Tổng hợp thị trường lúa gạo quý III và dự báo

10:16 | 29/10/2015 Giá cả - Tiêu dùng
aa
Quý III là giai đoạn khó khăn của thị trường lúa gạo thế giới, khi nguồn cung dồi dào nhưng nhu cầu nhập khẩu yếu, gây áp lực giảm giá. Triển vọng thị trường sẽ khởi sắc vào quý IV, khi một số nước nhập khẩu quay trở lại mua trong bối cảnh El Nino gây khô hạn và nguy cơ sụt giảm sản lượng.
Tổng hợp thị trường lúa gạo quý III và dự báo
Ảnh minh họa

I. DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG

Thị trường xuất khẩu gạo châu Á cạnh tranh khắc nghiệt trong năm nay. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam liên tục giảm kể từ đầu năm 2015 do nguồn cung tăng mạnh mà nhu cầu suy yếu, trong bối cảnh phải cạnh tranh khó khăn với các nước láng giềng Thái Lan, Ấn Độ, Campuchia và Myanmar.

Giá gạo xuất khẩu trên thị trường thế giới giảm khoảng 2% trong tháng 9, với Chỉ số giá gạo trắng (WRI) theo tính toán của Oryza – mức trung bình giá gạo trắng xuất khẩu trên toàn cầu giảm xuống 387 USD/tấn trong phiên 23/9, thấp hơn khoảng 1,5% (-6 USD/tấn) so với một tháng trước đó, thấp hơn khoảng 4% (-17%) so với 3 tháng trước đó và thấp hơn 83 USD/tấn so với một năm trước đó.

Thị trường gạo cũng đang trong tinh trạng bất ổn chung như hầu hết các thị trường hàng hóa khác, song có một nguyên nhân riêng là khách hàng yêu cầu hạ giá bán khi đồng nội tệ trượt giá.

Baht đã mất khoảng 10% giá trị so với USD kể từ tháng 4 tới nay. Từ mức cao điểm của năm nay là 32,33 THB/USD hồi tháng 4 xuống 36,25 THB/USD hôm 24/9. Baht mất giá khiến cho giá gạo tính theo đồng baht cũng giảm theo, giảm khoảng 6% từ đầu năm tới nay nếu tính theo đồng baht, nhưng nếu tính theo USD thì giảm tới gần 14%. Tình huống của các nước xuất khẩu gạo khác trong khu vực, như Việt Nam, cũng tương tự như của Thái Lan. Tiền đồng của Việt Nam (VND) giảm 6,7% so với USD từ mức cao nhất năm nay – đầu tháng 2 – xuống 22.534 VND/USD hôm 27/8. Giá gạo 5% tấm của Việt Nam đã giảm 12,9% từ đầu năm tới nay tính theo USD, xuống 335 USD/tấn, nhưng nếu tính theo nội tệ thì chỉ giảm 8,2%.

Với triển vọng USD sẽ còn tiếp tục tăng, nhất là so với tiền tệ của những nền kinh tế mới nổi, khách hàng sẽ còn cơ hội để gia tăng sức ép hơn nữa lên các nhà xuất khẩu gạo để đòi giá giảm thêm.

Giá gạo 5% tấm của Thái Lan hiện ở mức khoảng 345 USD/tấn giảm khoảng 20 USD/tấn so với một tháng trước, giảm khoảng 52 USD/tấn so với 3 tháng trước và giảm khoảng 90 USD/tấn so với một năm trước. Vào khoảng giữa tháng 7, giá gạo Thái Lan tăng khá mạnh bởi lo ngại thời tiết khô hạn sẽ làm giảm mạnh sản lượng. Nỗi lo này vẫn đang hiện hữu, song nhu cầu quá yếu khiến giá sau đó liên tục giảm mạnh.

Giá gạo cùng loại của Việt Nam hiện ở mức 335 USD/tấn, ổn định so với một tháng trước nhưng giảm khoảng 12 USD/tấn so với 3 tháng trước và giảm khoảng 95 USD/tấn so với một năm trước. Trong tháng 9 có lúc giá xuống mức thấp nhất kể từ 14/7/2007 là 327 USD/tấn.

Gạo cùng loại của Ấn Độ giá hiện khoảng 360 USD/tấn, giảm khoảng 10 USD/tấn so với một tháng trước, giảm khoảng 30 USD/tấn so với một tháng trước và giảm khoảng 80 USD/tấn so với một năm trước. Gạo các xuất xứ khác như Pakistan, Campuchia… cũng theo xu hướng giảm chung ở các thị trường xuất khẩu.

Trái với các thị trường xuất khẩu, giá gạo tại các thị trường nhập khẩu có chiều hướng nóng lên. Tại Indonesia, giá gạo liên tục tăng từ tháng 4 năm nay do lo ngại sản lượng giảm vì điều kiện thời tiết khô hạn, ảnh hưởng của El Nino. Hiện giá gạo tại Indonesia cao thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á. Tháng 8, giá gạo bình quân đạt 10,14 triệu rupiah/tấn (740 USD), tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái.

Philippines mở thầu mua 750.000 tấn gạo đang là một trong những dấu hiệu cho thấy giai đoạn khó khăn nhất trong năm nay của thị trường lúa gạo có thể đã qua, và nhu cầu có thể sẽ hồi phục dần từ nay tới cuối năm, kéo giá tăng lên. Thị trường lúa gạo đang đón thêm những tin vui khác: Trung Quốc quay trở lại mua gạo Việt Nam sau khi giảm mạnh lượng mua vào trong tháng 8; Indonesia có thể cũng sắp phải mua vào, với khối lượng trước mắt ước khoảng 500.000 tấn, và có thể tăng lên tổng cộng 1,5 triệu tấn; Nigeria khả năng cũng sẽ bắt đầu mua gạo từ tháng 11 tới….

Hình 1: Giá gạo 5% tấm xuất khẩu của một số quốc gia châu Á

Tổng hợp thị trường lúa gạo quý III và dự báo

Nguồn: Phòng Thông tin kinh tế quốc tế - VITIC tổng hợp từ Reuters

Việc Trung Quốc phá giá nội tệ không trực tiếp ảnh hưởng nhiều tới xuất khẩu gạo của Việt Nam. Bằng chứng là xuất khẩu sang thị trường này đã tăng lên trong tháng 9, và giá xuất khẩu gạo Việt cũng đang tăng. Tuy nhiên, biến động trên thị trường tiền tệ thế giới đang tác động tới giá cả và sức cạnh tranh của mặt hàng này. Tiền tệ châu Á giảm giá so với USD ở những mức độ khác nhau khiến cho gạo Việt Nam mất dần sức cạnh tranh về giá so với các đối thủ khác.

