TP. Hồ Chí Minh sẵn sàng nguồn lực phát triển Trung tâm tài chính toàn diện
![]() |
Các diễn giả trình bày phương pháp hợp tác ngành tài chính xanh trong tương lai |
Giai đoạn đầu là phát triển các nền tảng vững chắc cho một Trung tâm tài chính quốc gia (2025-2030), sau đó trở thành Trung tâm tài chính khu vực (2031-2035), tiến tới Trung tâm tài chính quốc tế và toàn cầu (sau 2035).
Để hoàn thành được mục tiêu này, theo Phó Chủ tịch Vũ Văn Hoan, trước tiên, TP. Hồ Chí Minh cần phát triển hạ tầng, khu vực kinh tế dịch vụ và sức cầu của tiêu dùng dân cư. Cải thiện môi trường kinh doanh - đầu tư và môi trường sống của thành phố, xây dựng văn hóa sử dụng tiếng Anh trong Trung tâm tài chính quốc tế; chú trọng phát triển nền tảng tài chính hiện đại, nền tảng kinh tế số, tài chính số, có khả năng liên kết, kết hợp với các định chế tài chính truyền thống, có môi trường thu hút khởi nghiệp sáng tạo, khuyến khích doanh nghiệp phát triển sản phẩm, tổ chức và thị trường tài chính mới…; thu hút được các nhà đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh, có khả năng xây dựng các khu phức hợp đa năng, hiện đại và cam kết đảm bảo tiến độ đầu tư, cam kết đầu tư lâu dài và quảng bá Trung tâm tài chính quốc tế Việt Nam tới các nhà đầu tư trong và ngoài nước đặc biệt là có tầm ảnh hưởng để thu hút được các định chế tài chính lớn.
Đồng thời, thu hút các nhà đầu tư trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo, trí tuệ nhân tạo, nghiên cứu phát triển (R&D), khởi nghiệp, công nghiệp ưu tiên phát triển, công nghệ tài chính (fintech), dữ liệu lớn…; tập trung các tổ chức và thị trường tài chính theo hướng cụm ngành để khai thác tác động cộng hưởng, tương hỗ của dịch vụ tài chính khác nhau và dịch vụ hỗ trợ; thu hút các nhà đầu tư phát triển các dịch vụ phụ trợ, tiện ích chất lượng cao hỗ trợ cho Trung tâm tài chính.
Bà Nguyễn Trúc Vân, Giám đốc Trung tâm Mô phỏng và Dự báo kinh tế - xã hội TP. Hồ Chí Minh thông tin, thành phố đang xem xét phương án Trung tâm tài chính quốc tế của TP. Hồ Chí Minh được phát triển dựa trên khu phố tài chính ở Trung tâm hiện hữu thuộc Quận 1 và hình thành khu phố tài chính ở Thủ Thiêm. Hai khu phố này sẽ bổ sung cho nhau với các dịch tài chính truyền thống vẫn sẽ tập trung ở khu phố tài chính hiện tại; các dịch vụ tài chính có tính sáng tạo sẽ tập trung ở khu phố mới.
Trung tâm tài chính quốc tế TP. Hồ Chí Minh sẽ bao gồm 3 cấu phần là Thị trường tiền tệ và hệ thống ngân hàng, Thị trường vốn và Thị trường hàng hóa phái sinh.
Trong đó, thị trường tiền tệ và hệ thống ngân hàng phát triển các dịch vụ, thị trường và tổ chức tín dụng truyền thống đóng vai trò phát triển hệ thống tiền tệ và ngân hàng quốc gia; xây dựng khung quản lý nhà nước hướng tới các chuẩn mực quốc tế; đột phá dịch vụ tài chính mới gồm: Ngân hàng số (digital banking) và Fintech.
Thị trường vốn phát triển thị trường cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp thành hai trụ cột của thị trường vốn quốc gia; ưu tiên các chính sách cần thiết để thị trường cổ phiếu được xếp hạng là thị trường mới nổi,phát triển thị trường vốn theo hướng đa năng, tích hợp nhiều dịch vụ tài chính.
Còn thị trường hàng hóa phái sinh hình thành và phát triển Sở Giao dịch Hàng hóa TP. Hồ Chí Minh. Khuyến khích xây dựng và hình thành hệ sinh thái lĩnh vực mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa cũng như giao dịch phái sinh hàng hóa. Xây dựng cơ chế liên thông với Sở giao dịch hàng hóa nước ngoài.
Theo các chuyên gia, muốn trở thành Trung tâm tài chính của khu vực và thế giới, TP. Hồ Chí Minh cần lựa chọn đột phá các dịch vụ tài chính mới như fintech và ngân hàng số, kết nối fintech và các startups trong các lĩnh vực kinh doanh khác.
Đặc biệt, theo định hướng phát triển tài chính xanh, cần thực hiện cơ chế, sản phẩm tài chính xanh để hỗ trợ thành phố chuyển đổi sang nền kinh tế bền vững và mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 của Việt Nam vào năm 2050. Song, quan trọng nhất vẫn là sự chuẩn bị nguồn lực cho sự bứt phá của thành phố trong việc xây dựng, phát triển và vận hành Trung tâm tài chính quốc tế toàn diện.
Bàn về vấn đề này, ông Michael Chin, Thành viên HĐQT độc lập Tập đoàn Vingroup và Ngân hàng Pepper Savings chia sẻ kinh nghiệm về Trung tâm tài chính khu vực Đông Bắc Á của Hàn Quốc đã đạt được thành quả nhất định thông qua xây dựng cơ sở hạ tầng, cải cách quy định và đổi mới công nghệ, xây dựng cơ sở hạ tầng tài chính toàn cầu… Nhất là hệ thống tài chính xanh có ý nghĩa rất quan trọng đối với Hàn Quốc, là hoạt động tài chính “với mục tiêu phát triển kinh tế bền vững và bảo vệ môi trường”; hỗ trợ giảm phát thải carbon thông qua trái phiếu xanh và trái phiếu bền vững; thị trường carbon và việc vận hành Hệ thống giao dịch phát thải Hàn Quốc (K-ETS). Hỗ trợ tài chính lâu dài cho các dự án năng lượng tái tạo.
Qua bài học kinh nghiệm từ Hàn Quốc, chiến lược phát triển Trung tâm tài chính TP. Hồ Chí Minh cần tập trung xây dựng thị trường tiềm năng, tài chính chuỗi cung ứng (SCF) và xây dựng trung tâm tài chính thương mại, tạo dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, tài chính số, fintech, back office… Tập trung áp dụng tài chính xanh (Green Finance) và hệ sinh thái tài chính bền vững.
“Vì tầm quan trọng của tài chính xanh đối với tương lai phát triển là vô cùng quan trọng, nên chính quyền TP. Hồ Chí Minh nên tập trung nguồn lực xây dựng trung tài chính quốc tế tiềm năng của Thành phố bắt đầu tư cơ sở hạ tầng tài chính tài chính xanh, tài chính chuỗi cung ứng (SCF) và xây dựng trung tâm tài chính thương mại. Từ đó hướng đến trung tâm của khu vực Đông Nam Á với đa dạng dịch vụ tài chính số, fintech, back office, hình thành các cơ sở hạ tầng IT, áp dụng hệ sinh thái tài chính bền vững và tài chính xanh, carbon credit…”, ông Michael Chin chia sẻ.
Các tin khác

