Việt Nam sẽ sớm sản xuất vắc xin dịch tả lợn châu Phi
Các nhà khoa học trong lĩnh vực thú y của Việt Nam vừa nghiên cứu, sản xuất thành công vắc xin phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP). Ngày 3/6/2022, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chính thức công bố thành tựu này. Vắc xin có tên thương mại NAVET-ASFVAC của Công ty cổ phần thuốc thú y Trung ương Navetco (Công ty Navetco).
![]() |
Ảnh minh họa |
Được biết, bệnh DTLCP là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút gây ra trên lợn, xuất hiện lần đầu tiên tại châu Phi vào năm 1921. Bệnh có đặc điểm lây lan nhanh, gây bệnh ở mọi lứa tuổi và mọi loại lợn, bao gồm cả lợn nuôi các loại và lợn rừng. Bệnh gây tỷ lệ chết cao lên đến 100%. Hơn 100 năm qua kể từ khi bệnh DTLCP được phát hiện, mặc dù có hơn 4.000 công trình nghiên cứu liên quan đến vi rút DTLCP và phát triển vắc xin của các nhà khoa học được công bố tuy nhiên trên thế giới chưa có vắc xin thương mại phòng bệnh DTLCP.
Theo ông Phùng Đức Tiến, sau một thời gian dài tập trung nghiên cứu, đến đầu tháng 11/2019 các nhà khoa học của Hoa Kỳ đã công bố nghiên cứu thành công chủng vi rút DTLCP nhược độc đã được cắt bỏ đoạn gen ASF-G-Delta I177L, đây là tiền đề rất quan trọng cho việc nghiên cứu, sản xuất vắc xin phòng bệnh DTLCP.
Ngay trong tháng 11/2019, Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cử Lãnh đạo Cục Thú y sang Hoa Kỳ dự họp, gặp trực tiếp với các chuyên gia Hoa Kỳ để bàn phối hợp nghiên cứu, sản xuất vắc xin DTLCP.
Từ tháng 7/2020, Bộ chỉ đạo cho phép nhập khẩu chủng giống vi rút DTLCP nhược độc cắt gen dùng để nghiên cứu, sản xuất vắc xin phòng, chống bệnh DTLCP tại Việt Nam.
Ngay sau khi tiếp nhận chủng giống ASFV-G-∆I177L từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ vào tháng 9/2020, Công ty Navetco đã khẩn trương triển khai nghiên cứu, trải qua 5 lần thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, kết quả 100% số lợn tiêm vắc xin được bảo hộ khi công cường độc trong phòng thí nghiệm. Còn trong điều kiện sản xuất đã bảo hộ được trên 80% số lợn được tiêm vắc xin khi công cường độc với chủng vi rút gây bệnh DTLCP tại Việt Nam, độ dài miễn dịch của vắc xin kéo dài 6 tháng sau tiêm phòng.
Ông Phùng Đức Tiến cho rằng, Việt Nam đã chính thức sản xuất được vắc xin thương mại phòng bệnh DTLCP, đáp ứng được các yêu cầu chuyên môn kỹ thuật, bảo đảm vô trùng, an toàn và hiệu lực, độ dài miễn dịch kéo dài 6 tháng, góp phần bảo vệ an toàn cho chăn nuôi, sản xuất lợn thịt.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thành lập các Hội đồng khoa học cấp cơ sở, cấp bộ và tổ chức hàng chục cuộc họp với sự tham dự của nhiều nhà khoa học hàng đầu Việt Nam, nhà quản lý và nhà sản xuất vắc xin thú y để nghiên cứu, đánh giá rất kỹ lưỡng báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học, hồ sơ đăng ký lưu hành vắc xin DTLCP NAVET-ASFVAC của Công ty Navetco. Kết quả nghiên cứu, sản xuất vắc xin NAVET-ASFVAC của Công ty Navetco sau khi được các nhà khoa học độc lập đánh giá rất kỹ lưỡng đã được chấp nhận công bố trên các Tạp chí khoa học uy tín của thế giới và Tạp chí Khoa học thú y của Việt Nam. Ngày 17/5/2022, Viện nghiên cứu Nông nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cũng đã có thư chính thức gửi Cục Thú y Việt Nam xác nhận vắc xin NAVET-ASFVAC đảm bảo an toàn, hiệu lực.
Việc sản xuất, đăng ký lưu hành vắc xin thương mại phòng bệnh DTLCP là sự kiện lịch sử, ghi nhận sự nỗ lực của ngành Thú y, các doanh nghiệp và các nhà khoa học Việt Nam trong việc hội nhập quốc tế sâu rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành chăn nuôi lợn phát triển, bảo đảm nguồn cung thực phẩm cho tiêu dùng trong nước, phục vụ xuất khẩu.
Các tin khác