Trên thị trường trong nước, sau khi tăng nhẹ vào tháng 8 khi xuất khẩu qua biên giới sang Campuchia suôn sẻ đẩy giá tăng lên, giá lúa gạo tại các tỉnh ĐBSCL giảm nhẹ trở lại trong tháng 9, và không có nhiều biến động kể cả sau thông tin thắng thầu cung cấp gạo cho Philippines. Tính chung trong quý III, giá gạo nội địa gần như không thay đổi.

Bảng 1: Giá lúa gạo nguyên liệu tại ĐBSCL (đồng/kg)

Loại lúa, gạo

23/7/2015

22/8/2015

23/9/2015

Lúa khô tại kho loại thường

4.900– 5.000

5.150 - 5.250

4.900– 5.000

Lúa dài

5.150 – 5.250

5.150 - 5.250

5.200 – 5.300

Gạo nguyên liệu loại 1
làm ra gạo 5% tấm

6.350 – 6.450

6.500 - 6.600

6.250 – 6.350

Gạo nguyên liệu
làm ra gạo 25% tấm

6.050 – 6.150

6.200 – 6.300

6.100 – 6.200

Gạo thành phẩm 5% tấm
không bao bì tại mạn

7.200 – 7.300

7.200 - 7.300

7.100 – 7.200

Gạo 15% tấm

7.000 – 7.100

6.950 – 7.050

6.800 – 6.900

Gạo 25% tấm

6.800 – 6.900

6.800 – 6.900

6.700 – 6.800

Nguồn: Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA)

II. CUNG – CẦU

Nguồn cung lúa gạo tại châu Á – vựa lúa thế giới – dồi dào khi tồn trữ của chính phủ Thái Lan và Ấn Độ dù giảm song vẫn còn ở mức rất cao và các nước xuất khẩu lớn khác cũng dư dả nguồn cung. Trong khi đó, nhu cầu yếu trong suốt quý bởi không có hợp đồng nào lớn, và một số khách hàng có tâm lý chờ đợi giá giảm thêm nữa rồi mới mua vào. Các nước nhập khẩu truyền thống tiếp tục nỗ lực vì mục tiêu sản xuất đủ gạo bằng các sách hỗ trợ tích cực và thiết thực, bảo vệ diện tích trồng lúa, giảm hậu quả của hạn hán.

Tuy nhiên, thời tiết bất thường đã xảy ra ở nhiều nơi. Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia và cả Philippines đều bị hạn hán nặng nề do El Nino. Triển vọng một số nước sẽ phải quay lại nhập khẩu vào cuối năm nay.

1. Các nước xuất khẩu chủ chốt

1.1. Thái Lan

Theo Văn phòng Kinh tế Nông nghiệp Thái Lan (OAE), sản lượng lúa niên vụ 2015/16 của nước này có thể giảm 30% so với niên vụ trước xuống 22,98 triệu tấn, mức thấp nhất 19 năm qua, chủ yếu do hạn hán. Chính phủ có thể cấm nông dân gieo cấy lúa từ 1/11/2015 đến 30/4/2016 do thiếu nước.

Chủ tịch danh dự Hiệp hội Xuất khẩu gạo Thái Lan, ông Chookiat Ophaswongse dự báo giá gạo Thái có thể tăng 8-10% vào cuối năm nay và đầu năm tới (tháng 12- tháng 1) bởi đó là mùa lễ hội cuối năm – mùa tiêu thụ mạnh, trong khi nguồn cung của nước này lại sụt giảm. Nigeria – khách hàng truyền thống của Thái Lan – sẽ trở lại mua gạo đồ từ tháng 11 tới.

Tính tới 22/9, Thái Lan đã xuất khẩu 6,9 triệu tấn gạo, giảm 5% so với cùng kỳ năm ngoái.

1.2. Việt Nam

Tính đến ngày 17/9/2015, theo số liệu của Cục Trồng trọt – Bộ NN&PTNT, các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL đã xuống giống vụ Hè Thu năm 2015 được khoảng 1,668 triệu ha diện tích kế hoạch, thu hoạch vụ Hè Thu khoảng 1,350 triệu ha với năng suất khoảng 5,6 – 5,7 tấn/ha, sản lượng khoảng 7,62 triệu tấn.

Các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL đã xuống giống vụ Thu Đông 2015 được khoảng 640.000 ha/886.000 ha diện tích kế hoạch, thu hoạch được khoảng 20.000 ha với năng suất khoảng 4,8-4,9 tấn/ha.

Mưa lớn gần đây đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhiều diện tích lúa và hoa màu. Theo Bộ NN&PTNT, năng suất lúa tại khu vực ĐBSCL có thể sẽ giảm khoảng 10% - 20% do mưa lớn kéo dài. Lúa bị đổ ngã và ngập úng gây khó khăn cho nông dân trong việc thu hoạch cũng như phơi sấy, bảo quản lúa.

Xuất khẩu gạo Việt Nam đang phải chịu sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường thế giới với các nguồn cung cấp chính như Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan, Campuchia và Myanmar. Xuất khẩu gạo giảm 19% trong giai đoạn từ 1/1 đến 17/9/2015, chỉ đạt 4,8 triệu tấn, với mức giá bình quân 418 USD/tấn, giảm 3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Xuất khẩu sang Trung Quốc – thị trường trọng điểm của Việt Nam những năm gần đây liên tục sụt giảm do mất thị phần về tay Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan... Từ 66% lượng nhập khẩu gạo vào Trung Quốc năm 2012-2013, thị phần gạo Việt Nam giảm chỉ còn 53% năm 2014 và hiện chỉ còn xấp xỉ 50%. Có 3 nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng này:

Thứ nhất: Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ hơn việc nhập khẩu tiểu ngạch qua biên giới, tăng cường nhập khẩu chính ngạch;

Thứ hai: Cạnh tranh gia tăng từ các quốc gia khác trong khu vực, cả về số lượng đối thủ cũng như giá cả. Thái Lan trước đây chủ yếu tập trung xuất khẩu các sản phẩm gạo cao cấp, gần như không quan tâm thị trường gạo thấp cấp nhưng 2 năm trở lại đây đã bắt đầu gia tăng, chiếm lĩnh thị trường gạo thấp cấp, cạnh tranh trực tiếp với gạo Việt. Giá gạo Việt giờ cũng không chênh lệnh nhiều so với một số xuất xứ khác như Ấn Độ, Pakistan…

Thứ ba: Trung Quốc phá giá đồng NDT khoảng 5% trong tháng 8 vừa qua làm giảm năng lực cạnh tranh của gạo Việt khi mà tiền đồng của Việt Nam giảm giá ít hơn so với tiền baht của Thái Lan, tiền rupee của Ấn Độ... Trong khi tiền đồng giảm giá khoảng 4% thì baht giảm giá khoảng 8%.

Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn, xuất khẩu gạo cao cấp, đặc biệt là gạo thơm, vẫn tiến triển tốt, tăng 47,53% trong 7 tháng đầu năm, nhờ thị trường châu Phi.

Xem xét kết quả xuất khẩu gạo từ đầu năm tới nay, VFA hạ dự báo xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2015 xuống 5,91 triệu tấn, giảm 6,5% so với 6,32 triệu tấn năm 2014, thấp hơn mức 7 triệu tấn dự báo của Chính phủ. VFA dự báo xuất khẩu gạo trong quý IV/2015 đạt 1,4 triệu tấn, giảm 22% so với 1,8 triệu tấn quý III.

Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO) dự báo xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2015 đạt 6,3 triệu tấn, gần như không đổi so với năm 2014. Trong khi đó, USDA dự đoán xuất khẩu gạo năm 2015 đạt 6 triệu tấn.

FAO dự báo sản lượng lúa 2015 của Việt Nam đạt 44,68 triệu tấn (28,8 triệu tấn gạo), giảm 1% so với 44,98 triệu tấn (29 triệu tấn gạo) năm 2014. Nguyên nhân chủ yếu vì khô hạn do hiện tượng El Nino. USDA dự báo sản lượng gạo của Việt Nam năm 2014-2015 đạt 28,07 triệu tấn.

1.3. Ấn Độ

Lượng gạo lưu kho quốc gia của Ấn Độ trong tháng 8 đạt 16,313 triệu tấn, giảm 12% so với tháng trước đó và giảm 25% so với 21,65 triệu tấn cùng kỳ năm ngoái, mặc dù vẫn cao hơn 61% so với mục tiêu của Chính phủ.

Giá gạo toàn cầu giảm đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh thu xuất khẩu gạo của nước này trong vài tháng qua dù khối lượng xuất khẩu vẫn tăng đều đặn. Xuất khẩu gạo basmati chỉ đạt 1 tỷ USD trong giai đoạn tháng 3-6/2015, giảm khoảng 19% so với cùng kỳ năm ngoái, mặc dù trị giá xuất khẩu loại gạo này tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái lên 1,1 triệu tấn, nguyên nhân bởi giá giảm xuống 1.050 USD/tấn.

Tính từ tháng 4 - tháng 6/2015, tổng doanh thu xuất khẩu gạo của Ấn Độ giảm 12% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống 1,7 tỷ USD trong khi khối lượng xuất khẩu tăng 8% lên 2,7 triệu tấn.

1.4. Myanmar

Vào đầu tháng 8/2015, Chính phủ Myanmar đã áp lệnh cấm xuất khẩu gạo nhằm hạn chế tình trạng thiếu hụt nguồn cung và giá cả tăng cao sau đợt lũ lụt lịch sử, song đã dỡ bỏ một phần lệnh cấm này khoảng 1 tháng sau khi áp dụng. Chính phủ sẽ nối lại hoạt động xuất khẩu gạo qua đường biển nhưng tiếp tục cấm xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới trên bộ. Hiện Myanmar cũng đang xem xét ban hành chính sách thương mại mới để đảm bảo đáp ứng nhu cầu tiêu thụ gạo sau đợt lũ tàn phá hơn 520.000 ha lúa.

Theo Tổng thư ký Hiệp hội Lúa gạo Myanmar (MRF), chính phủ có thể sẽ ban hành giấy phép mới cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo. Tuy nhiên dù là chính sách mới, chính phủ vẫn cần phải xem xét tình hình tiêu thụ trong nước, giá cả, thiếu hụt cơ sở vật chất, khối lượng xuất khẩu và những tác động trên người dân, thương nhân, người tiêu dùng.

Liên đoàn Lúa gạo Myanmar (MRF) đã hạ dự báo xuất khẩu gạo của nước này năm 2015/16 xuống 1,6 triệu tấn, thấp hơn nhiều so với 1,8 triệu tấn xuất năm 2014/15 và càng thấp hơn so với 2 triệu tấn dự tính trước đây.

1.5. Campuchia

Campuchia đã xuất khẩu 342.136 tấn gạo trong 8 tháng đầu năm 2015, tăng 46% so với cùng kỳ năm ngoái. Ba thị trường xuất khẩu lớn của Campuchia trong giai đoạn này là Trung Quốc (74.949 tấn), Pháp (45.493 tấn) và Ba Lan (38.370 tấn).

Chính phủ Campuchia đặt ra mục tiêu tăng xuất khẩu gạo lên 1 triệu tấn trong năm 2015. Tuy nhiên, mục tiêu này có thể sẽ không đạt được do thiếu cơ sở vật chất, hạ tầng và nguồn vốn.

Thời tiết khô hạn kéo dài đã ảnh hưởng tiêu cực đến việc xuống giống trên diện tích 185.451 ha đất lúa tại Campuchia, có thể gây mất mát 450.000 tấn lúa.

2. Các nước nhập khẩu chủ chốt

2.1. Philippines

Cục Thống kê Philippines (PSA) ước tính sản lượng lúa năm 2015 của nước này đạt 18,86 triệu tấn, giảm 6% so với mục tiêu 20,08 triệu tấn và giảm nhẹ so với 18,97 triệu tấn năm 2014.

Trước tình hình El Nino tác động xấu đến các tỉnh miền trung, miền nam và miền bắc, PSA dự báo sản lượng lúa nửa cuối năm 2015 giảm 0,5% xuống 10,54 triệu tấn.

Năm nay Chính phủ Philippines đã cho phép các công ty tư nhân nhập khẩu 805.200 tấn gạo với mức thuế 35%. Quốc gia này có thể sẽ mua thêm gạo nữa trước khi kết thúc năm.

2.2. Trung Quốc

Nhập khẩu gạo của Trung Quốc 8 tháng đầu năm tăng mạnh, đạt 1,96 triệu tấn, tăng 18% so với 1,65 triệu tấn cùng kỳ năm ngoái, theo số liệu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc. Riêng tháng 8, nhập khẩu gạo đạt 215.000 tấn, giảm 34% so với 325.200 tấn trong tháng 7 nhưng tăng 43% so với 150.000 tấn tháng 8/2014.