Việt Nam - Brazil: Quyết tâm đưa thương mại song phương lên 15 tỷ USD vào năm 2030

Khó khăn “cản bước” giải ngân vốn đầu tư công

Cơ hội mới cho doanh nghiệp đầu tư vào Khánh Hòa

Lạm phát đang hối thúc NHTW Nhật tăng tiếp lãi suất

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 27/3

Dữ liệu - “nguồn tài nguyên mới” để Việt Nam vươn lên

Bốn nhóm rào cản “kìm hãm” dòng vốn đầu tư vào Đồng bằng sông Cửu Long

Thành lập Tổ công tác về phát triển Trung tâm tài chính TP. Đà Nẵng

Quảng Ngãi: Cần khoảng 10.830 tỷ đồng đầu tư hệ thống cảng biển

Năm 2025 sẽ bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Quy định về đặt hàng giữa Ngân hàng Nhà nước với cơ sở in, đúc tiền

VGMF 2025: Góp phần định hình tương lai sản xuất thông minh

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 26/3

Quảng Ninh sẽ có từ 27-30 bến cảng, hàng hóa thông qua gần 160 triệu tấn

Tuyến đường sắt Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh dự kiến đầu tư sau năm 2030
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Cẩn trọng mua, bán vàng khi thị trường biến động khó lường
Thắp sáng giấc mơ an cư từ dòng vốn chính sách
NHCSXH Quảng Ngãi: Lan tỏa phong trào “Giỏi việc ngân hàng, đảm việc nhà”
Ngành Ngân hàng đang tổ chức và triển khai giải ngân các gói tín dụng ưu đãi

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL

Hải Phòng đón chờ “siêu phẩm” AEON Beta Cinema lần đầu tiên xuất hiện tại đất cảng

Vinhomes ra mắt Vinhomes Wonder City - thành phố của những trải nghiệm thời thượng phía Tây Hà Nội

Ra mắt dịch vụ taxi chất lượng cao - Xanh SM Premium
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

VietinBank dành 60.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất, tiếp sức doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Nguy cơ bị áp thuế đối ứng từ Mỹ: Doanh nghiệp cần chủ động thích ứng

Ngân hàng số - công cụ tài chính hữu ích cho học sinh, sinh viên

NCB ra mắt Ngân hàng số phiên bản 2025 cho khách hàng doanh nghiệp

SeABank triển khai gói vay tín chấp lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ

VietinBank đón dòng vốn đầu tư Hoa ngữ

Mừng tháng 3 rực rỡ của phái đẹp, HDBank tung ngàn ‘deal xinh’ cho chủ thẻ tín dụng
