Thuế tối thiểu toàn cầu cần cơ chế “giảm xóc”
Chậm trễ sẽ tác động đến thu hút FDI
Theo GS.TS. Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE), chính sách thuế tối thiểu toàn cầu sẽ có tác động đến hoạt động đầu tư ở nhiều quốc gia.
Riêng với Việt Nam, hiện nay các chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chủ yếu dựa trên các ưu đãi tài chính, thuế. Một số tính toán cho thấy rằng, nếu thuế suất phổ thông 20%, mức thuế thực tế với các doanh nghiệp FDI trong kỳ ưu đãi trung bình là 12,3%, trong đó một số tập đoàn lớn chỉ ở mức vài phần trăm.
Tuy nhiên, khi thuế suất tối thiểu toàn cầu được áp dụng, cơ chế này có thể một số tập đoàn lớn sẽ phải nộp thêm một phần thuế bổ sung ở nước khác nơi họ có trụ sở chính. Như vậy, lợi ích trước đây là phần ưu đãi thuế họ được hưởng thì nay sẽ không còn nữa hoặc giảm đáng kể.
![]() |
Chủ động ứng phó với thuế thu nhập toàn cầu để giữ chân FDI. |
Vì tính chất “toàn cầu” của sắc thuế này ông Nguyễn Mại cho rằng, việc nhanh chóng cập nhật và chuẩn bị sẵn sàng pháp lý để quản lý thuế đối với doanh nghiệp FDI là việc cần làm ngay từ bây giờ. Bởi nếu một tập đoàn nước ngoài đang nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (ví dụ 7%) tại Việt Nam, đến năm 2024 ở quốc gia họ đặt trụ sở áp dụng mức thuế thu nhập tối thiểu toàn cầu mà ở Việt Nam chưa kịp áp dụng thì tập đoàn đó sẽ phải nộp ít nhất 8% thuế chênh lệch cho nước đặt trụ sở chính. Điều này đồng nghĩa với việc Việt Nam không thu được phần chênh lệch từ sắc thuế này.
Ông Phan Đức Hiếu - Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, việc chậm áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu cũng khiến môi trường đầu tư sẽ bị ảnh hưởng. Bởi nếu đầu tư vào Việt Nam bất lợi vì chưa có thuế tối thiểu toàn cầu, các nhà đầu tư sẽ chuyển hướng đầu tư sang các quốc gia khác, những nơi đã có cơ chế chia sẻ lợi ích liên quan đến quy tắc thuế mới này.
“Tuy chịu ảnh hưởng chủ yếu là những nhà đầu tư lớn, có quy mô doanh thu hợp nhất toàn cầu trên 750 triệu EUR. Nhưng rất có thể có những nhà đầu tư FDI nhỏ nhưng họ nằm trong chuỗi sản xuất kinh doanh của một tập đoàn đa quốc gia thì họ có thể bị chịu thuế suất thuế tối thiểu, sẽ bị liên đới”, ông Hiếu nhận định.
Sửa luật và nội hóa quy tắc thuế
Theo các chuyên gia tại VAFIE, hiện nay Chính phủ đã có những động thái tích cực trong việc chuẩn bị ứng phó với các tác động mà thuế tối thiểu toàn cầu mang lại.
Cụ thể đầu tháng 8/2022, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định 55/QĐ-TTg thành lập Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ về nghiên cứu và đề xuất các giải pháp liên quan đến thuế suất tối thiểu toàn cầu. Hiện nay, Tổ công tác này đang được kiện toàn nhân sự để nhanh chóng xây dựng khung pháp lý nội luật về thuế thu nhập doanh nghiệp liên quan đến việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu.
Tuy nhiên, theo VAFIE các giải pháp cụ thể cần được đẩy nhanh hơn trong năm nay vì hiện nay nhiều đối tác đầu tư FDI lớn tại Việt Nam như Hàn Quốc, Nhật Bản đều đã sẵn sàng để triển khai sắc thuế này. Hiện Hàn Quốc là nước đầu tiên tuyên bố áp dụng thuế tối thiểu từ năm 2023 và sau đó Nhật Bản có thể nối tiếp vào đầu 2024. Ngoài ra, nhiều quốc gia khác như: Malaysia, Indonesia, Thái Lan... hiện cũng đã có những động thái thay đổi chính sách thuế, các giải pháp duy trì ưu đãi đối với các dự án đang hoạt động và “giữ chân” FDI.
Để tạo cơ chế “giảm xóc” tốt nhất, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của thuế thu nhập tối thiểu toàn cầu đến thu hút FDI và thất thu ngân sách (từ việc không thu được các khoản thuế chênh lệch), theo GS. Nguyễn Mại, trước mắt, sau khi kiện toàn bộ máy tổ chức, Tổ công tác về sắc thuế này cần nhanh chóng rà soát các văn bản của các nước G7, G20, OECD liên quan đến thuế tối thiểu toàn cầu. Từ đó, kịp thời bổ sung ngay cho các dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và Luật Thuế để tránh phải cập nhật, sửa đi sửa lại các văn bản luật chuyên ngành về sau.
Kế đó, Bộ Tài chính và Chính phủ cần rà soát các quy định ưu đãi đầu tư của Việt Nam có liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp, đối chiếu với các văn bản của G7, G20 và OECD để loại bỏ những quy định không tương thích. Từ một số quy định của các nước phù hợp với điều kiện của nước ta, lựa chọn để áp dụng khi điều chỉnh thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.
Ngoài ra, bắt đầu từ bây giờ việc hoàn thiện chính sách pháp luật về thuế đối với các tổ chức nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam nhưng phát sinh hoạt động kinh doanh và thu nhập tại Việt Nam cũng cần được đẩy nhanh. Vì đây là điều kiện cần để đánh thuế đối với các tập đoàn công nghệ đa quốc gia.
Trên 20 quốc gia áp dụng từ năm 2024 Thuế tối thiểu toàn cầu nằm trong Chương trình hành động chống xói mòn thu ngân sách, trốn tránh thuế toàn cầu (BEPS) có sự tham gia của 141 quốc gia thành viên, trong đó có Việt Nam. Từ năm 2024 sắc thuế này sẽ được áp dụng ở hơn 20 nước EU và một số nước châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản. Theo đó, các công ty lớn có doanh thu hợp nhất toàn cầu hàng năm từ 750 triệu EUR (tương đương khoảng 19.500 tỷ đồng) trong ít nhất hai năm của giai đoạn 4 năm liền kề trước năm soát xét sẽ bị áp dụng mức thuế suất tối thiểu 15%. Nếu đang chịu mức thuế thấp hơn 15% ở quốc gia mà họ đầu tư, các doanh nghiệp này sẽ phải nộp phần thiếu hụt còn lại so với mức thuế 15% cho quốc gia nơi họ có trụ sở chính. |
Các tin khác

