Việt Nam sẽ là những điểm sáng trong tương lai của thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương
Thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương phát triển nhanh chóng và vô cùng đa dạng. Các chu kỳ khác nhau đang tạo ra các nhóm rủi ro và cơ hội khác nhau, trong khi sự xuất hiện của các loại hình tài sản mới đang cung cấp cho các nhà đầu tư rất nhiều các lựa chọn và chiến lược kinh doanh mới.
Ông Simon Smith cho rằng: “Việt Nam đang trở thành một điểm sáng với sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và kết cấu dân số trẻ”.
Mặc dù vậy, các loại hình tài sản có thể đầu tư được vẫn còn khá khan hiếm. Các rào cản về hành chính và các biện pháp chống tham nhũng vẫn đang lần lượt làm giảm thanh khoản và trì hoãn tiến độ phát triển. Tuy nhiên về lâu dài, điều này sẽ thiết lập hệ thống quản trị hợp lý và môi trường kinh doanh tốt hơn, mang lại lợi ích cho các nhà đầu tư.
Ông Neil MacGregor - Tổng giám đốc Savills Việt Nam nhận định: “Chúng tôi tiếp tục nhận thấy nguồn cầu lớn ở tất các các mảng thị trường từ các nhà đầu tư trong khu vực do biên độ lợi nhuận hấp dẫn có thể đạt được tại thị trường Việt Nam trong bối cảnh các thị trường khác đang không đạt kì vọng. Trong đó, số lượng các nhà đầu tư ở mảng công nghiệp và logistics tăng mạnh. Đây cũng là mảng thị trường chúng tôi kì vọng sẽ có nhiều hơn các giao dịch thành công trong năm 2020”.
Các mảng thị trường bất động sản truyền thống như văn phòng và nhà ở sẽ tiếp tục ghi nhận nguồn cầu hạn chế, tuy nhiên đối những nhà đầu tư có khả năng tham gia vào thị trường, biên độ lợi nhuận kì vọng sẽ rất hấp dẫn.
Ở cấp độ khu vực, những bất ổn vẫn còn kéo dài trong bối cảnh căng thẳng chính trị giữa các khu vực, các mối quan hệ thương mại của Mỹ và sự chững lại trong tăng trưởng kinh tế. Từ đó mức độ rủi ro đối với một số quốc gia trong khu vực vào năm 2020 dự đoán sẽ ngày càng tăng cao, đặc biệt là các nền kinh tế hướng tới xuất khẩu, vì các nhà đầu tư vẫn có xu hướng đầu tư vào thị trường bất động sản hơn là đối mặt với những rủi ro như vậy.
Trong thời gian tới, việc nới lỏng hơn các điều kiện về tiền tệ sẽ tiếp tục hỗ trợ thị trường bất động sản khi làn gió đầu tư trong và ngoài nước gia tăng. Các nhà đầu tư lớn sẽ tiếp tục tìm kiếm cơ hội trong lĩnh vực văn phòng cho dù có sản lượng thấp, tập trung vào các thành phố lớn trong khu vực.
Sản lượng trên hầu hết các thị trường Châu Á - Thái Bình Dương dường như đã chạm đáy. Do đó, các nhà đầu tư đang tìm kiếm các tài sản có năng suất cao hơn. Các loại tài sản thay thế, như lưu trữ tài sản, trung tâm dữ liệu và nhà ở cao cấp, đang được hưởng lợi.
Về bí quyết đầu tư tại châu Á - Thái Bình Dương năm 2020, ông Simon Smith cho rằng, các nhà đầu tư cần tập trung vào: Yếu tố cốt lõi (là phân khúc văn phòng hạng A, ở các thành phố trọng điểm của Trung Quốc, Singapore, Tokyo, Mumbai và Sydney hay Nhật Bản).
Khu vực vận chuyển gần các trung tâm kinh tế khu vực. Ở Trung Quốc, những hạn chế trong việc sử dụng đất đã thúc đẩy nguồn cung và phát triển các cơ sở lớn hơn cho các thành phố hạng ba và hạng tư, bao gồm Gia Hưng, Côn Sơn và Huệ Châu, là các khu vực lân cận các thành phố hạng nhất và hạng hai.
Các trung tâm hậu cần ngày càng tập trung nhiều tới thị trường bán lẻ, nhất là cho việc vận chuyển trong lĩnh vực tiêu dùng nhanh (FMCG). Tại Việt Nam, các tập đoàn đa quốc gia đang đảm nhận vị trí dài hạn trong bối cảnh tăng trưởng mạnh trong nước.
Đối với yếu tố giá trị gia tăng: Chuyển đổi các mô hình bán lẻ hoạt động kém sang các lựa chọn thay thế ở các thành phố trọng điểm của Trung Quốc, tại các vị trí trung tâm và các khu vực ngoài ngoài trung tâm. Dịch chuyển các văn phòng hạng B tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhằm tránh việc tăng giá thuê và hiệu suất cho thuê thấp.
Theo ông Neil MacGregor: “ Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng với các thương hiệu lớn tại Việt Nam. Cơ hội cho các thương hiệu mạnh xây dựng lòng trung thành thị trường bất động sản nghỉ dưỡng của địa phương, mục tiêu nhắm đến đất nước với 80 triệu khách du khách nội địa (so với 15 triệu khách du khách quốc tế)”.
Còn các lựa chọn thay thế được đề cập gồm: Các trung tâm dữ liệu ở Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản liền kề với các trung tâm kinh tế chủ chốt; Danh mục các dự án căn hộ có sử dụng vốn vay hoặc các văn phòng không hoạt động tại Trung Quốc, được dịch chuyển về phía các khu vực khác như: Quảng Đông, Hong Kong, Ma Cau; Các tài sản liên quan đến các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe để phục vụ tầng lớp trung lưu đang phát triển của Việt Nam.