Chỉ số kinh tế:
Ngày 16/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 24.993 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.777/26.173 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

USD giảm nhẹ khi sự hứng khởi về hòa hoãn thương chiến nhường chỗ cho tâm lý thận trọng

Hà Vy
Hà Vy  - 
Sau khi phục hồi trở lại trong ngày thứ Tư (14/5), đồng USD lại quay đầu giảm nhẹ trong phiên giao dịch châu Á sáng thứ Năm (15/5) khi mà tâm lý thận trọng đang quay trở lại sau quãng thời gian hứng khởi trước việc Mỹ và Trung Quốc tạm dừng cuộc chiến thuế quan. Hiện đồng won của Hàn Quốc đang là tâm điểm chú ý.
aa
USD giảm nhẹ khi sự hứng khởi về hòa hoãn thương chiến nhường chỗ cho tâm lý thận trọng
Đồng won Hàn Quốc biến động mạnh

Theo đó chỉ số USD Index – Thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với 6 đồng tiền chủ chốt khác - đã giảm xuống ngưỡng 100,90, thấp hơn 0,16% so với mức đóng cửa ngày thứ Tư.

Cụ thể đồng bạc xanh giảm 0,17% so với đồng tiền chung, hiện đang được giao dịch ở mức 1,1194 USD/EUR. Nó cũng giảm 0,12% so với đồng bảng Anh xuống mức 1,3274 USD/GBP.

Mức giảm của đồng bạc xanh so với hai đồng tiền trú ẩn an toàn là yên Nhật và franc Thụy sĩ thậm chí còn lớn hơn, khi giảm tương ứng là 0,4% (xuống 146,16 JPY/USD) và giảm 0,3% (xuống 0,8396 CHF/USD).

Mặc dù vậy đồng USD đã lấy lại một phần giá trị sau khi sụt giảm mạnh so với các đồng tiền chủ chốt trong những tuần gần đây do nỗi lo về chính sác thuế quan thất thường của ông Trump. Hiện đồng USD đang hướng tới tuần tăng giá thứ tư liên tiếp. Tuy nhiên đồng bạc xanh vẫn giảm giá khá mạnh so với các đồng tiền cả các thị trường mới nổi.

Tâm điểm chú ý của thị trường sáng nay là đồng won Hàn Quốc sau khi đồng tiền này biến động rất mạnh trong phiên giao dịch qua đêm khi các nhà đầu tư cân nhắc thông tin các quan chức từ Hàn Quốc và Mỹ đã gặp nhau vào tuần trước để thảo luận về tỷ giá hối đoái đôla/won. Nhưng một bài báo từ Bloomberg cho biết, Mỹ không đàm phán để đồng đôla yếu hơn trong khuôn khổ các cuộc đàm phán thuế quan. Điều đó đã giúp xoa dịu thị trường tiền tệ.

Mặc dù vậy, theo các nhà phân tích, nỗi lo chính quyền Mỹ có thể thúc đẩy đồng USD yếu hơn có thể khiến các nhà đầu tư cảnh giác.

Trong khi sự biến động đột ngột của đồng won gợi nhớ đến đợt tăng giá chưa từng có trong hai ngày của đồng tiền Đài Loan vào đầu tháng 5, trùng với thời điểm kết thúc các cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Đài Loan tại Washington, làm dấy lên đồn đoán về một thỏa thuận làm suy yếu đồng bạc xanh để đổi lấy các nhượng bộ thương mại.

“Những thông tin về các cuộc thảo luận về tiền tệ giữa Mỹ và Hàn Quốc, cùng với các dấu hiệu cho thấy chính quyền Trump có thể chấp nhận đồng đôla yếu hơn, đã thúc đẩy đồng won”, Kieran Williams - Giám đốc ngoại hối châu Á tại InTouch Capital Markets cho biết. Tuy nhiên theo chuyên gia này, “sự không chắc chắn rộng hơn xung quanh triển vọng trong nước và căng thẳng thương mại có thể làm giảm đà tăng của đồng won trong tương lai gần”.

Hiện đồng won đang được giao dịch ở mức 1.400,9 KRW/USD sau khi tăng 0,6% trong phiên trước.

Theo các nhà phân tích, hiện các nhà đầu tư đang theo dõi sát dữ liệu bán lẻ của Mỹ sẽ được công bố hôm nay để tìm kiếm thêm thông tin chi tiết về các thỏa thuận thương mại có thể có sau khi căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc giảm bớt.

“Chúng tôi cho rằng đồng đô la sẽ còn tăng giá trong thời gian tới khi những người tham gia thị trường đánh giá lại triển vọng của nền kinh tế Mỹ và toàn cầu sau thỏa thuận thương mại tạm thời giữa Mỹ và Trung Quốc”, Kristina Clifton, một nhà kinh tế tại Ngân hàng Thịnh vượng chung Úc cho biết.

Bên cạnh đó, việc Fed vẫn giữ quan điểm “chờ đợi, quan sát” để đánh giá tác động của chính sách thuế quan tới nền kinh tế trước khi quyết định cắt giảm lãi suất. Trong các phát biểu mới đây, nhiều quan chức Fed cũng khuyến nghị cơ quan này nên “kiên nhẫn”.

“Chúng tôi vẫn đang nín thở”, Chủ tịch Fed Chicago Austan Goolsbee cho biết hôm thứ Tư (14/5) trên chương trình phát thanh Morning Edition của NPR. “Chúng tôi có một loạt tiếng ồn mà chúng tôi đang cố gắng tìm ra đường xuyên suốt”, ông nói với hàm ý các dữ liệu kinh tế cứng hiện nay đang đến những thông tin khá trái ngược.