Về xuất khẩu, 8 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo của Trung Quốc đạt 142.200 tấn, tăng 5% so với 135.573 tấn cùng kỳ năm ngoái. Riêng tháng 8, xuất khẩu gạo đạt 19.000 tấn, giảm 2,8 lần so với 6.700 tấn trong tháng 7/2015 và giảm 26% so với 25.997 tấn trong tháng 8/2014.

Năm 2014, Trung Quốc nhập khẩu 2,563 triệu tấn gạo và xuất khẩu 419.069 tấn.

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) ước tính sản lượng gạo của Trung Quốc niên vụ 2015-2016 đạt 146 triệu tấn, nhập khẩu 4,4 triệu tấn và xuất khẩu 400.000 tấn.

Thời gian gần đây, Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ hơn việc nhập khẩu gạo qua biên giới, đồng thời tăng cường nhập khẩu theo đường chính thức từ nhiều nguồn cung cấp như Ấn Độ, Thái Lan, Campuchia, Myanmar...

USDA dự báo sản lượng gạo của Trung Quốc niên vụ 2015-2016 (tháng 7 - tháng 6) đạt 146 triệu tấn; Nhập khẩu gạo năm 2105 đạt 4,7 triệu tấn và xuất khẩu đạt 400.000 tấn.

2.3. Indonesia

Sản lượng lúa của Indonesia năm 2015 có thể sẽ giảm 800.000 tấn so với ước tính ban đầu 75,5 triệu tấn do hạn hán kéo dài. Theo một quan chức Bộ Nông nghiệp Indonesia, khoảng 350.000 ha đất lúa đang chịu ảnh hưởng của hạn hán, trong đó, 40.000 ha là vùng đã được gieo cấy.

USDA ước tính, sản lượng gạo của Indonesia đạt 36,3 triệu tấn (57,17 triệu tấn lúa) niên vụ 2014-2015 (tháng 10/2014 - tháng 9/2015), nhập khẩu gạo đạt 1,25 triệu tấn. Thậm chí một số chuyên gia dự báo, nhập khẩu gạo của Indonesia có thể lên đến 1,6 triệu tấn.

III. CẢNH BÁO, DỰ BÁO

Thị trường lúa gạo sẽ còn tiếp tục chịu tác động từ nhiều yếu tố, nổi bật lên là sự cạnh tranh mạnh từ các nước xuất khẩu, thị trường tiền tệ biến động mạnh (tiền tệ của các nước châu Á mất giá so với USD nhưng mức độ giảm giá rất khác nhau) và El Nino gây giảm sản lượng và làm giảm dần lượng tồn trữ hiện đang ở mức rất cao.

El Nino đã xuất hiện từ nhiều tháng nay, song ảnh hưởng từ yếu tố này không lấn át được thực trạng cung cao cầu thấp. Tuy nhiên, từ nay tới cuối năm, tình hình có thể sẽ thay đổi theo chiều hướng tích cực.

Những cơ sở dự báo giá gạo sẽ hồi phục

1) Philippine bắt đầu tích cực mua gạo. Mới đây, nước này đã mở thầu mua 750.000 tấn. Mùa vụ của Philippines đã bị thiệt hại lớn do lượng mưa giảm, thời tiết khô hạn, sản lượng gạo năm 2015 giảm; ảnh hưởng của EL Nino được dư báo là khắc nghiệt nhất kể từ năm 1950.

2) Tháng 9 này Trung Quốc đã tăng cường mua gạo Việt Nam sau khi giảm mua xuống mức thấp nhất 5 tháng vào tháng 8. Trung Quốc là nước sản xuất gạo hàng đầu thế giới, là một trong những nước nhập khẩu lớn nhất toàn cầu, đồng thời là khách hàng mua gạo lớn nhất của Việt Nam. Mặc dù sụt giảm mạnh so với 4 tháng trước đó song xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc trong tháng 8 vẫn cao hơn 40% so với một năm trước đó, đưa tổng khối lượng xuất sang Trung Quốc 8 tháng đầu năm nay chiếm gần 30% tổng xuất khẩu gạo của Việt Nam. Tính chung trong 8 tháng đầu năm, Trung Quốc nhâp khẩu khoảng 1,18 triệu tấn gạo Việt Nam, tăng 31% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc (FAO) dự báo năm nay Trung Quốc sẽ nhập khẩu 3,2 triệu tấn gạo, tăng 6,7% so với năm 2014.

3) Indonesia cũng đang rục rịch mua gạo. Mặc dù cho tới gần đây cơ quan lương thực quốc gia nước này (Bulog) vẫn tuyên bố chưa chắc sẽ cần nhập khẩu gạo trong năm nay, bởi hạn hán đang cản trở việc trồng lúa ở quốc gia này. Oryza mới đây dẫn lời phó Tổng thống Indonesia, Jusuf Kalla cho biết, hơn 200.000 ha lúa của nước này đang thiếu nước, và có hơn 30.000 ha có nguy cơ mất trắng do hạn hán.

Chủ tịch danh dự Hiệp hội Xuất khẩu Gạo Thái Lan, Chookiat Ophaswongse cho rằng Indonesia sẽ cần mua khoảng 500.000 tấn vào cuối năm nay, khi không thể sản xuất đủ gạo để tiêu thụ trong nước, ít nhất vào thời điểm hiện tại. Nhiều khả năng nước này sẽ cần nhập khẩu tổng cộng 1-1,5 triệu tấn bởi dự trữ gạo của Bulog hiện chỉ đạt 1,5 triệu tấn, trong khi mức cần thiết là 2,5-3 triệu tấn.

4) Các chuyên gia khí tượng đã nâng dự báo về cường độ của El Nino, dự kiến sẽ kéo dài sang năm 2016 và chắc chắn sẽ làm giảm sản lượng gạo của nhiều quốc gia trong khu vực, giảm sản lượng lúa mì Australia, đậu tương Ấn Độ và ngô Trung Quốc. Với lúa gạo, sản lượng giảm sẽ được bù đắp ngay bởi lượng tồn trữ, nhưng sản lượng sẽ làm giảm dần lượng gạo tồn trữ.

5) Lượng tồn trữ gạo của chính phủ Thái tích từ những chương trình thu mua tạm trữ trước hiện vào khoảng 13 triệu tấn, nhưng chỉ có khoảng 9 triệu tấn còn đủ chất lượng làm lương thực cho con người, bởi thời gian bảo quản lâu nên hư hỏng nhiều.