Agribank đồng hành xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam hiện đại

Quảng Nam nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách trong giai đoạn mới

Gỡ thẻ vàng theo phương châm “5 rõ”

Đà Nẵng: Triển khai nhiệm vụ tín dụng chính sách năm 2025

Người dân đổi đời nhờ ngân hàng

Ninh Thuận nâng cao chất lượng tín dụng chính sách

Xuất khẩu nông sản vào EU: Cơ hội và thách thức từ thị trường khó tính

Kiến tạo sức mạnh nội sinh tiếp sức Lào Cai phát triển

Đồng Nai: Cần hơn 150 ngàn tỷ đồng vốn vay cho các chương trình mục tiêu quốc gia

Nông thôn mới: Không chỉ là đường, trường, trạm...

Giúp người nghèo tự tin phát triển kinh tế

TP. Hồ Chí Minh: Năm 2025 đào tạo nghề cho hơn 4.170 lao động nông thôn

Xuất khẩu thủy sản tăng nhẹ tháng đầu năm

Vốn ngân hàng tiếp sức cho sản phẩm OCOP

Chuyển đổi tư duy là then chốt cho nông nghiệp Việt Nam

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Khu vực 15 triển khai các nhiệm vụ trọng tâm

Phát triển AI, bán dẫn: Cần chuyển đổi tư duy quản lý sang thúc đẩy phát triển

Cán bộ, người lao động, đoàn viên NHTW tích cực tham gia hiến máu tình nguyện

Quyết tâm đưa Thời báo Ngân hàng trở thành cơ quan báo chí hàng đầu trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Ứng dụng AI trong lĩnh vực báo chí, truyền thông
Ngành Ngân hàng đang tổ chức và triển khai giải ngân các gói tín dụng ưu đãi
Khánh Hòa nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội
TP. Hồ Chí Minh: Ngân hàng Nhà nước xếp thứ hạng cao về năng lực cạnh tranh địa phương

Vinhomes ra mắt Vinhomes Wonder City - thành phố của những trải nghiệm thời thượng phía Tây Hà Nội

Ra mắt dịch vụ taxi chất lượng cao - Xanh SM Premium

The Paris - Không gian sống thượng lưu đậm chất nghệ thuật cho gia chủ có gu

Nhà đầu tư đón sóng hạ tầng ở dự án giàu tiềm năng bậc nhất miền Bắc
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Gửi tiết kiệm BIDV, cơ hội trúng vàng miếng

Kiosk y tế thông minh: Thuận tiện cho dân, giảm chi phí cho bệnh viện

“Tiền tự sinh lời” - xu hướng toàn cầu đang được thúc đẩy ở Việt Nam

Thanh toán điện tử góp phần hiện thực hóa đô thị thông minh

Chủ thẻ NAPAS đi metro "xé túi mù" nhận quà tặng bất ngờ

Giảm tải bệnh viện, khám chữa bệnh tiện lợi hơn với Kiosk thông minh HDBank

Thanh toán thông minh: Động lực thúc đẩy giao thông xanh và bền vững