Trong khi Chủ tịch Fed San Francisco Mary Daly phát biểu với Hiệp hội Ngân hàng California vào thứ Tư (14/5) rằng, Fed đang ở vị thế tốt để ứng phó với bất kỳ điều gì xảy ra ngay lúc này. “Kiên nhẫn là từ ngữ của ngày hôm nay”.

Hiện thị trường đang đặt cược Fed sẽ chỉ cắt giảm lãi suất tổng cộng 50 điểm cơ bản trong năm nay và lần cắt giảm đầu tiên sẽ diễn ra vào tháng 9.

Việc Fed chậm lại tốc độ nới lỏng tiền tệ cũng là một yếu tố hỗ trợ đồng USD.

“Chỉ số đôla có thể tăng thêm 2%-3% trong vài tuần tới. Chúng tôi kỳ vọng đồng euro, bảng Anh và yên sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ ​​sự phục hồi của đồng đôla”, Kristina Clifton dự báo.

Hà Vy

Tin liên quan

Tin khác

Diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế sáng 16/6

Diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế sáng 16/6

Đồng đô la tăng nhẹ, chỉ số Nikkei của Nhật Bản tăng, giá vàng chạm 3.445 USD/oz - mức cao nhất trong hơn một tháng qua, khi thị trường lo ngại về xung đột Trung Đông… là một số diễn biến tài chính tiền tệ quốc tế đáng chú ý trong sáng 16/6.
Vì sao Fed và ECB không còn chung quan điểm về lãi suất?

Vì sao Fed và ECB không còn chung quan điểm về lãi suất?

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự kiến sẽ giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp chính sách vào thứ Tư tuần tới, lần thứ tư liên tiếp. Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vừa hạ lãi suất lần thứ tám trong vòng một năm.
Thị trường chờ đợi gì từ cuộc họp lãi suất của Fed vào tuần tới?

Thị trường chờ đợi gì từ cuộc họp lãi suất của Fed vào tuần tới?

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhiều khả năng sẽ giữ nguyên thông điệp “kiên nhẫn chờ đợi” trong cuộc họp chính sách sắp tới vào thứ Tư, động thái này có thể khiến họ tiếp tục "va chạm" với Tổng thống Donald Trump.
Dữ liệu việc làm, lạm phát yếu chưa đủ để Fed giảm lãi suất vào tuần tới

Dữ liệu việc làm, lạm phát yếu chưa đủ để Fed giảm lãi suất vào tuần tới

Mặc dù thị trường lao động Mỹ đang có dấu hiệu suy yếu và lạm phát tăng thấp hơn dự báo, song theo các nhà kinh tế, chừng đó vẫn chưa đủ để thuyết phục Fed giảm lãi suất tại cuộc họp chính sách diễn ra vào tuần tới.
Chuyên gia: Kế hoạch tước quyền chi trả lãi suất của Fed có thể gây hỗn loạn thị trường

Chuyên gia: Kế hoạch tước quyền chi trả lãi suất của Fed có thể gây hỗn loạn thị trường

Một đề xuất từ Thượng nghị sĩ Cộng hòa Ted Cruz nhằm tước quyền của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong việc chi trả lãi suất cho các ngân hàng gửi tiền tại Fed đang làm dấy lên lo ngại về nguy cơ gây rối loạn đối với việc thực thi chính sách tiền tệ, theo cảnh báo từ các chuyên gia phân tích thị trường.
Chính quyền Trump đưa ra ba kịch bản cho "Ngày Giải phóng 2.0"

Chính quyền Trump đưa ra ba kịch bản cho "Ngày Giải phóng 2.0"

Một cột mốc quan trọng trong cuộc chiến thương mại do Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi xướng đang đến gần, với việc lệnh tạm hoãn 90 ngày đối với các mức thuế quan trong kế hoạch "Liberation Day - Ngày Giải phóng" dự kiến sẽ hết hiệu lực vào ngày 9/7.
Kinh tế Anh sụt giảm mạnh trong tháng 4 do tác động từ thuế quan

Kinh tế Anh sụt giảm mạnh trong tháng 4 do tác động từ thuế quan

Theo dữ liệu chính thức vừa được công bố, sản lượng kinh tế của Anh đã giảm mạnh trong tháng 4, phản ánh những cú sốc mở rộng từ việc Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố loạt thuế quan diện rộng, và việc chấm dứt chính sách giảm thuế đối với giao dịch bất động sản.
Diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế sáng 12/6

Diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế sáng 12/6

Đồng USD giảm giá, thị trường chứng khoán Nhật Bản giảm điểm trong bối cảnh đồng yên mạnh lên, giá vàng tăng lên mức cao nhất từ đầu tuần... là một số diễn biến tài chính tiền tệ quốc tế đáng chú ý trong sáng 12/6.
WB: Thương chiến kéo tăng trưởng toàn cầu xuống thấp nhất kể từ 1960

WB: Thương chiến kéo tăng trưởng toàn cầu xuống thấp nhất kể từ 1960

Thập niên 2020 có thể trở thành giai đoạn có mức tăng trưởng kinh tế yếu nhất kể từ thập niên 1960, Ngân hàng Thế giới (WB) cảnh báo trong một báo cáo công bố hôm thứ Ba.
Fed sẽ chưa giảm lãi suất cho dù ông Trump tiếp tục kêu gọi

Fed sẽ chưa giảm lãi suất cho dù ông Trump tiếp tục kêu gọi

Mặc dù giá tiêu dùng tại Mỹ tăng thấp hơn dự kiến ​​vào tháng 5 và ông Trump tiếp tục kêu gọi Fed giảm lãi suất, nhưng theo các nhà kinh tế, lạm phát được dự báo ​​sẽ tăng tốc trong những tháng tới do tác động của thuế quan chính là lý do Fed sẽ chưa cắt giảm lãi suất tại cuộc họp sắp tới.