FAO cho biết thêm rằng tồn trữ gạo của 5 nước xuất khẩu hàng đầu thế giới đang giảm dần đều, sau khi xuất khẩu mạnh trong năm 2014, và tỷ lệ tồn trữ-sử dụng (tồn trữ so với tiêu thụ và xuất khẩu) sẽ giảm xuống 19% trong niên vụ 2015/16, mức thấp nhất kể từ niên vụ 2007/08. Điều này chứng tỏ nguồn cung đang giảm sút, mặc dù còn khá nhiều để sử dụng trong giai đoạn El Nino.

Tuy nhiên, khả năng giá hồi phục nhiều sẽ khó xảy ra, bởi thị trường này sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng nhiều bởi xu hướng tỷ giá tiền tệ, trong bối cảnh các nhà xuất khẩu đang tận dụng cơ hội nội tệ giảm giá so với USD để gia tăng xuất khẩu. Bên cạnh đó, việc giá dầu giảm cũng ảnh hưởng tới khả năng tăng giá lương thực bởi nhu cầu nguyên liệu sản xuất nhiên liệu sinh học sụt giảm.

Dự báo về cung – cầu

Trong báo cáo triển vọng lúa gạo 2015 công bố tháng 9, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo sản lượng gạo toàn cầu năm 2015/16 (quy xay) sẽ đạt khoảng 475,8 triệu tấn, giảm khoảng 1% so với năm trước do năng suất dự báo sẽ sụt giảm. Đông Nam Á, Bắc Phi và Bắc Mỹ dự báo sẽ là toàn bộ nguyên nhân sụt giảm sản lượng toàn cầu. USDA cũng hạ dự báo triển vọng sản lượng gạo năm 2015-2016 của Myanmar, Philippines, Trung Quốc, Ai Cập, Guyana và Mỹ, nhưng nâng dự báo sản lượng của Australia, Chile và EU.

USDA dự báo diện tích trồng lúa toàn cầu 2015-2016 đạt kỷ lục 160,9 triệu ha, tăng so với 160,5 triệu hạ năm 2014-2015. Trong khi diện tích gieo cấy tại Bangladesh và Ấn Độ tăng, diện tích tại Myanmar, Campuchia, Nigeria, Thái Lan và Mỹ lại giảm. Năng suất bình quân ước đạt 4,42 tấn/ha, giảm nhẹ so với 4,46 tấn/ha năm 2014-2015.

Tiêu thụ gạo toàn cầu 2015-2015 ước đạt 487,4 triệu tấn, tăng 1% so với năm trước, nhưng giảm nhẹ so với 487,8 triệu tấn dự báo tháng trước.

Tồn kho cuối vụ năm 2015-2016 dự đoán giảm 11,5% xuống 90,2 triệu tấn, giảm so với 90,5 triệu tấn dự báo hồi tháng 8. Tỷ lệ dự trữ-tiêu thụ 2014-2015 đạt 18,5%, giảm so với 21% năm trước.

USDA dự báo mậu dịch gạo thế giới năm 2015 sẽ đạt khoảng 42,5 triệu tấn, giảm khoảng 2% so với 43,4 triệu tấn năm 2014.USDA ước tính xuất khẩu gạo của Thái Lan năm 2015 giảm 18%, tương ứng 2 triệu tấn, nhưng nâng dự báo xuất khẩu của Ấn Độ, Pakistan và Mỹ. Về phía xuất khẩu, USDA nâng dự báo xuất khẩu gạo của Ấn Độ nhờ nguồn cùng dồi dào, tuy nhiên, xuất khẩu gạo của Việt Nam và Mỹ có thể giảm. Về phía nhập khẩu, USDA hạ triển vọng đối với Brazil.

Cho tới thời điểm này vẫn khó có thể dự báo Ấn Độ hay Thái Lan sẽ là nước xuất khẩu gạo số 1 thế giới trong năm nay. Chủ tịch danh dự của Hiệp hội xuất khẩu gạo Thái, ông Chookiat dự báo Thái Lan có thể xuất khẩu khoảng 9 triệu tấn gạo trong năm nay, vượt khối lượng của Ấn Độ, nhưng chưa rõ Ấn Độ sẽ xuất khẩu bao nhiêu trong những tháng sắp tới.

Theo ước tính của USDA, thương mại gạo toàn cầu năm 2016 đạt 42,2 triệu tấn, giảm nhẹ so với 42,3 triệu tấn dự báo tháng trước và giảm nhẹ so với 42,5 triệu tấn năm 2015. USDA hạ triển vọng xuất khẩu gạo của Myanmar và Mỹ trong năm 2016 trong khi nâng dự báo xuất khẩu của Ấn Độ và Australia. Cơ quan này cũng nâng dự báo nhập khẩu gạo của Indonesia.

Nguồn: Theo NhanhieuViet.gov.vn

Các tin khác

Hàng Tết giá chỉ từ 1.000 đồng tại Co.opmart, Co.opxtra

Hàng Tết giá chỉ từ 1.000 đồng tại Co.opmart, Co.opxtra

Co.opmart, Co.opXtra tập trung ưu đãi giá tốt cho các mặt hàng thực phẩm tốt cho sức khỏe, được chế biến sẵn nhằm phục vụ cho các bữa tiệc tất niên, chào năm mới.
[Infographic] Xăng tăng, dầu giảm trong kỳ điều hành 12/12

[Infographic] Xăng tăng, dầu giảm trong kỳ điều hành 12/12

Giá xăng tăng (trừ E5 RON 92), dầu tiếp tục giảm từ 15h hôm nay, sau điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính. Giá xăng RON 95-III tăng 30 đồng lên 20.590 đồng một lít. E5 RON 92 giữ nguyên ở mức 19.860 đồng một lít.
Đưa sản phẩm chất lượng từ Nga đến gần hơn với người tiêu dùng Việt Nam

Đưa sản phẩm chất lượng từ Nga đến gần hơn với người tiêu dùng Việt Nam

Mới đây, Mena Gourmet Market đã chính thức ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược với SVD-Group LLC, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong việc đưa các sản phẩm chất lượng cao từ Nga đến gần hơn với người tiêu dùng Việt Nam.
Liên kết bán hàng lưu động để bình ổn thị trường Tết

Liên kết bán hàng lưu động để bình ổn thị trường Tết

Ngày 10/12, Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh phối hợp cùng Công ty MVCPRO và các đơn vị bán lẻ, phân phối, kinh doanh hàng tiêu dùng cùng các đơn vị ví thanh toán điện tử tổ chức chương trình "Bán hàng lưu động - Bình ổn thị trường Tết 2025”.
[Infographic] Bán lẻ hàng hóa 11 tháng năm 2024 tăng 8,8% so với cùng kỳ

