cầu tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Các NHNN khu vực đã đi vào hoạt động kể từ ngày 1/3/2025.
Ổn định vĩ mô - nền tảng chinh phục mục tiêu tăng trưởng 8%

Ổn định vĩ mô - nền tảng chinh phục mục tiêu tăng trưởng 8%

Sáng 20/6, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, các đại biểu đã sôi nổi chất vấn Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình về các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô và đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trong bối cảnh địa chính trị bất ổn và áp lực từ bảo hộ thương mại quốc tế. Những chiến lược cụ thể để hỗ trợ doanh nghiệp và đặt nền móng cho tăng trưởng hai con số giai đoạn 2026-2030 đã được làm rõ, hứa hẹn một hành trình đầy thách thức nhưng nhiều triển vọng.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Mục tiêu tăng trưởng 8% là thách thức lớn

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Mục tiêu tăng trưởng 8% là thách thức lớn

Tiếp tục Chương trình chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã báo cáo giải trình, làm rõ các vấn đề và trực tiếp trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội.
Chủ tịch nước: Báo chí phải luôn là người đồng hành tỉnh táo và tin cậy trong hành trình cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Chủ tịch nước: Báo chí phải luôn là người đồng hành tỉnh táo và tin cậy trong hành trình cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 -21/6/2025), sáng 20/6, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã có buổi gặp mặt tuyên dương người làm báo tiêu biểu toàn quốc.
Thu hút FDI chất lượng cao: Cần chiến lược phát triển các khu công nghiệp thế hệ mới

Thu hút FDI chất lượng cao: Cần chiến lược phát triển các khu công nghiệp thế hệ mới

Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chất lượng cao trở thành ưu tiên hàng đầu của Việt Nam. Tại phiên chất vấn Quốc hội, nhiều đại biểu Quốc hội và đại diện Chính phủ đã nhấn mạnh đến các giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai và phát triển hạ tầng khu công nghiệp thế hệ mới, hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững.
Đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp tư nhân để đạt mục tiêu 2 triệu doanh nghiệp năm 2030

Đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp tư nhân để đạt mục tiêu 2 triệu doanh nghiệp năm 2030

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường gia tăng, mục tiêu đạt 2 triệu doanh nghiệp hoạt động vào năm 2030 trở thành thách thức lớn đối với nền kinh tế Việt Nam. Tại phiên chất vấn của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng đã trình bày các giải pháp cụ thể nhằm hiện thực hóa khát vọng này, nhấn mạnh vai trò của khu vực tư nhân như một động lực quan trọng.