Chỉ số kinh tế:
Ngày 20/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 25.031 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.830/26.232 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Vai trò then chốt của quản trị công ty và quản trị biến đổi khí hậu

Bình Minh
Bình Minh  - 
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng có ảnh hưởng sâu rộng đến nền kinh tế và xã hội, quản trị công ty và quản trị biến đổi khí hậu đang trở thành hai yếu tố then chốt quyết định sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Xây dựng năng lực quản trị bền vững không chỉ là yêu cầu tất yếu mà còn là chiến lược dài hạn giúp doanh nghiệp thích ứng với những thách thức về môi trường.
aa
Các diễn giả chia sẻ tại sự kiện
Các diễn giả chia sẻ tại sự kiện

Theo các chuyên gia, quản trị công ty hiện đại không chỉ tập trung vào quản lý tài chính mà còn đòi hỏi sự tích hợp các yếu tố bền vững, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến khí hậu. Tại hội thảo "Quản trị công ty và quản trị biến đổi khí hậu: Góc nhìn từ minh bạch và hiệu quả" do Viện Thành viên Hội đồng Quản trị Việt Nam (VIOD) và Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) tổ chức, ông Simon C.Y. Wong, cố vấn độc lập từ Viện Lãnh đạo Phát triển Bền vững Cambridge (CISL), nhấn mạnh rằng hội đồng quản trị đóng vai trò trung tâm trong việc định hướng và dẫn dắt các hành động khí hậu của doanh nghiệp.

Ông Wong dẫn chứng, tại Thái Lan, Ngân hàng Trung ương yêu cầu các tổ chức tài chính xác định định hướng chiến lược và các biện pháp để giải quyết rủi ro khí hậu. Tại Malaysia, hội đồng quản trị được giao trách nhiệm cập nhật và hiểu rõ các vấn đề bền vững của doanh nghiệp. Điều này cho thấy quản trị công ty không chỉ dừng lại ở quy trình quản lý mà còn là sự chuẩn bị dài hạn trước các thay đổi môi trường.

Vai trò then chốt của quản trị công ty và quản trị biến đổi khí hậu
Toàn cảnh hội thảo

Để đáp ứng yêu cầu nâng hạng thị trường chứng khoán, tính minh bạch trong công bố thông tin tài chính và phi tài chính là yếu tố sống còn. Theo bà Phạm Minh Hương, Giám đốc Dịch vụ Phát triển Bền vững của Deloitte Việt Nam, doanh nghiệp cần đảm bảo tính đầy đủ và hợp lý của thông tin liên quan đến biến đổi khí hậu trong báo cáo tài chính và báo cáo phát triển bền vững. Các chuẩn mực quốc tế như IFRS S1 và S2 yêu cầu công bố minh bạch về rủi ro và cơ hội từ biến đổi khí hậu.

Bên cạnh đó, quản trị rủi ro khí hậu cũng đòi hỏi các doanh nghiệp đánh giá lại các khoản chi phí và dự phòng tổn thất tài sản do thiên tai hoặc các quy định giảm phát thải mới. Đây là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp thích ứng và xây dựng hệ thống quản trị rủi ro toàn diện.

Niềm tin của nhà đầu tư và các đối tác đối với doanh nghiệp phụ thuộc vào hệ thống thông tin minh bạch và kịp thời. Bà Hà Thu Thanh, Chủ tịch VIOD, cho rằng kiểm toán độc lập và quản trị công ty là hai thước đo quan trọng giúp xây dựng niềm tin thị trường. Đặc biệt, việc ký kết hợp tác giữa VIOD và VACPA không chỉ thúc đẩy chuyên môn mà còn là cam kết chung nhằm nâng cao chuẩn mực quản trị.

Bà Vũ Thị Mai, Chủ tịch VACPA, cũng khẳng định việc tăng cường hợp tác giữa hai tổ chức sẽ góp phần phát triển chuyên môn về quản trị công ty và quản trị bền vững, giúp nâng cao tính minh bạch và bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư.

Quản trị công ty và quản trị biến đổi khí hậu không chỉ là nhiệm vụ mà còn là chiến lược tất yếu để doanh nghiệp phát triển bền vững trong tương lai. Việc nâng cao năng lực quản trị, đảm bảo minh bạch thông tin và hợp tác chặt chẽ giữa các tổ chức chuyên môn sẽ là nền tảng giúp doanh nghiệp đối phó hiệu quả với thách thức khí hậu và gia tăng niềm tin từ thị trường.

Bình Minh

Tin liên quan

Tin khác

Tái định nghĩa vai trò phòng nhân sự trong doanh nghiệp hiện đại

Tái định nghĩa vai trò phòng nhân sự trong doanh nghiệp hiện đại

Suốt nhiều thập kỷ qua, phòng nhân sự (HR) thường được nhìn nhận như một bộ phận hành chính thuần túy lo thủ tục tuyển dụng, quản lý hồ sơ, chấm công, tính lương. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường cạnh tranh gay gắt, công nghệ thay đổi chóng mặt và thế hệ lao động mới coi trọng giá trị cá nhân hơn thu nhập, vai trò của phòng nhân sự đã và đang được tái định nghĩa một cách sâu sắc.
Đánh giá hiệu suất nhân sự thời 4.0: KPI hay OKR?

Đánh giá hiệu suất nhân sự thời 4.0: KPI hay OKR?