[Infographic] Bán lẻ hàng hóa 11 tháng năm 2024 tăng 8,8% so với cùng kỳ

Các giải pháp đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng những tháng cuối năm đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng ngành dịch vụ. tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 5.822,3 nghìn tỷ đồng, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 tăng 9,7%),
Quy định mới về cơ chế, chính sách quản lý giá dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa

Quy định mới về cơ chế, chính sách quản lý giá dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa

Bộ Giao thông vận tải vừa ban hành Thông tư Quy định cơ chế, chính sách quản lý giá dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa và giá dịch vụ chuyên ngành hàng không. Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.
Bộ Tài chính đề xuất bãi bỏ 24 Thông tư trong lĩnh vực giá

Bộ Tài chính đề xuất bãi bỏ 24 Thông tư trong lĩnh vực giá

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ 24 Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính trong lĩnh vực giá.
TP. Hồ Chí Minh hợp tác hỗ trợ đưa sản phẩm của các địa phương vào kênh phân phối

TP. Hồ Chí Minh hợp tác hỗ trợ đưa sản phẩm của các địa phương vào kênh phân phối

Sơ kết 1 năm triển khai Chương trình hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh vùng Duyên hải Trung Bộ, UBND TP. Hồ Chí Minh cho biết, nhiều sản phẩm hàng hóa địa phương hợp tác đã được đưa vào kênh phân phối trên địa bàn thành phố.
Đưa nông sản Đà Lạt đến gần hơn với người tiêu dùng toàn quốc

Đưa nông sản Đà Lạt đến gần hơn với người tiêu dùng toàn quốc

Không chỉ dừng lại ở việc phân phối sản phẩm, Mena Gourmet Market còn cam kết quảng bá hình ảnh của các đối tác qua những kênh bán lẻ hiện đại như thương mại điện tử, siêu thị và các sự kiện xúc tiến thương mại...
Doanh nghiệp bán lẻ “rộn ràng” vào mùa kinh doanh Tết

Doanh nghiệp bán lẻ “rộn ràng” vào mùa kinh doanh Tết

Nhiều hệ thống bán lẻ liên tục tung ra chương trình, ưu đãi hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng, cũng như chuẩn bị nguồn nhân lực, hàng hóa dồi dào cho vụ “thu hoạch” tập trung cuối năm.
Cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Để tăng cường kiểm soát tình hình, kịp thời phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn hiệu quả các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn cả nước dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia triển khai cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả từ ngày 1/12/2024 đến 28/2/2025.
Bộ Tài chính đề xuất đánh thuế VAT với đơn hàng giá trị nhỏ nhập khẩu

Bộ Tài chính đề xuất đánh thuế VAT với đơn hàng giá trị nhỏ nhập khẩu

Bộ Tài chính vừa đề xuất bỏ quy định miễn thuế giá trị gia tăng (VAT) với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ bán qua chuyển phát nhanh, nhằm tránh thất thu thuế, đảm bảo công bằng với hàng sản xuất trong nước và thông lệ quốc tế.
[Infographic] Giá xăng, dầu tăng trong kỳ điều hành 28/11

[Infographic] Giá xăng, dầu tăng trong kỳ điều hành 28/11

Từ 15h ngày 28/11/2024, giá xăng RON 95 tăng lên 20.850 đồng/lít. Từ đầu năm đến nay, mặt hàng này đã có 22 lần tăng giá và 26 lần giảm giá. Theo đó, cơ quan điều hành quyết định tăng 500 đồng/lít với xăng E5 RON 92 và tăng 330 đồng trên mỗi lít xăng RON 95.
Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng

Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 121/CĐ-TTg ngày 26/11/2024 về việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng.
TP. Hồ Chí Minh triển khai cổ động Chương trình nhận diện hàng Việt Nam

TP. Hồ Chí Minh triển khai cổ động Chương trình nhận diện hàng Việt Nam

UBND TP. Hồ Chí Minh triển khai hưởng ứng Chương trình nhận diện hàng Việt Nam thường niên trên địa bàn năm 2024.
Xem thêm
Hội nghị Ban chấp hành Công đoàn Cơ quan NHNN Trung ương lần thứ 4, khóa III, nhiệm kỳ 2023-2028

Hội nghị Ban chấp hành Công đoàn Cơ quan NHNN Trung ương lần thứ 4, khóa III, nhiệm kỳ 2023-2028

Ngày 19/12/2024, tại Hà Nội, Công đoàn Cơ quan NHNN Trung ương tổ chức Hội nghị Ban chấp hành Công đoàn Cơ quan NHNN Trung ương lần thứ 4, khóa III, nhiệm kỳ 2023-2028 và đánh giá kết quả thực hiện quy chế phối hợp giữa Thủ trưởng Hành chính và Ban Thường vụ Công đoàn Cơ quan NHNN Trung ương năm 2024. Tham dự và chủ trị Hội nghị có đồng chí Đào Minh Tú - Phó Thống đốc Thường trực NHNN, Chủ tịch Công đoàn Ngân hàng Việt Nam, Thủ trưởng Hành chính Cơ quan NHNN Trung ương.
Đặt mục tiêu phục vụ 22-23 triệu lượt khách du lịch quốc tế trong năm 2025

Đặt mục tiêu phục vụ 22-23 triệu lượt khách du lịch quốc tế trong năm 2025

Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch đã diễn ra vào ngày 18/12
Bất động sản Việt một năm nhìn lại với nhiều “lát cắt”

Bất động sản Việt một năm nhìn lại với nhiều “lát cắt”

Những thay đổi to lớn trong năm 2024 về chính sách, xu hướng đầu tư hay bối cảnh kinh doanh là cơ sở để chúng ta tiếp tục giữ tầm nhìn lạc quan về thị trường bất động sản Việt Nam.
Công đoàn Ngân hàng Việt Nam: Chủ động, sáng tạo đưa nghị quyết Công đoàn các cấp vào cuộc sống

Công đoàn Ngân hàng Việt Nam: Chủ động, sáng tạo đưa nghị quyết Công đoàn các cấp vào cuộc sống

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - ông Phan Văn Anh đánh giá cao tính chủ động sáng tạo trong hoạt động của Công đoàn Ngân hàng Việt Nam.
tang toc xac thuc sinh trac hoc truoc gio g

Tăng tốc xác thực sinh trắc học trước "giờ G"

