TP. Hồ Chí Minh: Phát triển công nghiệp hỗ trợ, tăng tỷ lệ nội địa hóa
Trong đó, tỷ lệ nội địa hóa của 4 ngành công nghiệp trọng yếu là 58,4%, tỷ lệ nhập khẩu là 41,6%; tỷ lệ nội địa hóa của 2 ngành công nghiệp truyền thống là 47,8%, tỷ lệ nhập khẩu là 52,2%.
TP. Hồ Chí Minh nâng tỷ lệ nội địa hóa trong ngành công nghiệp hỗ trợ để từng bước tự chủ nguồn nguyên liệu, linh phụ kiện trong nước |
Ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phát triển Công nghiệp hỗ trợ thành phố cho biết, thành phố xác định phát triển công nghiệp hỗ trợ gắn với doanh nghiệp nhỏ và vừa giữ vai trò then chốt, xuyên suốt nhằm thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp của thành phố; tập trung huy động các thành phần kinh tế tham gia phát triển công nghiệp, trọng tâm là thành phần kinh tế tư nhân; và tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ để từng bước tự chủ nguồn nguyên vật liệu, linh phụ kiện trong nước trên cơ sở thực hiện Nghị quyết số 115/NQ-CP 8 năm 2020 của Chính phủ về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ; phát triển công triển công nghiệp hỗ trợ trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của thành phố và khai thác được các cơ hội trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Do đó, thành phố hướng đến triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao năng lực và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, nâng cao năng lực cung ứng, đầu tư phát triển chất lượng nguồn nhân lực để tăng khả năng cạnh tranh, đáp ứng thị trường trong nước và xuất khẩu, từng bước tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu; nâng cao khả năng liên kết của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, sử dụng hiệu quả quỹ đất trong các khu chế xuất, khu công nghiệp và khu công nghệ cao nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố. Ngoài ra, thành phố sẽ đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục, phát triển sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh tình hình kinh tế toàn cầu gặp nhiều khó khăn và biến động; triển khai đồng bộ các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phát triển cả về số lượng và chất lượng, cải thiện năng lực sản xuất; thành lập khu công nghiệp mới thu hút đầu tư các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Trong năm 2024 và năm 2025, thành phố sẽ hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đầu tư phát triển, mở rộng thị trường; kết nối cung cầu sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; thành phố cũng hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý đáp ứng yêu cầu của các chuỗi sản xuất toàn cầu trong quản trị doanh nghiệp, quản trị sản xuất. Đồng thời, ngành công thương thành phố cũng sẽ hỗ trợ đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của các ngành sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; thành phố cũng hỗ trợ giải quyết nhu cầu về mặt bằng sản xuất cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ như triển khai thực hiện Đề án thí điểm chuyển đổi 5 khu chế xuất, khu công nghiệp giai đoạn 2023 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045…
“Thành phố sẽ vận hành Cổng thông tin công nghiệp hỗ trợ thành phố qua đó vận hành và hoàn thiện cổng cơ sở dữ liệu sản phẩm công nghiệp chủ lực và công nghiệp hỗ trợ; đồng thời điều tra, đánh giá tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn… để có thể phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ của thành phố”, ông Hoan cho biết.