Tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho thị trường trái phiếu chính phủ
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái |
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã được ổn định
Hiện nay trong việc xử lý trái phiếu doanh nghiệp một số lý do. Thứ nhất, quản lý khâu luân chuyển, sử dụng dòng tiền trong đòn bẩy tài chính cũng còn nhiều vấn đề chưa hợp lý. Thứ hai, có một số trường hợp vẫn còn vi phạm, ngành công an cũng đã điều tra và truy tố. Thứ ba, thị trường trái phiếu hiện nay chưa có sự bền vững về cơ cấu, đặc biệt số nhiều trên thị trường vẫn còn rủi ro, ví dụ như bất động sản, tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp sau khi bị tác động của dịch cũng khó khăn về mặt tài chính, do đó thanh khoản của trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ rất khó khăn.
Theo Báo cáo của Bộ Tài chính đến hạn thanh toán tính đến thời điểm 31/12/2022 khoảng 1,2 triệu tỷ đồng, trong đó đáo hạn của năm 2023 là 290.000 tỷ đồng, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có nghĩa vụ thanh toán.
Cũng theo Phó Thủ tướng, thị trường bất động sản hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn. Có nhiều nguyên nhân như về pháp lý, về cơ cấu sản phẩm, những vấn đề về năng lực của chủ đầu tư... Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã có thành lập 2 tổ công tác do 2 đồng chí Phó Thủ tướng làm Tổ trưởng để nghiên cứu đánh giá những tồn tại, hạn chế, những nguyên nhân và đưa ra những giải pháp. 2 tổ công tác này cũng đã có báo cáo, hiện nay Chính phủ cũng đang tiếp tục chỉ đạo để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp.
Bên cạnh đó phải tăng cường kiểm tra, giám sát để công khai, minh bạch và đẩy mạnh thông tin tuyên truyền để nâng cao nhận thức pháp luật, ổn định tâm lý nhà đầu tư.
Trong tháo gỡ khó khăn Chính phủ cũng đã ban hành và sửa đổi nhiều nghị định, như Nghị định 65, Nghị định 08... Trong bất động sản cũng chỉ đạo trực tiếp. Gần đây tín hiệu của thị trường trái phiếu doanh nghiệp mặc dù còn khó khăn nhưng việc phát hành, thanh toán bằng tài sản hoặc gia hạn thời hạn đáo hạn cũng đã xuất hiện trong quý I vừa qua…
“Chúng tôi cũng đã ổn định được tình hình và tiếp tục chỉ đạo để tháo gỡ những khó khăn trên tinh thần trách nhiệm thì theo nghĩa vụ, theo hợp đồng dân sự. Tuy nhiên, Nhà nước cũng phải có trách nhiệm tham gia, kiểm tra, kiểm soát để thúc đẩy việc thực hiện theo các cam kết, theo các nghĩa vụ. Nếu có vi phạm sẽ xử lý nghiêm để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân cũng như của nhà đầu tư”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công
Trả lời câu hỏi chất vấn về giao vốn, phân bổ vốn đầu tư công chậm, Phó Thủ tướng cho biết, đến thời điểm hiện nay, giải ngân vốn đầu tư công 5 tháng đầu năm được 157.000 tỷ đồng, đạt 22,2%, số tuyệt đối thì giải ngân nhiều hơn so với cùng kỳ 41.000 tỷ đồng.
Nói về giải ngân chậm, Phó Thủ tướng cho biết, so với 5 tháng đầu năm của các năm về trước không phải là chậm và ở mức tương đương. Ví dụ như năm 2016, 5 tháng đầu năm là 20,9%, năm 2017 khoảng 21%, năm 2018 khoảng 24%, năm 2019 khoảng 28%, năm 2020 thì khoảng 25%, năm 2021 khoảng 22,37%, còn 2023 khoảng 22,2%. Việc giải ngân so với những năm trước và so với kế hoạch lập không chậm, tuy nhiên, so với kỳ vọng và mong muốn đưa vốn nhanh vào cho nền kinh tế, để tạo động lực tăng trưởng, để hoàn thành những công trình, dự án, để đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội còn phải thúc đẩy nhiều hơn.
“5 tổ công tác của Thủ tướng đã có đôn đốc liên quan tới giải phóng mặt bằng, liên quan tới các trình tự, thủ tục đầu tư, liên quan tới năng lực nhà đầu tư, liên quan tới thi công, liên quan tới tuyên truyền cho người dân tạo đồng thuận trong việc giải phóng mặt bằng để chúng ta tiến hành thi công các dự án”, Phó Thủ tướng cho hay.
Phát biểu kết luận phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội cho biết, sau 2,5 ngày làm việc hết sức khẩn trương, sôi nổi, tập trung, trí tuệ và trách nhiệm cao. Quốc hội đã hoàn thành tốt đẹp phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 5. Phiên chất vấn diễn ra trong không khí dân chủ, thẳng thắn, sôi nổi, thu hút được sự quan tâm và chú ý rộng rãi của cử tri và nhân dân cả nước.
Sau kỳ họp này và phiên họp này, Quốc hội đề nghị Chính phủ, các cấp, các ngành triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn nữa, tạo chuyển biến tích cực rõ rệt đối với những vấn đề vừa được chất vấn tại kỳ họp. Trên cơ sở chất vấn của các vị đại biểu Quốc hội và trả lời của các thành viên Chính phủ kết luận đối với từng phiên chất vấn về từng nhóm vấn đề. Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo các cơ quan nghiên cứu chuẩn bị Nghị quyết về hoạt động chất vấn để trình Quốc hội xem xét thông qua vào cuối kỳ họp, làm cơ sở để tổ chức thực hiện và giám sát theo quy định. |