Theo quy định từ ngày 1/1/2025 tất cả tài khoản của khách hàng sẽ không thể thực hiện được các giao dịch trực tuyến và chuyển hay rút tiền tại cây ATM nếu chưa hoàn thành xác thực sinh trắc học. Do đó, các ngân hàng đang gấp rút tiến hành cập nhật giấy tờ và dữ liệu sinh trắc học cho khách hàng để không bị gián đoạn khi giao dịch.
2024 nam danh dau thanh cong hoat dong he thong ngan hang

2024 - Năm đánh dấu thành công hoạt động hệ thống ngân hàng

Ngày 14/12/2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành Ngân hàng năm 2025. Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đến dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
nhnn gap mat cuoi nam voi cac dinh che tai chinh tien te quoc te

NHNN gặp mặt cuối năm với các định chế tài chính, tiền tệ quốc tế

Ngày 13/12/2024, tại Hà Nội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng đã chủ trì buổi gặp mặt cuối năm với các định chế tài chính, tiền tệ quốc tế; các đại sứ, đại diện các tổ chức quốc tế; Nhóm công tác ngân hàng, các tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam.
ngan hang nha nuoc luon theo sat dien bien ty gia va san sang can thiep thi truong

Ngân hàng Nhà nước luôn theo sát diễn biến tỷ giá và sẵn sàng can thiệp thị trường

Tại phiên chất vấn Quốc hội thuộc lĩnh vực ngân hàng, các đại biểu đã rất quan tâm đến việc điều hành thị trường ngoại hối và những giải pháp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) để ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối. Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã trả lời về vấn đề này.
thong doc nguyen thi hong tra loi dai bieu quoc hoi ve cac chinh sach binh on thi truong vang

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng trả lời đại biểu Quốc hội về các chính sách bình ổn thị trường vàng

Thị trường vàng, với vai trò là một phần quan trọng trong nền kinh tế tài chính, đã thu hút sự quan tâm đặc biệt từ các đại biểu tại phiên chất vấn Quốc hội ngày 11/11. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đã giải đáp những câu hỏi của các đại biểu liên quan đến thị trường vàng.
von tin dung chinh sach giup nguoi dan son la thay doi cuoc song

Vốn tín dụng chính sách giúp người dân Sơn La thay đổi cuộc sống

Là một trong những tỉnh nghèo nhất cả nước, Sơn La đang đổi thay không ngừng dưới sự soi đường của những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Đặc biệt, Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội đã góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, giải quyết việc làm, xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
tiep tuc dieu hanh chinh sach tien te tin dung coi mo hon dam bao von ho tro nen kinh te

Tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng cởi mở hơn, đảm bảo vốn hỗ trợ nền kinh tế

Ngày 17/10/2024, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức Họp báo Thông tin kết quả hoạt động ngân hàng quý III/2024. Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú chủ trì buổi họp báo.
cong bo chuyen giao bat buoc ngan hang cb cho vietcombank va oceanbank cho mb

Công bố chuyển giao bắt buộc Ngân hàng CB cho Vietcombank và OceanBank cho MB

Ngày 17/10/2024, tại Hà Nội, NHNN Việt Nam đã tổ chức Lễ công bố Quyết định chuyển giao bắt buộc Ngân hàng CB cho Vietcombank và OceanBank cho MB. Tới dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc.
nguoi dan phai tra them bao nhieu tien khi gia dien tang 48

Người dân phải trả thêm bao nhiêu tiền khi giá điện tăng 4,8%?

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có quyết định về việc điều chỉnh tăng giá bán lẻ điện bình quân từ ngày 11/10. Theo đó, giá bán lẻ điện bình quân tăng từ mức 2.006,79 đồng/kWh lên mức 2.103,11 đồng/kWh (chưa bao gồm VAT), tương đương mức tăng 4,8% so với giá điện bán lẻ bình quân hiện hành. Theo tính toán của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, với việc tăng giá điện từ ngày 11/10 sẽ khiến các hộ kinh doanh dịch vụ, doanh nghiệp sản xuất, đơn vị hành chính sự nghiệp phải trả thêm bình quân từ 91.000-499.000 đồng/tháng; riêng hộ nghèo được hỗ trợ 30 kWh/tháng, tăng từ 59.000 đồng lên 62.500 đồng/tháng...
ngan hang dong hanh cung doanh nghiep tai thiet sau bao

Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp tái thiết sau bão

Cơn bão nào rồi cũng tan, sau cơn mưa trời sẽ lại sáng, ngành Ngân hàng đã sẵn sàng hỗ trợ để người dân, doanh nghiệp vực dậy sau bão, lũ. Chắc chắn trong thời gian gần nhất, các hỗ trợ của ngành Ngân hàng với doanh nghiệp sẽ mang lại kết quả, giúp doanh nghiệp trở lại hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường, đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
tang von dieu le cho ngan hang vcb la can thiet

Tăng vốn điều lệ cho Ngân hàng VCB là cần thiết

Mới đây, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã thẩm tra sơ bộ tờ trình Chính phủ về đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam từ nguồn lợi nhuận còn lại luỹ kế đến hết năm 2018 và lợi nhuận còn lại của năm 2021. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Vũ Hồng Thanh chủ trì phiên họp.
Đồng Tháp: Năm 2024, dư nợ tín dụng ước tăng 10%

Đồng Tháp: Năm 2024, dư nợ tín dụng ước tăng 10%

Ngành Ngân hàng Đồng Tháp dự tính đến cuối năm 2024 tổng dư nợ tín dụng tại địa bàn tỉnh này đạt khoảng 117.510 tỷ đồng, tăng trưởng 10% so với đầu năm.
Góp sức phát triển kinh tế địa phương

Góp sức phát triển kinh tế địa phương

Là ngân hàng chủ lực trong đầu tư phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi luôn dành 75-85% tổng dư nợ cho lĩnh vực này.
Vốn ngân hàng góp sức để Triệu Phong “thay áo mới”

Vốn ngân hàng góp sức để Triệu Phong “thay áo mới”

Trong thời gian qua, triển khai các chủ trương của Đảng, chương trình hành động của Chính phủ và phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM), với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, hưởng ứng của người dân và sự tiếp sức về nguồn vốn tín dụng của Agribank, chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn huyện Triệu Phong (Quảng Trị) mang lại kết quả tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao.
Sun Group khởi công tổ hợp nghỉ dưỡng - giải trí - thương mại trị giá 13.000 tỷ đồng tại Phú Quốc

Sun Group khởi công tổ hợp nghỉ dưỡng - giải trí - thương mại trị giá 13.000 tỷ đồng tại Phú Quốc

