Tín dụng chính sách: “Đòn bẩy” cho kinh tế hộ ở huyện đảo Cô Tô
![]() | Tín dụng chính sách, thấm đẫm tính nhân văn |
![]() | Vốn vay ưu đãi góp phần giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới |
![]() | Chung tay xóa đói, giảm nghèo |
Gia đình chị Nguyễn Thị Thu, ở Khu 3, thị trấn Cô Tô, có cơ sở chế biến thủy hải sản và mong muốn được vay nguồn vốn ưu đãi của NHCSXH để mua thêm máy móc và nguyên vật liệu cho sản xuất. Sau khi được Hội phụ nữ, Tổ tiết kiệm và vay vốn ở địa phương tuyên truyền về chương trình cho vay giải quyết việc làm, chị đã mạnh dạn vay 100 triệu đồng để đầu tư kho lạnh bảo quản hải sản. Hiện nay, cơ sở của chị đang tạo công ăn việc làm cho 3 lao động địa phương, thu nhập bình quân từ 5 triệu - 7 triệu đồng/người/tháng.
![]() |
Cán bộ tín dụng NHCSXH huyện Cô Tô thăm hộ vay vốn Nguyễn Thị Thu |
Chị Thu chia sẻ: “Nhờ nguồn vốn vay ưu đãi từ NHCSXH mà gia đình tôi có điều kiện phát triển cơ sở chế biến hải sản; có kho lạnh bảo quản, chất lượng hải sản được đảm bảo. Có nguồn vốn hỗ trợ, tôi cũng có thể mua thêm nguyên liệu để tạo nhiều việc làm cho công nhân”.
Vào thời điểm khó khăn, những đồng vốn vay ưu đãi từ NHCSXH huyện Cô Tô đã giúp người dân có thêm nguồn lực để không bị gián đoạn sản xuất, kinh doanh. Thủ tục cho vay của ngân hàng đơn giản, giải ngân tại điểm giao dịch đã tạo nhiều thuận lợi trong tiếp cận vốn vay. NHCSXH huyện Cô Tô luôn xác định việc lựa chọn đối tượng cho vay vốn, kiểm tra việc sử dụng nguồn vốn vay là rất quan trọng. Vì thế, ngân hàng luôn phối hợp chặt chẽ với các Tổ tiết kiệm và vay vốn để không ngừng củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng.
Đến nay, tổng dư nợ cho vay từ các chương trình tín dụng trên địa bàn huyện là hơn 122 tỷ thông qua 29 Tổ tiết kiệm và vay vốn. Nguồn vốn tín dụng chính sách đã phát huy hiệu quả tích cực, góp phần giúp 1.656 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế. Đồng thời, tạo chuyển biến nhận thức của bà con trong làm ăn, giúp ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững. Nguồn vốn này đã tạo việc làm cho trên 1.216 lao động, hỗ trợ cho 3 lượt học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn để học tập, 05 học sinh sinh viên mua máy tính thiết bị học tập trực tuyến; đầu tư mới, cải tạo 370 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn...
Ông Nguyễn Đức Chiến, Giám đốc NHCSXH huyện Cô Tô cho biết: Để các chủ trương chính sách về tín dụng chính sách xã hội của Chính phủ đến đúng đối tượng, kịp thời, hiệu quả, thì tại tất cả các điểm giao dịch của NHCSXH trên địa bàn các xã, thị trấn đều niêm yết công khai các chính sách liên quan, hướng dẫn quy trình thủ tục vay vốn, danh sách các hộ vay vốn còn dư nợ, có hòm thư góp ý cho hoạt động của ngân hàng. Qua đó, giúp người dân tiếp cận được với các chính sách, đồng thời hiểu được quyền lợi, trách nhiệm của mình khi vay vốn. Tại các buổi giao dịch hàng tháng, cán bộ ngân hàng thực hiện tốt việc giao ban với các Tổ tiết kiệm và vay vốn để nắm bắt tình hình tại cơ sở, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong việc giải ngân, thu nợ, thu lãi, nâng cao chất lượng tín dụng ưu đãi.
Trong thời gian tới, NHCSXH huyện Cô Tô sẽ tiếp tục phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội triển khai nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu của người dân. Từ đó, góp phần thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, bảo đảm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương.
Các tin khác

“Số hóa” tín dụng chính sách

An Giang: Hiệu quả nguồn vốn vay phục hồi phát triển kinh tế

Tín dụng chính sách: Động lực để Phú Yên thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Tiếp sức cho Tân Kỳ giảm nghèo bền vững

Hợp tác giúp hội viên nông dân tiếp cận, sử dụng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng

Quỹ tín dụng muốn xây dựng app trực tuyến

Tín dụng chính sách góp phần giảm nghèo bền vững ở Đắk Nông

Vốn chính sách giúp phụ nữ Quế Phong thoát nghèo

Quảng Ngãi: Dư nợ tín dụng chính sách đạt hơn 4.709 tỷ đồng

Agribank - 35 năm vững bước cùng “tam nông”

Đồng Tháp: Hệ thống quỹ tín dụng cho vay hơn 900 tỷ đồng

Bến Tre: Chỉ đạo tăng cường cho vay qua tổ vay vốn

Vốn ngân hàng thúc đẩy kinh tế biển phát triển bền vững

KonTum: Thoát nghèo từ nguồn vốn tín dụng chính sách

VietinBank ưu đãi lãi suất trong lĩnh vực nông nghiệp

Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử

3 lần giảm lãi suất thể hiện sự quyết liệt trong điều hành của NHNN

Sức hút của ngành tài chính - ngân hàng trước mùa tuyển sinh 2023

NHNN tiếp tục điều hành chắc chắn, chủ động, linh hoạt CSTT
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine
Cần Thơ: Phát triển Chợ 4.0 để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt
An Giang: Ngân hàng tích cực cho vay tam nông
Agribank Kon Tum đẩy mạnh học tập và làm theo lời Bác

Nhà máy và trang trại của Vinamilk được chứng nhận trung hòa carbon

Bàn giao ‘sổ đỏ” dự án The Mansion Hội An

Sức hút từ những công viên chủ đề

Chọn sữa mát vì điều tốt nhất cho con
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Phê duyệt cấp hạn mức tín dụng trên BIZ MBBank cho doanh nghiệp

VietinBank - Ngân hàng tiêu biểu về cung ứng sản phẩm phái sinh tại Việt Nam năm 2022

Agribank E-Mobile Banking: Giải pháp hữu hiệu giảm tải cung ứng tiền mặt

SHB được vinh danh 2 giải thưởng quan trọng

Vietcombank được trao 3 giải thưởng quan trọng tại diễn đàn Ngân hàng bán lẻ Việt Nam 2023

Khác biệt bởi số hóa tại HDBank qua mùa cao điểm

Ngân hàng số tốt nhất năm 2023