Doanh nghiệp bán lẻ, tiêu dùng ứng phó với khó khăn

Doanh nghiệp sẽ tự tin hơn với “tấm hộ chiếu xanh”

Cơ hội hợp tác đầu tư nông nghiệp công nghệ cao

Dự kiến giảm tới 50% nhiều khoản thu phí, lệ phí

Nông sản Việt có nguy cơ bị hạn chế xuất khẩu vào châu Âu

Xuất khẩu thuỷ sản: Chọn phân khúc để mở rộng thị trường

PMI xuống 45,3 điểm: Số lượng đơn hàng giảm mạnh nhất 20 tháng

Thị trường blockchain Việt Nam có nhiều điểm sáng

Doanh nghiệp vững vàng hơn nhờ sản xuất xanh

Vietjet dẫn đầu dịch vụ bay của hàng không chi phí thấp toàn cầu 2023

SeABank cùng lúc đón nhận 3 giải thưởng, danh hiệu tiêu biểu

Doanh nghiệp có cường tráng, đất nước mới cường thịnh

Chuyển đổi số thúc đẩy hoạt động quản trị công ty

Ra mắt sách đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài và tại Myanmar

Khởi nghiệp xanh tạo ra nhiều doanh nông trẻ và sản phẩm bản địa

Việt Nam - Australia trao đổi nhiều văn kiện hợp tác quan trọng và khai trương 2 đường bay thẳng mới

Phó Thống đốc: Sức hấp thụ vốn của nền kinh tế đang yếu

Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử

3 lần giảm lãi suất thể hiện sự quyết liệt trong điều hành của NHNN
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Thống đốc lý giải nguyên nhân không giảm lãi suất từ cuối năm 2022
Tín dụng chính sách hỗ trợ người Khmer cải thiện đời sống
Cần Thơ: Phát triển Chợ 4.0 để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt
An Giang: Ngân hàng tích cực cho vay tam nông

Nhà máy và trang trại của Vinamilk được chứng nhận trung hòa carbon

Bàn giao ‘sổ đỏ” dự án The Mansion Hội An

Sức hút từ những công viên chủ đề

Chọn sữa mát vì điều tốt nhất cho con
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Cơ hội mua nhà với gói vay lãi suất từ 8,2%/năm tại HDBank

MoMoTravel lọt vào các thương hiệu đặt mua tour du lịch

Phê duyệt cấp hạn mức tín dụng trên BIZ MBBank cho doanh nghiệp

VietinBank - Ngân hàng tiêu biểu về cung ứng sản phẩm phái sinh tại Việt Nam năm 2022

Agribank E-Mobile Banking: Giải pháp hữu hiệu giảm tải cung ứng tiền mặt

SHB được vinh danh 2 giải thưởng quan trọng

Vietcombank được trao 3 giải thưởng quan trọng tại diễn đàn Ngân hàng bán lẻ Việt Nam 2023