Chiều 10/12, tại Hòn Thơm, Phú Quốc, Tập đoàn Sun Group đã tổ chức lễ khởi công dự án Tòa tháp Khát Vọng - Aspira Tower, với tổng mức đầu tư lên đến 13.000 tỷ đồng.
VietinBank được vinh danh trong Top 50 Doanh nghiệp niêm yết thực hành quản trị công ty tốt nhất

VietinBank được vinh danh trong Top 50 Doanh nghiệp niêm yết thực hành quản trị công ty tốt nhất

Ngày 05/12/2024, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank – mã CK: CTG) đã vinh dự được xướng tên trong danh sách 50 Doanh nghiệp niêm yết (DNNY) tiên phong và cam kết nâng cao quản trị công ty Việt Nam – VNCG50 tại Diễn đàn thường niên Quản trị công ty (AF7).
Chính thức khai trương căn hộ mẫu The Nelson Private Residences

Chính thức khai trương căn hộ mẫu The Nelson Private Residences

Ngày 26/11/2024, tại Hà Nội, Indochina Capital (ICC) đã tổ chức thành công lễ khai trương căn hộ mẫu The Nelson Private Residences tại Láng Hạ, quận Ba Đình, Hà Nội.
Cuối năm, thị trường phía Đông TP. Hồ Chí Minh “tăng nhiệt” với dự án Top 1 tại Vinhomes Grand Park

Cuối năm, thị trường phía Đông TP. Hồ Chí Minh “tăng nhiệt” với dự án Top 1 tại Vinhomes Grand Park

Trước những biến động của nền kinh tế, các nhà đầu tư có xu hướng chuyển dịch dòng tiền sang bất động sản với phân khúc căn hộ - ngôi sao sáng đang dẫn đầu thị trường. Trong đó, dự án The Opus One, thuộc đại đô thị Vinhomes Grand Park, được đánh giá là sản phẩm đầu tư hấp dẫn bậc nhất phía Đông TP. Hồ Chí Minh hiện nay.
TPBank ra mắt dịch vụ bảo lãnh dự thầu điện tử kết nối hệ thống mạng đấu thầu quốc gia (e-GP)

TPBank ra mắt dịch vụ bảo lãnh dự thầu điện tử kết nối hệ thống mạng đấu thầu quốc gia (e-GP)

Tiếp nối thành công từ tính năng bảo lãnh dự thầu online trên TPBank Biz ra mắt vào cuối năm 2023, TPBank không ngừng đổi mới, cải tiến công nghệ và có những bước tiến đầu tiên đánh dấu sự “chuyển mình” trong công cuộc số hóa quy trình đấu thầu qua mạng, bằng việc kết nối trực tiếp tới hệ thống mạng đấu thấu quốc gia (e-GP) để phát hành bảo lãnh dự thầu điện tử ký số 100% thay thế hoàn toàn bảo lãnh giấy.
Bac A Bank ra mắt ứng dụng ngân hàng điện tử phiên bản mới

Bac A Bank ra mắt ứng dụng ngân hàng điện tử phiên bản mới

Với mục đích tối ưu và nâng tầm trải nghiệm khách hàng, từ 16/12/2024, BAC A BANK chính thức ra mắt ứng dụng Mobile Banking phiên bản mới với nhiều cải tiến về giao diện và tính năng, đáp ứng tối đa nhu cầu của người dùng.
VietinBank mở rộng thanh toán xuyên biên giới sang Lào

VietinBank mở rộng thanh toán xuyên biên giới sang Lào

Tiếp nối Thái Lan, Lào trở thành điểm đến tiếp theo của dịch vụ thanh toán QR xuyên biên giới do VietinBank tiên phong triển khai.
Tự do tận hưởng, thoải mái chi tiêu với thẻ tín dụng miễn 100% phí của SHB

Tự do tận hưởng, thoải mái chi tiêu với thẻ tín dụng miễn 100% phí của SHB

Với thông điệp “Tự do tận hưởng”, thẻ SHB Mastercard Truly Free của SHB giúp khách hàng gạt bỏ những bận tâm về các loại chi phí và thoải mái trong chi tiêu, chắp cánh người trẻ Việt Nam sống tự do theo đuổi đam mê và tận hưởng từng khoảnh khắc trong cuộc sống.
Sacombank chi hơn 33 tỷ đồng tri ân khách hàng mừng sinh nhật 33 tuổi

Sacombank chi hơn 33 tỷ đồng tri ân khách hàng mừng sinh nhật 33 tuổi

Từ ngày 09/12 đến hết ngày 31/12/2024, Sacombank triển khai chương trình “Đón sinh nhật vàng – Trọn tháng tri ân” với tổng giá trị giải thưởng lên đến hơn 33 tỷ đồng nhằm thay lời cảm ơn đến tất cả các khách hàng đã tin tưởng, đồng hành nhân dịp kỷ niệm 33 năm thành lập Ngân hàng (21/12/1991 – 21/12/2024).
KienlongBank ra mắt Ngân hàng số X-Digi: Cách mạng hóa hành trình dịch vụ khách hàng

KienlongBank ra mắt Ngân hàng số X-Digi: Cách mạng hóa hành trình dịch vụ khách hàng

Ngoài tốc độ và sự tiện lợi khi cho phép các giao dịch tài chính diễn ra 24/7/365, nền tảng Ngân hàng số X-Digi của KienlongBank còn mang đến tính cá nhân hóa đặc biệt, phù hợp với nhu cầu của đa dạng phân khúc khách hàng, góp phần đưa đến các dịch vụ số toàn diện nhất.
Đồng hành chuyển đổi số cùng khách hàng, ngân hàng chinh phục trái tim của các tiểu thương

Đồng hành chuyển đổi số cùng khách hàng, ngân hàng chinh phục trái tim của các tiểu thương

Số hóa đang thay đổi diện mạo của ngân hàng, mang đến những dịch vụ thông minh, nhanh chóng và phù hợp hơn với nhu cầu của từng khách hàng.
BIDV hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa do nữ làm chủ

BIDV hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa do nữ làm chủ

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là đơn vị đầu tiên trong hệ thống ngân hàng vừa nhận được giải thưởng “Đầu tư sáng tạo bình đẳng giới”. Giải thưởng được trao trong khuôn khổ chương trình “Hành trình tiến tới Bình đẳng và Thịnh vượng & Lễ trao tặng UN Women WEPs Awards 2024” do Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) và Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam (VWEC), Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp thực hiện.
Phiên bản di động