Chuyển đổi số và sự dịch chuyển mô hình quản trị hiện đại, việc đánh giá hiệu suất nhân sự trở thành một yếu tố then chốt quyết định hiệu quả vận hành và khả năng thích ứng của tổ chức. Tuy nhiên, khi nói đến đo lường hiệu suất, câu hỏi lớn đặt ra cho các doanh nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng - tài chính, là: Nên sử dụng KPI hay OKR?
5 yếu tố phi tài chính giữ chân người tài

5 yếu tố phi tài chính giữ chân người tài

Bối cảnh thị trường lao động cạnh tranh khốc liệt hiện nay và tốc độ “nhảy việc” ngày càng cao, các doanh nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng và tài chính, đứng trước bài toán lớn: Làm sao để giữ chân người tài không chỉ bằng việc tăng lương, thưởng? Câu trả lời không nằm hoàn toàn ở thu nhập, mà nằm ở trải nghiệm tổng thể mà doanh nghiệp mang lại cho nhân viên.
Xây dựng đội ngũ nhân sự tự chủ

Xây dựng đội ngũ nhân sự tự chủ

Giai đoạn hiện nay kinh tế có nhiều biến động, các doanh nghiệp càng nhận ra rằng sự linh hoạt, chủ động và trách nhiệm của từng cá nhân trong tổ chức chính là yếu tố then chốt để thích nghi và phát triển. Từ chỗ quản lý nhân sự theo kiểu “chỉ đạo - kiểm soát”, xu hướng hiện nay là xây dựng đội ngũ tự chủ, nơi mỗi nhân viên không chỉ làm việc mà còn chủ động đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm với kết quả.
Việt Nam thu hút đầu tư từ giới siêu giàu thế giới

Việt Nam thu hút đầu tư từ giới siêu giàu thế giới

Trong bối cảnh kinh tế, địa chính trị toàn cầu biến động mạnh mẽ, dòng tài sản của giới siêu giàu đang chuyển hướng và có xu hướng chọn lọc kỹ lưỡng về điểm đến. Những điểm đến của dòng vốn này cần đảm bảo yếu tố sinh sống và thuận lợi cho đầu tư dài hạn. Từ các thành phố truyền thống đến những quốc gia mới nổi có chính sách thân thiện, bức tranh phân bổ tài sản đang thay đổi nhanh chóng. Trong xu thế đó, Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến tiềm năng nếu nắm bắt cơ hội, cải thiện các điều kiện chính sách, hạ tầng và chất lượng sống.
Tái cấu trúc để tăng trưởng

Tái cấu trúc để tăng trưởng

"Tái cấu trúc để tăng trưởng" là chủ đề của sự kiện Business Forum & Kickoff CYE 2025 do Liên đoàn lãnh đạo và doanh nhân trẻ Thế giới tại Đà Nẵng (JCI Đà Nẵng) vừa tổ chức tại Đà Nẵng với sự tham gia của cộng đồng khởi nghiệp và hàng trăm doanh nghiệp trẻ tại miền Trung.
Tăng trưởng bền vững bằng cách khai thác thị trường ngách

Tăng trưởng bền vững bằng cách khai thác thị trường ngách

Trong một thị trường ngày càng cạnh tranh và bão hòa, việc mở rộng quy mô bằng cách “đánh lớn” không còn là con đường duy nhất dẫn đến thành công. Ngày nay, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đã chứng minh rằng tăng trưởng bền vững có thể đạt được thông qua chiến lược khai thác thị trường ngách – một hướng đi tinh gọn, hiệu quả và đầy tiềm năng.
Doanh nghiệp cần “thắt dây an toàn” ngay từ khi phát hiện khủng hoảng

Doanh nghiệp cần “thắt dây an toàn” ngay từ khi phát hiện khủng hoảng

Khủng hoảng, dù xuất phát từ nội tại hay từ môi trường bên ngoài, đều có thể đẩy doanh nghiệp vào tình thế mất phương hướng, cạn kiệt nguồn lực và đánh mất thị phần. Tuy nhiên, lịch sử kinh doanh cho thấy: nhiều doanh nghiệp không chỉ “sống sót” mà còn tái sinh mạnh mẽ sau khủng hoảng, với điều kiện họ có tư duy đúng và hành động quyết liệt.
Chuyển đổi số cấp tốc: 3 bước doanh nghiệp nhỏ cần thực hiện ngay

Chuyển đổi số cấp tốc: 3 bước doanh nghiệp nhỏ cần thực hiện ngay

Không cần chờ đến khủng hoảng mới thấy chuyển đổi số là con đường sống còn. Nhưng sau đại dịch, biến động thị trường, và sự dịch chuyển hành vi tiêu dùng, “chuyển đổi số” không còn là lựa chọn mang tính chiến lược dài hạn mà trở thành bài toán sống còn trong ngắn hạn, đặc biệt với doanh nghiệp nhỏ.
Quản lý rủi ro tài chính khi lãi suất và chi phí vốn biến động

Quản lý rủi ro tài chính khi lãi suất và chi phí vốn biến động

Biến động lãi suất và chi phí vốn không còn là rủi ro tiềm ẩn, chúng là thực tế mà các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là khối doanh nghiệp vừa và nhỏ, đang phải đối mặt hàng ngày. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất định, các gói hỗ trợ dần thu hẹp và mặt bằng lãi suất có xu hướng điều chỉnh tăng, việc quản trị rủi ro tài chính đang trở thành ưu tiên chiến lược.